Cảm hứng về quê hương, đất nước

Một phần của tài liệu ĐẶC TRƯNG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT ĐỖ CHU (Trang 68 - 75)

Trong Miền sáng tạo của mỗi nhà văn, Đỗ Chu tâm đắc với lời độc thoại cũng là lời tâm sự, nhắn nhủ của Nguyễn Minh Châu: “Mỗi thằng nhà văn phải có một miền quê của mình. Nơi

ấy chưa chắc đã là quê cha đất tổ, cũng chả phải là chỗ nó đã sinh ra. Nhưng trong đời nó, nơi

ấy không bao giờ quên nổi, nơi ấy ngày đêm cứ trăn trở cựa quậy trong lòng. Đấy là thánh địa mà nó gửi gắm hồn mình.” [19, tr.145] Không phải ngẫu nhiên mà Đỗ Chu lại viện dẫn lời

Nguyễn Minh Châu. Vì với ông, quê hương, xứ sở luôn là một nguồn mạch bất tận để ông nghĩ, trăn trở về nó và cũng là nguồn mạch sáng tạo. Nhà văn dành nhiều trang viết về vùng quê Kinh Bắc thơ mộng, trữ tình, giàu truyền thống văn hóa. Ngoài ra thấp thoáng trong tùy bút của ông còn là hành trình của người con đất Việt tìm về với những vùng đất đã ghi dấu ấn trong cuộc

đấu tranh giữ nước. Hành trình tìm về những vùng đất thân yêu cũng là hành trình trở về với cội nguồn lịch sử, văn hóa. Nơi ấy Đỗ Chu đã phát hiện ra sự hòa quyện giữa đất và người, tạo nên hồn cốt của quê hương, xứ sở.

3.1.1.1Vùng quê Kinh Bắc

Quê hương Kinh Bắc được nhắc tới trong tùy bút Đỗ Chu là vùng đất từ phủ Thuận Thành xuống Gia Bình, qua Liễu Ngạn đến phủ Từ Sơn…Đó là miền quê có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử như chùa Bút Tháp, chùa Dâu, đền thờ Sĩ Nhiếp Nam giao học tổ,

đền thờ tướng quân Cao Lỗ và dòng sông Đuống đã đi vào thơ Hoàng Cầm….Đó là miền đất phong cảnh hữu tình, đồi núi, sông nước hài hòa, “dốc thoai thoải, thảng hoặc mới có một vài quả núi nhô lên chơ vơ…mùa nước sóng đánh ì oạp, thuyền câu trôi nổi….Đàn trâu bò dưới ấy ngụp lặn cũng giỏi như người dưới ấy, mỗi lần chúng ngoi lên là đã thấy có ngoạm một nắm cỏ

nước chảy tong tỏng. Trẻ con lên năm lên bảy, cởi truồng nhao xuống nước một loáng, lúc nhô lên đã thấy hai tay hai con cá”. [21, tr.207] Đó cũng là vùng đất có lịch sử văn hóa lâu đời. Mảnh đất đã sản sinh ra các danh nhân văn hóa như Nguyễn Trãi, các văn nghệ sĩ tài danh như

Nguyễn Khải, Hoàng Cầm, Nguyễn Huy Tưởng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Địch Dũng, Kim Lân, Nguyên Hồng….các nhà trí thức tài giỏi, một đời thầm lặng cống hiến như Trần Đức Thảo, Ngô Ngọc Quản, ĐỗĐình Chất…

Trong ký ức của ông, những hình ảnh thơ mộng như tranh và phong vị thân thuộc làng quê mãi xôn xao, ngân rung như tiếng đàn: “Tôi những lúc ấy thường im lặng, óc tôi xôn xao lên bao hình ảnh, những ngôi sao đêm lạnh lùng, những con cá rô lấp lánh quẫy, mùi thóc nếp và mùi hoa sen, tiếng chân chú cào cào đạp lách tách trên cỏ, những đám mây đen trên nền trời và người chị gái vùng vẫy trong lòng sông đầy sao.” [21, tr.286]

Bằng tình yêu và sự cảm nhận tinh tế, ông đã tái hiện cuộc sống làng quê bằng những nét rất đặc trưng và sinh động : “Sớm ra có nắng là nức mùi hoa men, chiều xuống mặt trời lặn là có mùi cây cơm nếp. Trong bóng đêm choàng phủ mênh mông, khắp đường làng ngõ xóm, mùi cơm nếp dâng lên ngào ngạt. Đám con gái thầm thì đấy là ma thổi xôi, tới những chỗ khuất nẻo

chúng rùng mình đùn đẩy nhau không dám đi, rồi chúng ù té chạy….Chạy chán thì dừng lại, ôm lấy nhau vừa cười vừa thở….Và ngực chúng, tóc chúng cũng đang có mùi xôi nếp.” [21, tr.258]

Ở đó thấp thoáng bóng hình người thân, kỷ niệm ấu thơ vừa ấm áp vừa thơ mộng khiến những cảm xúc “gửi vào trang sách có sức ngân nga mãi mãi cùng thời gian”. [21, tr.286] Hình ảnh cô bé dịu dàng với tình yêu từ thưở lên năm lên mười đã ghi dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn nhà văn. Tình yêu ấy đi liền với ước mơ rất giản dị, bình thường: “suốt đời…được giữ

một chân theo em ra đồng bốc phân trâu bón vào những gốc bầu gốc mướp”. [19, tr.91] Tình yêu trẻ thơ ấy cùng những “kỷ niệm lào phào, rất vụn vặt” lại “hóa vô giá, không thể để mất”

đã trở thành động lực sáng tạo suốt cả cuộc đời sáng tác văn chương của ông.

Ấn tượng nhất là chất giọng quê nhà. Đỗ Chu miêu tả tiếng làng quê mình “không trộn vào đâu được, nghe nặng lắm mà nói to lắm.” [21, tr.274] Những người dân Kinh Bắc thì tính tình “đon đả mau mắn…những nụ cười đôn hậu, những cách khu xử mặn mà vừa phải mà tin cậy mà vững vàng, có lề có thói…không dễ gì sa vào những cạm bẫy của ham hố tham lam, của quàng xiên viển vông và rối loạn.” [21, tr.265] Đấy là bản chất tốt đẹp của người dân quê, là cốt cách của xứ sở Kinh Bắc.

Cũng không có miền đất nào lại sở hữu một dòng âm nhạc dân gian trữ tình đặc sắc như

vùng đất Kinh Bắc. Đỗ Chu am hiểu sâu sắc về dân ca quan họ : “Mỗi lần ngồi vào chiếc chiếu nghe canh quan họ là y như rằng lại thêm một lần được dẫn dắt vào mê cung của những tình cảm vừa lịch lãm vừa đằm thắm. Những khúc thức nhặt khoan vững chãi, những giai điệu vương giả bay lượn. Kìa những lời thở than mới bùi ngùi làm sao, chất phác làm sao. Đời sống một vùng đất vùng người mặn mà hiện ra với bao lớp lang tầng vỉa, ta chìm vào đấy để bắt gặp khuôn mặt tinh thần quê nhà.” [21, tr. 301] Cũng từ câu hát ấy mà tác giả nhận ra cái tình của muôn đời, cái “sức sống phồn thực của dân tộc được cất giấu trong những luyến láy ý a…”.[21, tr. 301] Con người trưởng thành từ những làn điệu dân ca dìu dặt ấy. Cuộc sống trên quê hương quan họ diễn ra mới vui vẻ, đáng yêu làm sao: “Bóng người đi lại từng nhóm, từng tốp, xiêm áo mớ năm mớ bảy như sắp có hội đâu đây”. [21, tr.300] Làng quê cũng trở nên vĩnh hằng từ những nét đẹp văn hóa vững bền ấy.

Với tình yêu thương sâu nặng của người con Kinh Bắc, với sự nhạy cảm và tài hoa của người nghệ sĩ, Đỗ Chu đã ca ngợi vẻ đẹp của làng quê, các giá trị truyền thống văn hóa và cốt cách của những người dân quê. Nó là một phần máu thịt, thấm sâu trong những trang văn và

tuôn chảy ngọt ngào trong lòng người đọc như dòng suối mát lành. Đó là “thánh địa” thiêng liêng, mãi mãi trong trẻo, thuần khiết khiến ông không sao quên được: “Lớn lên, tôi đã có dịp

đi nhiều nơi, gặp nhiều cảnh ngộ, những trang viết dày lên với không biết bao nhiêu chuyện

đời, nhưng thỉnh thoảng hình bóng cái làng quê kia vẫn bất ngờ hiện ra trong các trang văn như thể chợt gặp lại một câu hát ngoài đồng vắng.” [19, tr 323]

3.1.1.2Những nẻo đường đất nước thương yêu

Bên cạnh một Kinh Bắc thơ mộng, hữu tình, giàu truyền thống văn hóa, những trang tùy bút của Đỗ Chu còn ngợi ca những vùng đất trù phú và giàu tiềm năng như vùng đất Tây Nguyên, vùng đất Điện Biên, vùng đất Quảng Nam, Quảng Trị….Mỗi vùng đất hiện lên trong tùy bút của ông với những đặc trưng riêng không thể lẫn.

Trong tùy bút Ông già ngồi dịch Đăm Săn, Đỗ Chu đã đã thâu tóm hết đặc trưng, tinh thần của một vùng đất bằng những câu từ thật hay thật chuẩn xác: “Tây Nguyên không phải là vùng đất mới, rất cổ sơ và nguyên sinh, từ trong lịch sử của nó đã mang sẵn tố chất bi hùng và mẫn tiệp.” [19, tr.47]

Thiên nhiên nơi đây “cổ sơ và nguyên sinh” qua khung cảnh núi thác hùng vĩ: “Trên dãy núi xa kia có một khu rừng bằng phẳng, từ những thảm rêu dày đâm lên hàng ngàn những cây trăm tuổi nhưng cây nào cũng chỉ ngập ngang vai người…Bá hương, thông ngàn, cẩm lai, táu mật….đủ cả”. [19, tr.40] Khung cảnh thác khói Drai Sák càng kỳ vĩ hơn với “dòng nước từ

trong núi ào ào đổ xuống chia thành nhiều nhánh tràn ra phủ kín vách đá…nước sôi sục, nước len lỏi tỏa thành trăm ngả như trăm con rồng vật mình uốn lượn và tung bọt trắng xóa”. [19, tr.41] Hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ cùng âm thanh thác đổ, nghe như một bản giao hưởng lớn vang động, gợi lên trong lòng người khúc tráng ca của rừng núi, một “tinh thần Việt” mãi vẹn nguyên và vĩnh hằng.

Đến với Buôn Mê Thuột, nhà văn ngất ngây trước sự bao la, bát ngát của rừng núi, sông suối, ruộng đồng. Cánh đồng Krông Pông bát ngát ở giữa lưu vực hai dòng sông Krông Nô và Krông Ana được ví như mâm xôi của Giàng ban phát cho con người, cùng với cánh đồng Yasúp và Ecao là khu vực hồ Lắc nhiều tôm cá….Nhìn từ trên cao “thấy những vạt đất mênh mông, rừng mênh mông, cỏ mênh mông, vài mươi chú bò sữa nhởn nhơ trong nắng vàng nhạt thanh bình’. [19, tr.33]

Tây Nguyên “mẫn tiệp” chất chứa một kho tàng văn hóa dân gian phong phú. Nơi đây,

“qua những dòng sử thi truyền từ đời này sang đời khác người ta tìm thấy những phẩm chất hết sức thuần phác của một vùng người vùng đất, của một vùng lịch sử đã được hình thành với đầy

đủ sức mạnh để đi tới, bất chấp mọi thử thách.” [19, tr.43] Không chỉ có những bản khan nổi tiếng, những điệu cồng chiêng mang âm hưởng núi rừng, những điệu nhảy đậm chất hoang dã….mà còn có bao nhiêu chuyện xưa đầy ý nghĩa, làm nên những huyền thoại về con người Tây Nguyên.

Tây Nguyên huyền bí sản sinh ra những con người mộc mạc nhưng giàu lòng nhân ái như

ông Y Bí Alêô, Y Blốc Eban. Nơi ấy có những người con mang trong mình giá trị tinh thần của xứ sở như cụ Điểu Câu, cụ giáo Thấu. Các cụ là “đại biểu của văn hóa Tây Nguyên, là một thực thể văn hóa sống động, là bộ bách khoa toàn thư, là cuốn từ điển của nhiều ngôn ngữ, là người có đôi tai thần, cái lưỡi khôn ngoan và một trí tuệ hiếm thấy.” Con người cũng mang nhiều bí

ẩn như chính vùng đất vậy. Cụ Điểu Câu và cụ giáo Thấu “mang nhiều bí ẩn mà kẻ hậu sinh rất khó lường, sự hấp dẫn của họ còn là ở đó.” [19, tr.49] Nói đến Tây Nguyên là nói đến vẻ đẹp của các cô gái mang đặc trưng vẻ hoang sơ, kỳ bí của núi rừng: “Các cô gái Tây Nguyên nhìn chung rất nhiều cô đẹp, nét đẹp của thần Siva, mê hoặc và bùng nổ say đắm, một vị thần mang sức mạnh hủy diệt và sáng tạo.” [19, tr.54]

Đỗ Chu viết về mảnh đất Miền Trung nắng gió khắc nghiệt nhưng cũng đầy oai hùng. Tùy bút Cát nóng viết về vùng đất Quảng Nam, Đà Nẵng cơ cực, nhọc nhằn – nơi mà sự sống khó len lỏi vào từng thớ đất: “Ở đây, một ngọn cỏ, một con giun đều khó sống, nhánh khoai nhành lúa vươn lên càng lắm nhọc nhằn”. [19, tr.58] Trong tùy bút của Đỗ Chu, cát hiện lên thật sinh động, giàu biểu tượng nghệ thuật. Cát đã lặng lẽ che chở, cưu mang con người vượt qua mưa bom bão đạn trong chiến tranh: “làm hầm dưới cát là rất mát, chỉ một cơn gió đủ xóa

đi mọi dấu vết bên trên nóc hầm”. Cát bền bỉ và bất diệt “Mặc cho bom đạn tha hồ cày xới, cát vẫn cứ trơ ra, cát không bao giờ chết, nó chỉ biết nóng lên và nguội đi…Đã nhiều phen máu người loang đỏ trên cát, thấm vào lòng cát”.[19, tr.59] Con người gắn bó đời đời với cát : “cất nhà dựng cửa, yêu thương nhau trên cát, khi nhắm mắt lại vùi nhau vào cát, mọi kỷ niệm vui buồn đều có cát tham dự.” [19, tr.59] Cát đã trở thành một biểu tượng nghệ thuật: “Miền Trung là một bản giao hưởng cát. Quảng Nam – Đà Nẵng là một chương trầm hùng của bản giao hưởng đó”. [19, tr.59]

Đỗ Chu cho thấy sợi dây liên hệ mật thiết giữa con người và vùng đất. Vùng đất miền Trung khô cằn, khắc nghiệt nên con người nơi đây không thể mềm yếu. Họ hiện lên với tinh thần bất khuất, đức hy sinh, chịu đựng. Trong những năm chống Mỹ cứu nước đã có “ba ngàn bà mẹ được phong Mẹ Việt Nam anh hùng lần đầu và hai ngàn bà được phong lần sau”. [19, tr.59] Những con số có sức lay động này lại cho thấy một thực tế đau lòng là có vài vạn người cha anh hùng và vài mươi vạn người con anh hùng đã hy sinh cho Tổ quốc. Trong cuộc sống

đời thường, con người ởđây cũng cứng cỏi và vững chãi. Họ phải vươn lên, sống lạc quan bằng tất cả những nỗ lực và nhiệt huyết của mình. Anh Lân, anh Được, anh Phúc, anh Quỳ, anh Lan, anh Huynh….cùng bao đồng chí khác đang dốc sức lực và trí tuệ để dần biến vùng đất khó khăn thành một vùng nước non kỳ vĩ, không chỉ có những cồn cát khô cằn và nóng bỏng. Đỗ Chu phát hiện ra cái đặc tính của người xứ Quảng : hay cãi, trung thực tới mức có lúc thành ương ngạnh nhưng rất quý khách quý người. Ông còn nhìn thấy những tiềm năng của Miền Trung từ

bán đảo Sơn Trà, từ sông Hàn, sông Thu Bồn, “có dâu xanh bạt ngàn, có điệu hò xứ Quảng, có sóng biển bạc đầu.” [19, tr.73] Một ngày không xa vùng đất này sẽ có nhiều đổi thay, nhiều mở

mang và những cồn cát dâng lóa mắt kia không còn đáng sợ nữa.

Vùng đất Điện Biên hiện lên thật hào hùng trong tâm trí những văn nghệ sĩ. Với các nhạc sĩ như Hoàng Vân, Đỗ Nhuận, Huy Du : “Chưa bao giờ Điện Biên nằm ở phía sau, chưa bao giờ Điện Biên là quá khứ.” Điện Biên là nguồn cảm hứng thơ ca bất tận vì “nhờ có hào khí

Điện Biên mà âm nhạc và nghệ thuật lớn lên nhiều lắm”. [19, tr.93]

Điện Biên hiện lên với một vẻ đẹp thật lãng mạn của tâm hồn nghệ sĩ. Huy Du đã từng nhận xét: “Không có mây ở đâu đẹp bằng mây trên trời Điện Biên” : “Trời Điện Biên mây trắng. Gió lưng đèo chiến thắng.”Đỗ Chu cũng phải thốt lên : “Cái vùng đất ấy mới bao la làm sao, gợi nhớ làm sao”. Nó mang tầm vóc lịch sử, thời đại : “Cái tinh thần Điện Biên phải được hiểu rộng hơn là một trận đánh, một chiến dịch. Tầm vóc của nó vượt ra khỏi khuôn khổ đó rất nhiều, ý nghĩa của nó lớn lao hơn thế rất nhiều, sức vang vọng, sức thúc đẩy, sức chuyển động của nó là rất mạnh mẽ và rất xa. Tài tình, thần tình là Điện Biên.” [19, tr.94] Điện Biên của quá khứ hào hùng là vậy, Điện Biên của hôm nay cũng là một niềm tự hào của Tổ quốc. Từ một vùng đất còn rất tạm bợ ngổn ngang trong chiến tranh, con người nơi đây đã vượt lên từng bước, cựa mình đứng dậy biến nơi đây thành một sân cảng ngang tầm khu vực. [Tản mạn trước

đèn, tr.107] Đứng từ mảnh đất Điện Biên, Đỗ Chu ôn lại quá khứ, nhìn nhận những khó khăn trong hiện tại ở nơi đây và hy vọng vào một tương lai tươi sáng.

3.1.1.3Hình tượng đất nước Việt Nam

Xuyên suốt và nổi bật trong tùy bút Đỗ Chu là hình ảnh đất nước Việt Nam với những trang sử hào hùng của cha ông. Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông

đã có những cảm xúc nồng nàn và những suy tư sâu sắc về đất nước qua tập tùy bút Những chân trời của các anh. Đất nước hiển hiện qua khí thế và cốt cách hiên ngang của người chiến sĩ : “một cốt cách bền vững, một tầm vóc hiên ngang, đầy nhân cách, hết thảy đều đã tỏa sáng trên khuôn mặt ấy. Và đó cũng chính là khuôn mặt của đất nước.” [14, tr.35] Cũng từ cảm xúc

ấy, nhà văn nhận thức : “Đất nước bắt đầu được tạo dựng từ thứ lửa diệu kỳ….những trang sử

huy hoàng cũng bắt đầu từ đấy mà có, từ ngàn năm trước, ngọn lửa ấy đã được lòng yêu nước của nhân dân thắp lên và không ngừng hun đúc.” [14, tr.35]

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, đất nước là một ngọn lửa sục sôi thiêu rụi kẻ

thù. Lấp lánh trong những trang tùy bút của Đỗ Chu là hình tượng ngọn lửa, ngọn lửa tình yêu

Một phần của tài liệu ĐẶC TRƯNG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT ĐỖ CHU (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)