Cảm hứng lãng mạn

Một phần của tài liệu ĐẶC TRƯNG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT ĐỖ CHU (Trang 29 - 37)

Trong gần ba thập kỷ đầu cầm bút, sáng tác của Đỗ Chu thể hiện rõ chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đa số các sáng tác được viết trước 1975 (qua các tập Hương cỏ mật, Phù sa, Trung

du, Tháng HaiGió qua thung lũng) nổi bật với cảm hứng lãng mạn cách mạng. Đây cũng là

đặc trưng của một thời kỳ văn học chịu sự chi phối của quy luật chiến tranh. Con người sống và hít thở bầu không khí thời đại với những lý tưởng cao đẹp. Người thanh niên ấy đón nhận hiện thực cuộc sống với tâm trạng nhiệt tình sống và cống hiến cộng với sự say mê lý tưởng. Cho nên ông thiên về sự ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, và hiện thực cuộc sống trong chiến tranh.

2.1.1.1 Cảnh sắc nên thơ của quê hương, đất nước

Những trang viết của Đỗ Chu trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ là hình ảnh tươi đẹp của thiên nhiên và cảnh sắc làng quê. Nó là mạch nguồn cảm hứng dồi dào và có khi trở thành nguyên cớ để nhà văn sáng tác truyện. “Bắt tay vào truyện ngắn, có truyện ban

đầu chỉ đến với tác giả bằng một cái tên Hương cỏ mật, Mùa cá bột….Có truyện chỉ bắt đầu từ

một khung cảnh. Như trường hợp truyện Phù sa do “yêu quá một khung cảnh sông nước mà tác giả thấy cần phải viết một cái gì đền đáp”. [11, tr.72]

Cảnh sắc thiên nhiên được Đỗ Chu khắc họa nhiều nhất là hình ảnh gắn liền với sinh hoạt của làng quê như “doi đất bờ đầm”, cánh đồng đất nâu, “ao chuôm”, dòng sông, cơn mưa, lũy tre… mang đậm sắc thái văn hoá của vùng miền. Có khi thiên nhiên được miêu tả trực tiếp như

trong Mùa cá bột. Mùa cá bột là hình ảnh của người dân chài đón vớt cá bột trên sông. Thiên nhiên hiền hòa, gắn bó với con người nên ai đi xa cũng thấy nhớ da diết sông bãi, cảnh bà con chèo thuyền đi vớt cá và hình ảnh thân thuộc của vợ chồng con le le gọi nhau lảnh lót dồn dập. Âm thanh của loài vật ấy tha thiết, quen thuộc đến độ nhân vật Khang nghĩ đó là một điệu dân ca: “Khắp vùng này có điệu dân ca nào tha thiết hơn thế không?” [20, tr.54]

Cũng có khi thiên nhiên được lọc qua hồi ức của nhà văn. Đã không biết bao lần, hình

ảnh dòng sông được gợi nhắc, khi thì trữ tình, lãng mạn đọng lại trong tâm thức của nhân vật với một ấn tượng thật ngọt ngào, khó phai : “Mùa xuân rồi mùa hạ, năm lại năm, anh trở về với con sông Cầu lãng mạn như một câu quan họ” [Đỗ Chu, truyện ngắn tuyển tập, NXB Hội nhà văn, 2003, tr.801], khi hiện lên trong nỗi đau đớn, xót xa khi quê hương bị giặc tàn phá: “từng con sóng đang đập vào bờ, từng đám lau dưới đê đang bị gió đánh lả lướt đều muốn nói với cô một điều gì xót xa lắm”. [18, tr.164]

Thiên nhiên gắn với ký ức của tuổi thơ, trường học, trò chơi con trẻ. Truyện ngắn của Đỗ

một thiên nhiên lọc qua tâm hồn trẻ thơ trong trẻo, hồn nhiên và đầy huyền thoại. Thung lũng chính là cái không gian tuổi thơ thanh bình, yên ả và cũng đầy kỳ thú. “Kỳ thú” vì có một thung lũng cho bọn trẻ mở “chiến dịch Điện Biên”: “Huyền thoại” vì có một thế giới cò như

trong cổ tích. Hương cỏ mật lại là “những kỷ niệm xôn xao” về những năm tháng trẻ thơ chăn trâu ở trái núi Voi, là nỗi nhớ đến cháy lòng mùi cỏ mật dịu ngọt. Bồng chanh đỏ lại là sự đam mê loài bồng chanh sống ở đầm sen của một cậu bé và anh trai. Khao khát của cậu là được tận mắt sờ tay vào những con bồng chanh, được nhìn chúng rời tổ đi kiếm ăn và chăm sóc cho những chú bồng chanh con. Vẻ đẹp của những con bồng chanh khiến hai anh em mê mẩn. Con chim ấy thường đậu trên một cọng sen khô ven đầm. Trông nó thật rực rỡ. Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đều đỏ

hồng như một đốm lửa. Chao ôi, đã bao nhiêu lần anh em tôi đứng trên bờ đầm ngắm nhìn không mỏi mắt bộ cánh rất đẹp của nó.” [18, tr.497- tr.498]

Âm thanh, màu sắc, hương vị của cảnh sắc làng quê luôn tràn ngập trong những trang văn của Đỗ Chu không thể lẫn. Tất cả đều thể hiện một sự quan sát tinh tế và nhạy cảm của một tâm hồn yêu quê hương xứ sở . Đó là những âm thanh ai cũng nghe nhưng không phải ai cũng cảm nhận và mô tả sống động như Đỗ Chu. Đó là tiếng sóng biển, tiếng của vô số các loài chim, tiếng mưa trên mái lá, tiếng dế kêu. Sắc màu trong văn Đỗ Chu cũng thật nhẹ nhàng, thanh thoát. Đó là màu của sự sống, của làng quê như màu xanh của mạ non, màu vàng của nắng, màu lam tím của biển. Đến những hương vị được miêu tả thì cũng thật tinh tế, rất đặc trưng, không dễ gì quên được như thứ nhựa thông say nồng, thứ hương dìu dịu của loài cỏ mật, mùi tanh mặn của muối, mùi lá đay, mùi cay cay của khói cỏ, mùi hương mộc mạc của hoa bưởi, mùi hương ngọc lan, mùi đất nung, mùi bùn mặn….

Thiên nhiên được miêu tả nhưng cũng là để biểu hiện tâm trạng con người. Nói như giáo sư Nguyễn Văn Hạnh, với Đỗ Chu, “miêu tả cũng là hồi tưởng và biểu hiện”. [32, tr.108] Trong tác phẩm của Đỗ Chu, luôn luôn có thứ thiên nhiên tâm trạng. Mỗi khi nhân vật rơi vào những trạng thái cảm xúc nào đó, là thiên nhiên xuất hiện. Tâm trạng con người khiến thiên nhiên như hữu tình hơn, đằm thắm và lắng sâu hơn. Thiên nhiên ở thời bình được nhìn bằng con mắt tươi xanh, thơ mộng, đằm thắm và rất thanh bình. Nó được miêu tả trực tiếp bởi sự hoan hân của một tâm hồn nghệ sĩ. Có khi nó lọc qua ánh mắt trẻ thơ nên thiên nhiên đầy màu sắc như thiên đường (Thung lũng cò, Bồng chanh đỏ, Hương cỏ mật), lọc qua nỗi nhớ da diết của

các nhân vật trữ tình nên là một thứ thiên nhiên ủ men, làm ngây ngất lòng những người xa quê. (Hương cỏ mật) Trong những ngày chiến tranh khốc liệt, thiên nhiên được miêu tả qua tâm hồn những người lính: đó là những thác nước, là con suối trong xanh, là bầu trời, mây trắng, là những cánh rừng với những loài cỏ dại, là cái ráng chiều đẹp kỳ vĩ. (Ráng đỏ, Nhành quế)

Thiên nhiên như một nhân vật trữ tình: “Ngoài ấy là biển. Biển đang thở. Những nhịp thở trầm quyện nồng nàn. Mặt trời đang đỏ lên sưởi ấm tất cả. Tiếng chuông nhà thờ từ trong các làng ngân nga nhè nhẹ. Lãng đứng ngẩn ngơ giữa một vùng trời nước vắng vẻ. Mùi bùn mặn làm anh thấy ngất ngây say.” [17, tr.161]

Nhìn chung, thiên nhiên trong văn Đỗ Chu trữ tình và rất có hồn đặc biệt là giai đoạn trước 1975. Với cái nhìn đời tươi xanh, lãng mạn, hồn nhiên của một chàng thanh niên mang tố

chất nghệ sĩ, dù miêu tả thiên nhiên Kinh Bắc hay các vùng quê khác, Đỗ Chu cũng truyền sự đắm say, yêu mến của mình vào cảnh vật. Hơn nữa, trong một số tác phẩm, thiên nhiên trở

thành nguồn mạch tuôn trào dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Bên cạnh cảm hứng về thiên nhiên, hiện thực cuộc sống cũng được phản ánh qua các tác phẩm của Đỗ Chu.

2.1.1.2 Hiện thực hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Trong sáng tác của Đỗ Chu thời kỳ đầu (những năm 1960), ta bắt gặp không khí đất nước những năm chuyển tiếp từ hòa bình sang chiến tranh phá hoại của Mỹ. Tác phẩm phản ánh đời sống lao động sản xuất, sinh hoạt bình thường của người dân trong các làng quê. Ta bắt gặp những trang văn thật nền nã mô tả nhịp điệu cuộc sống. (Mùa cá bột, Hương cỏ mật, Bồng chanh đỏ) Bên cạnh đó, tác phẩm còn phản ánh không khí háo hức lên đường nhập ngũ, tình nguyện làm thanh niên xung phong hay văn công khi chiến tranh phá hoại của Mỹ khuấy động nhịp sống bình lặng của làng quê. Bỏ lại những nỗi niềm riêng, những tình cảm bé nhỏ, đời thường, thế hệ thanh niên khoác ba lô lên đường theo tiếng gọi của đất nước. (Trung du, Đường qua nhà, Tiếng vang của rừng, Ráng đỏ, Nhành quế…) Hiện thực được Đỗ Chu lý tưởng hóa, thi vị hóa nên dẫu phản ánh chiến tranh vẫn thấy lấp lánh sắc màu lạc quan, tin yêu vào tương lai đất nước và dân tộc. Sự ngợi ca chắp cánh cho những trang văn của Đỗ Chu bay bổng.

Tiếng vang của rừng tái hiện không khí hăm hở sẵn sàng chiến đấu với giặc của thanh niên xung phong và lính cao xạ được điều lên tuyến đường miền Tây lửa đỏ: “Ngày ngày, những tiếng mìn phá đá vang lên, lan từ cánh rừng này sang cánh rừng khác, xa vời, xao động,

nghe như những tiếng thở, sâu và khỏe. […] Đêm đêm từng đoàn xe tải bám đuôi nhau chạy vào mặt trận, chiếc nào cũng phủ bạt, cài đầy lá ngụy trang.” [18, tr. 292]

Âm thanh của rừng trong những ngày chiến tranh lửa đỏ là tiếng bom rơi, đạn nổ, tiếng la ó xé toạt không gian. “Những cánh rừng xa gần như đều bị âm thanh dữ dội của trận đánh lay chuyển.”[18, tr.292] Nhưng còn có một thứ âm thanh khác, đó là tiếng rạo rực của tình yêu, tiếng nói của hạnh phúc. Dẫu cuộc chiến có ác liệt đến mấy thì những người lính vẫn tìm thấy niềm vui. Khu rừng vẫn vang vọng tiếng cười : “Vẫn không ai ngủ được. Ngoài kia, giữa đêm sâu, vang tới một tiếng cười khe khẽ, nghe rúc rích. Đó là những âm thanh mới của rừng.” [18, tr. 324]

Những năm tháng chiến tranh phá hoại mở rộng, trước một hiện thực biến động, quyết liệt, ngòi bút Đỗ Chu vẫn bám sát hiện thực, nhưng “có phần lúng túng” (chữ dùng của Ngô Thảo)[71, tr.45] Nhiều người cho rằng do bút pháp Đỗ Chu chưa đạt đến tầm khái quát hiện thực đời sống rộng lớn. Ông đề cập khá nhiều về những trận đánh lớn, các con đường mặt trận, những người ở tuyến trước.Tuy nhiên, ta không thấy cái hào hùng, bão táp của chiến tranh như

trong sáng tác của Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Thi, Nguyễn Minh Châu, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng… Nói đúng hơn, ông chỉđề cập đến chứ không tái hiện sinh động và chân thật như

chính đòi hỏi của bút pháp hiện thực. Đúng như Ngô Thảo nhận xét, “mọi thứ đây hình như

vẫn có cái gì ngẫu nhiên, cá biệt”. [71, tr.45] Bởi vì ở giai đoạn đầu sáng tác, con người lý tưởng hóa cuộc sống như Đỗ Chu vẫn còn say sưa với niềm hân hoan trước những thắng lợi của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đất nước. Đột ngột chạm ngõ với một hiện thực khốc liệt, ngòi bút của tác giả vẫn theo quán tính cũ. Tác phẩm của ông nghiêng về phản ánh vẻ đẹp của con người, cuộc sống hơn là khắc họa sự khốc liệt, tàn bạo của chiến tranh. Điều đó lý giải tại sao tác phẩm của Đỗ Chu rất hiếm tái hiện trực tiếp những trận đánh lớn, những cảnh tàn khốc của chiến tranh. Ông chỉ phác họa

không khí háo hức của đoàn quân ra trận hay không khí hào hùng của một dân tộc sắp bước vào trận đánh với cảm hứng ngợi ca. Đó là không khí của thời đại cách mạng – một hình ảnh đẹp của bức tranh kháng chiến.

Hiện thực được nhà văn lĩnh hội, và biểu hiện là cái hiện thực tâm tư, tình cảm con người lọc qua tâm hồn của người nghệ sĩ. Tác phẩm của Đỗ Chu chủ yếu ngợi ca đời sống tinh thần của con người trong chiến tranh, khám phá vẻ đẹp tâm hồn của thế hệ trẻ. Nhành Quế tái hiện không khí làm việc của một tiểu đoàn công binh đang nhận nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa

bằng đường thủy vào mùa mưa. Họ dũng cảm phá đá thông dòng suối mở đường. Dẫu đói rét, cơ cực, có cả những mất mát hy sinh song niềm vui của họ là sau những ngày làm việc vất vả được xem đội văn công binh trạm biểu diễn. “Lam lũ cơ hàn thế nhưng vẫn không bao giờ chịu

để tắt mất nụ cười, kẻ thù muốn dồn chúng ta vào cảnh mông muội, nhưng chúng ta sẽ chiến thắng chúng bằng chính nụ cười đó cho mà xem.” [18, tr.592]

Hiện thực kháng chiến còn là nỗi mong ngóng, tình yêu thương của người hậu phương dành cho người thân của mình. Tâm sự người ở lại viết về hai người phụ nữ đều mong ngóng một chàng trai ra trận. Một người mẹ mong ngóng con và một người con gái mong ngóng người yêu. Những lá thư gửi ra mặt trận gói trận niềm thương, nỗi nhớ và hy vọng của họ vào ngày mai sum họp, chàng trai sẽ“về với cái ngõ nhỏ này, thành phố này.”[15, tr. 67]

Truyện ngắn Trong tầm súng là hình ảnh thu nhỏđời sống kháng chiến thông qua một gia

đình cụ thể. Cuộc đời bà Doan là một chuỗi dài những tháng ngày chờ đợi vì những cuộc tiễn

đưa chồng và con ra mặt trận. Đỗ Chu đã viết về nhiều cuộc chia ly và dường như trong mỗi cuộc chia ly ấy ông đều khắc họa được nỗi niềm, tâm sự của kẻ ở người đi. Ông truyền tải được không khí của một thời qua những “cuộc chia ly màu đỏ”ấy.

Chiến tranh hiện diện trong đời sống của mỗi con người, len vào tận ngóc ngách tâm hồn. Mỗi gia đình đều có những nỗi niềm riêng: nỗi đau chia lìa và mất mát người thân, nỗi mong chờ người thân ra đi trở về, hay những mảnh đời côi cút vì người yêu, người chồng, người cha vĩnh viễn nằm lại ở chiến trường. Sống với hiện thực ấy, con người cũng tìm thấy niềm vui, nỗi buồn riêng. Như ông cụ Tư Gấc, người đã có đứa con trai hy sinh ngoài mặt trận đã từng đúc kết một điều: “Những ngày chiến tranh, niềm vui, hạnh phúc thường kéo đến đường đột rồi bỏ đi cũng đường đột như khi nó tìm đến người ta.” [20, tr.48]

Nhìn chung, tác phẩm của Đỗ Chu đề cập đến mất mát, hy sinh trong chiến tranh nhưng không đi sâu khắc họa nỗi đau thương mất mát. Chính điều đó là động cơ tạo nên sức mạnh cho cuộc chiến đấu đang ở phía trước. Các nhân vật của ông lặng lẽ trườn qua nỗi đau riêng để

hướng đến cuộc sống chung, rộng lớn của cách mạng, hướng đến tương lai tươi sáng của dân tộc. Đây chính là một biểu hiện của chất lãng mạng cách mạng trong tác phẩm của Đỗ Chu. Dưới con mắt lý tưởng hóa hiện thực, nhân vật Đỗ Chu hiện lên không chỉ với những phẩm chất tốt đẹp mà còn với cả một thế giới tâm hồn phong phú.

Văn xuôi giai đoạn 1945 - 1975 lấy đích quy chiếu là lịch sử. Con người được đặt trong các biến cố lịch sử và là phương tiện để soi sáng lịch sử. Văn học giai đoạn này phản ánh con người của tập thể, của cộng đồng. Ở đó họ luôn được khoác bộ áo xã hội, đẹp đến mức hoàn hảo, thánh thiện. Cảm hứng ngợi ca con người trở thành cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của các nhà văn nói chung và Đỗ Chu nói riêng. Chính nguồn cảm hứng này cũng chi phối hệ đề tài của ông. Hầu hết các tác phẩm trong giai đoạn trước 1975 của ông đều viết về thế hệ trẻ, những người lính, thanh niên xung phong, văn công….với những phẩm chất tốt đẹp.

Thời đại mà Đỗ Chu đang sống là thời đại “ra ngõ gặp anh hùng”. Đó là lý do ta bắt gặp trong sáng tác của Đỗ Chu những đặc tính của người anh hùng. Hình tượng nhân vật trung tâm trong sáng tác của ông là thế hệ trẻ tuổi, với khát khao và hoài bão cháy bỏng, những con người mang trong mình lý tưởng sống cao đẹp như người thanh niên trong Đường qua nhà, Nghĩa trong Một người lính trở về, Trọng trong Tâm sự người ở lại, Hàm – người lính lái xe và

Một phần của tài liệu ĐẶC TRƯNG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT ĐỖ CHU (Trang 29 - 37)