Chi dự phòng ngân sách

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch ngân sách trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định giai đoạn 2011 – 2015. (Trang 44 - 45)

II. THỰC TRẠNG THU CHI NGÂN SÁCH 1 Về thu ngân sách

2. Về chi ngân sách

2.2.3. Chi dự phòng ngân sách

Đây là khoản chi dùng để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai,hỏa hoạn ; nhiệm vụ quan trọng về an ninh – quốc phòng; nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán trong năm ngân sách. Khoản chi này thường có tỷ trọng nhỏ trong chi ngân sách của huyện. Năm 2006 khoản chi này chỉ có 350 triệu đồng,chiếm 0,27% chi ngân sách, đến năm 2009 có tăng lên là 3.262 triệu đồng chiếm 1,82%. Còn các năm 2007, 2008 không có chi dự phòng trong nội dung chi ngân sách. Qua phân tích các khoản mục chi thường xuyên, chi xây dựng cơ bản ta thấy các khoản chi đó thường vượt mức kế hoạch đề ra rất cao. Điều này cho thấy huyện nên tăng mức chi dự phòng trong những năm tiếp theo để khắc phục tình trạng chi vượt kế hoạch của các khoản chi khác trong nội dung chi ngân sách của huyện.

2.2.4. Chi bổ sung ngân sách xã

Chi bổ sung ngân sách xã là một trong những khoản mục chỉ mang tính chất thường xuyên của chi ngân sách huyện. Xã là một cấp chính quyền địa phương thấp nhất có chức năng tương tự như các cấp chính quyền khác và tất nhiên để đảm bảo được chức năng, nhiệm vụ của nó ngoài ngân sách của chính nó, xã cũng cần nguồn kinh phí để bổ sung cho những hoạt động của nó mà cụ thể ở đây chính là ngân sách nhà nước chi cho xã nhằm thực hiện các mục tiêu của huyện trên địa bàn xã.

Trong thời gian qua tỷ trọng chi ngân sách xã trong chi ngân sách huyện luôn giữ ở mức ổn định nhưng luôn đảm bảo kế hoạch đề ra , nhưng đặc biệt trong năm 2007, khoản chi này chỉ chiếm có 0,9% chi ngân sách huyện, trong khi đó các năm khác chi bổ sung ngân sách xã thường chiếm tới 11%. Năm 2007 khoản chi này thấp hẳn xuống là do trong năm này chi ngân sách cho các khoản mục khác như chi thường xuyên, chi xây dựng cơ bản tăng quá cao dẫn đến làm giảm tỷ trọng của

khoản chi này xuống. Chi bổ sung ngân sách xã giúp hỗ trợ một phần nguồn kinh phí đảm bảo cho hoạt động của xã được tốt hơn, tuy nhiên không vì thế mà cấp xã ỷ lại, trông chờ vào nguồn kinh phí này từ ngân sách huyện mà làm tăng gánh nặng cho huyện trong chi ngân sách nhà nước. Phấn đấu trong thời gian tới chi bổ sung ngân sách xã trên địa bàn huyện trong cơ cấu ngân sách huyện sẽ giảm xuống giúp tăng khả năng “ tự lực cánh sinh” của ngân sách xã.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch ngân sách trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định giai đoạn 2011 – 2015. (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w