Cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch ngân sách trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định giai đoạn 2011 – 2015. (Trang 45 - 47)

II. THỰC TRẠNG THU CHI NGÂN SÁCH 1 Về thu ngân sách

4.Cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng.

Xác định khả năng cân đối thu chi ngân sách nhà nước là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch ngân sách nhà nước. Thông thường những khoản thu dự kiến sẽ không đủ để thực hiện các khoản chi cần thiết, do vậy những khoản chi phải được tính toán sát với những khoản thu. Cân đối ngân sách nhà nước trước hết biểu hiện mối quan hệ tương đương về lượng và sự bằng nhau giữa các con số,nhưng đó chưa phải là cân đối thực sự. Cân đối còn thể hiện ở việc bố trí cơ cấu và quan hệ số lượng giữa các yếu tố cơ cấu ngân sách nhà nước, cân đối ngay trong bản thân các

khoản thu hay khoản chi. Đó chính là sự hợp lý trong các khoản thu, tỷ trọng cân đối giữa các khoản thu và cơ cấu, định mức chi hợp lý.

Cũng giống như sự phát triển của mọi sự vật, cân đối thu chi ngân sách là tương đối chứ không tuyệt đối, luôn ở trạng thái vận động, cân đối và không cân đối chuyển hóa lẫn nhau. Cân đối ngân sách được thể hiện trong suốt quá trình không ngừng phát sinh, giải quyết mâu thuẫn giữa thu và chi, do đó việc ít nhiều có số dư, có thâm hụt đều phải là trong phạm vi cân đối cơ bản, đều là hình thức biểu hiện của cân đối ngân sách.

Bảng 2.9: Tình hình thực hiện cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Thu Chi Chênh lệch

thu - chi Trợ cấp cân đối NSH từ tỉnh 2005 123.245 103.449 + 19.796 - 2006 133.530 129.311 - 38.562 86.406 2007 172.092 169.164 + 928 - 2008 233.748 230.090 + 3.658 - 2009 166.844 179.606 - 12.762 114.655

Nguồn : Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Nghĩa Hưng

Qua bảng trên ta thấy rằng cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn huyện đã được cải thiện, trong những năm 2005, 2007, 2008 đã thặng dư ngân sách. Tuy nhiên số thặng dư trong các năm 2007, 2008 không lớn là do trong những năm đó cả số thực thu và thực chi đều tăng lên. Riêng năm 2005 mức thặng dư cũng khá lớn, điều đó là do số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn toàn huyện tăng lên đáng kể, cụ thể là do năm 2005 diễn ra việc đấu giá quyền sử dụng đất đưa lại một nguồn thu đáng kể cho huyện và đồng thời để lại nguồn kết dư cho ngân sách huyện và xã trong năm 2006. Nhưng trong năm 2006 thì mức thâm hụt ngân sách rất cao chủ yếu là do chi ngân sách vượt quá khả năng thu nội địa. Và để bù đắp cho sự thâm hụt này của huyện thì tỉnh đã tiến hành trợ cấp ngân sách nhằm cân đối ngân sách huyện hàng năm, đó chính là số thu trợ cấp cân đối ngân sách huyện từ số thu bổ sung từ tỉnh cho ngân sách huyện. Mức trợ cấp cân đối ngân sách này thường lớn hơn so với số thâm hụt nhằm khắc phục những vấn đề phát sinh mà chưa giải quyết được t rong năm tài chính. Đặc biệt là năm 2009 mức thâm hụt chỉ là 12.762 triệu đồng nhưng mức trợ cấp lên tới 114.655 triệu đồng.

Trong cơ cấu thu ngân sách cũng đã có sự cân đối, thu bổ sung từ ngân sách tỉnh vẫn chiếm một vai trò hết sức quan trọng và là nguồn thu chủ yếu trong ngân sách nhà nước, chiếm khoảng từ 50 – 60% trong đó tỷ lệ này đạt cao nhất là vào năm 2008 chiếm 61,01%.

Trong chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thì chi thường xuyên chiếm tỷ trọng cao nhất và tỷ lệ này ngày càng tăng, năm 2007 lên tới 86,48%, đây là một vấn đề mà cân đối trong chi ngân sách của huyện phải xem xét lại nhằm giảm tỷ lệ chi thường xuyên để dành ngân sách nhà nước cho chi đầu tư phát triển kinh tế đặc biệt là chi xây dựng cơ bản. Và ngay cả bản thân trong cơ cấu chi thường xuyên thì tỷ lệ chi quản lý Nhà nước, Đảng, Đoàn thể chiếm tỷ lệ cao, nên tăng cường chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và y tế nhằm góp phần giúp cho chi ngân sách huyện thực sự cân đối theo đúng nghĩa của nó.

Tóm lại có thể nói tình hình thực hiện cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng trong những năm qua đã có những tiến bộ đáng mừng, cân đối thu chi ngân sách ngày càng được cải thiện theo đúng nghĩa của nó, tuy nhiên công tác cân đối thu chi vẫn còn tồn tại những bất cập của nó, đòi hỏi trong thời gian tới huyện cần có các biện pháp khắc phục kịp thời.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch ngân sách trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định giai đoạn 2011 – 2015. (Trang 45 - 47)