CON ĐƯỜNG HOẠN LỘ VỚI NHỮNG NỖI NIỀM RIÊNG
3.2. SỐ PHẬN NHỮNG BẬC HIỀN TÀI, BẠC MỆNH 1 Những bậc hiền tà
3.2.1. Những bậc hiền tài
Bên cạnh những bài thơ viết về số phận những con người nghèo khổ nhà thơ bắt gặp trên bước
đường hoạn lộ, vị quan Nguyễn Du còn có một số lượng lớn thi phẩm viết về các nhân vật lịch sử
Trung Quốc – những người hiền tài phải chịu những nỗi oan khuất trong cuộc đời và những con người tài hoa bạc mệnh.
Nếu trong quãng đời gió bụi, ta thấy Nguyễn Du ôm mối u sầu vì những bi kịch của bản thân: công danh dang dở, hùng tâm tráng chí không thành, con đường tương lai mờ mịt thì trên con đường hoạn lộ, mối quan tâm của ông rộng lớn hơn nhiều. Trên con đường hoạn lộ, đặc biệt trong thời gian
được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc, Nguyễn Du có cơ hội đi nhiều, thấy nhiều đồng thời được sống lại với nền văn hóa vốn đã thấm sâu trong tâm hồn, đi qua những địa danh nổi tiếng, gặp lại những nhân vật lừng danh mà ông hằng ngưỡng mộ qua sách vở. Và mỗi cảnh đời, mỗi số phận, mỗi cuộc hội ngộđược ghi dấu ấn bằng một bài thơ.
In dấu ấn trong trang thơ Nguyễn Du là hình bóng của bao danh nhân tài tử. Có bóng dáng uy nghiêm của các bậc thánh nhân nhưĐế Nghiêu, Mạnh Tử, Phật Vô Lượng, lại cũng có bóng dáng nhỏ
bé của một người mót lúa, người kéo xe. Có bóng dáng của những nhà thơ nổi tiếng như Lí Bạch, Âu Dương Văn Trung, lại có bóng dáng của người tráng sĩ, của các bậc trung thần thà chết để giữ trọn cương thường: Kinh Kha, Văn Thiên Tường, Kê Thiệu, Dự Nhượng, Tỷ Can, Bùi Tấn Công. Có những bậc đại thần làm nên sự nghiệp lớn như Lạn Tương Như, Quản Trọng, Liễu Hạ Huệ và cả những người sớm rời bỏ “con đường mây xanh” để giữ trọn khí tiết như hai ông họ Sơ. Không chỉ có những trang nam tử, những đấng trượng phu, trong khu vườn danh nhân của Nguyễn Du nổi lên sừng sững bức tượng đài về những người phụ nữ thủy chung, tiết liệt: vợ vua Ngu Thuấn,ba người phụ nữ họ Lưu. Có thể nói, đó là cả một khu đài tưởng niệm trang nghiêm mà ở trước mỗi bức tượng đài, Nguyễn Du đều
đốt lên một nén tâm hương đầy thành kính.
Đi qua đền thờ vua Nghiêu, Nguyễn Du hết lời ca ngợi:
Thái hư nhất điểm đại quan chi, Thiên địa vô công vạn vật ty
(Đế Nghiêu miếu)
(Một điểm trong thái hư xem ra rất lớn,
Như trời đất không mất công sức gì mà muôn vật được trông nhờ.)
Vua Nghiêu, vua Thuấn là biểu tượng của các đấng minh quân theo quan niệm của chếđộ phong kiến. Nguyễn Du ca ngợi Đế Nghiêu là ông vua thánh, như trời đất không cần làm gì mà muôn dân vẫn
được nhờ. Uy danh ấy, công đức ấy nghìn thuở sẽ vững bền sánh ngang ngọn Cửu Nghi. Ca ngợi công
đức của một vị vua thời cổđại mà ở cuối bài thơ, thi nhân lại đặt ra câu hỏi lớn cho người hôm nay:
Tằng hướng Hứa Do nhượng thiên hạ, Thánh nhân danh thực hữu thùy tri?
(Đế Nghiêu miếu)
(Từng muốn nhường ngôi báu cho Hứa Do,
Cái danh và cái thực của bậc thánh nhân, ai kẻ biết?)
Thơ viết vềđề tài lịch sử của Nguyễn Du khác thơ vịnh sử thông thường, là ở những câu hỏi lớn như vậy. Không chỉ đơn giản là viết lại một điển tích, ca tụng một bậc thánh nhân mà bao giờ ẩn sau những câu chữ cũng là mối băn khoăn, trăn trở không yên về thời thế, về nhân sinh. Nhà thơ hỏi ai và ai sẽ là người trả lời? Có lẽđó là câu hỏi dành cho mỗi người tự vấn, cũng là câu hỏi dành cho cả thời
đại tự vấn. Trung Hoa hay Việt Nam, đường đi ở đâu cũng có lắm đoạn gập ghềnh hiểm trở như nhau mà thôi. Đem cái lẽvô vi nhi trị của bậc thánh nhân xưa mà so với chính sách cai trị chuyên chếđến hà khắc của triều Gia Long bấy giờ, ta mới hiểu vì sao câu hỏi ở cuối bài thơ dường như bâng quơ mà nghe thiết tha, đau đớn đến vậy.
Những câu nghi vấn như thế xuất hiện không ít trong thơ Nguyễn Du. Thơ chữ Hán của ông, hình thức gói gọn trong khuôn khổ một bài Đường luật nhưng nội dung của nó vượt ra xa cái khuôn khổấy.
Có thể gọi là bình cũ rượu mới vậy. Không còn hơi thơ lâng lâng men say có thểđưa con người lên tận trời xanh, không còn hương đắm say của con người giao hòa với phong, hoa, tuyết, nguyệt, cũng không còn dư vị thanh tao thoát tục của con người thanh nhàn đã vững chãi trong lòng lẽ xoay vần của tạo hoá. Thời thế bây giờđã khác. Xã hội đảo điên tựa hồ muốn hất tung con người ra khỏi guồng quay của nó. Mọi giá trị, chuẩn mực đạo đức cũng lung lay đến tận gốc rễ. Vì thế trong thơ Nguyễn Du ít vị ngọt ngào mà nhiều men cay đắng, cay đắng đến xót lòng. Hình tượng thơ cũng không đơn giản, một chiều mà luôn được đặt trong sự suy ngẫm, đối sánh:
Thiên thu bi kiệt hiển tam liệt,
Vạn cổ cương thường thuộc nhất môn.
Địa hạ tương khan vô quý sắc, Giang biên hà xứđiếu trinh hồn? Thanh thời đa thiểu tu như kích, Thuyết hiếu đàm trung các tự tôn.
(Tam liệt miếu)
(Bia kệ ngàn năm làm rạng danh ba người đàn bà tiết liệt Cương thường một thuở thuộc về một nhà.
Dưới đất nhìn nhau, không chút hổ thẹn trên nét mặt Trên bến sông này đâu là nơi viếng hồn trinh? Thời bình biết bao kẻ râu vểnh lên như ngọn kích, Nói hiếu, bàn trung, ai cũng tự suy tôn mình.)
“Tam liệt miếu” là miếu thờ ba người đàn bà tiết liệt họ Lưu. Khoảng niên hiệu Chính Đức nhà Minh, Lưu Thời Cử đi nhậm chức, giữa đường gặp cướp, bị giết. Vợ là Trương thị, thiếp là Quách thị, con gái là Lưu thị không chịu nhục nhảy xuống sông chết. Khoảng năm Gia Tĩnh họ được biểu dương và lập miếu thờ.
Xưa nay, miếu Tam liệt và câu chuyện cảm động về ba người đàn bà trung trinh ấy đã khơi nguồn thi hứng cho bao người. Trước Nguyễn Du, sứ giả Việt Nam triều Lê - Nguyễn Tông Khuê đã từng cảm tác: Biển đề ba chữ vàng còn thắm, Bia tạc ngàn thu đá chửa mòn. Trong kẻ nữ nhi so có mấy! Ai chăng ngâm ngợi tấc lòng son? (Viếng miếu Lưu Tam liệt)
Sau Nguyễn Du, sứ thần Phạm Chi Hương cũng ghi lại cảm xúc của mình:
Suy thảo, hàn yên, nhất thạch bi!
(Quá Tam liệt bi)
(Đáng thương thay ngước lên, cúi xuống chỉ trơ dấu cũ
Một tấm bia đã trong làm cỏ áy, khói lạnh.)
Người liệt nữ, lẽ dĩ nhiên sẽ trở thành tấm gương sáng cho giới nữ soi chung về đạo “tứđức tam tòng”. Nhưng tầm nhìn của Nguyễn Du không chỉ dừng lại ở cái lẽ dĩ nhiên ấy:
Thanh thời đa thiểu tu như kích Thuyết hiếu đàm trung các tự tôn.
(Tam liệt miếu)
(Thời bình biết bao kẻ râu vểnh lên như ngọn kích Nói hiếu, bàn trung, ai cũng tự suy tôn mình.)
Ba trang liệt nữđược đặt trong cái nhìn đối sánh với những đấng tu mi nam tử râu vểnh lên nhưng chỉ biết tự suy tôn mình. Chỉ với cái nhìn đối sánh ấy cũng đủ tỏ rõ tấm lòng ưu ái, trân trọng của nhà thơ dành cho người phụ nữ – những người vốn không có địa vị và tiếng nói trong xã hội xưa.
Đối với người phụ nữ, nhà thơ đề cao phẩm hạnh, đức trung trinh. Còn đối với kẻ bề tôi, nhà thơ đề cao tấm lòng trung nghĩa. Muôn thuở tấm lòng trung nghĩa của con người vằng vặc tỏa sáng cùng nhật nguyệt. Trong “Bài hành về chiếc gươm ngắn của Dự Nhượng”, nhà thơ nhắc đi nhắc lại nghĩa quân thần lưu truyền thiên cổấy:
Tái hoạch tái xả tâm bất di, Lâm tử do năng tam kích y.
Lăng lăng kỳ khí thiên tiêu thượng, Tự thử kiều danh canh Dự Nhượng. Quân thần đại nghĩa tối phân minh Quốc sĩ chúng nhân các dị thượng. Quí sát nhân thần hoài nhị tâm Thiên cổ văn chi sắc trù trướng.
(Dự Nhượng chủy thủ hành)
(Bị bắt được tha, lại bị bắt, lại được tha mấy lần liền, lòng vẫn không dời, Đến lúc chết còn đánh được ba lần vào áo Tương Tử.
Khí lạ cao ngất nghìn tầng mây, Từđó tên cầu đổi là Dự Nhượng. Nghĩa lớn vua tôi cực rõ ràng,
Người quốc sĩ và người thường có cách ứng xử khác nhau. Kẻ làm bề tôi mà hai lòng thật đáng hổ thẹn đến chết
Nghìn xưa nghe chuyện ai cũng ngậm ngùi.)
Dự Nhượng người nước Tấn, làm bề tôi cho họ Phạm và họ Trung Hàng, sau làm bề tôi Trí Bá,
được Trí Bá yêu quí, tôn trọng. Khi Trí Bá bị Triệu Tương Tử giết, lấy xương sọ làm chậu tiểu, Dự
Nhượng căm giận bừng bừng, tự gánh lấy việc trả thù cho Trí Bá. Dự Nhượng sơn mình, cạo râu làm người hủi, cắp dao găm nấp dưới cầu đợi kẻ thù, sát khí đằng đằng. Việc không thành, Dự Nhượng bị
Tương Tử bắt hai lần nhưng đều tha cho vì Tương Tử cảm phục lòng trung của Dự Nhượng. Lần thứ ba bắt được Dự Nhượng, Tương Tử không tha nữa. Nhượng xin được đâm ba nhát vào áo của Tương Tử
rồi tựđâm cổ chết. Nguyễn Du hết lòng cảm phục Dự Nhượng, ca ngợi Dự Nhượng là con người có “
khí lạ cao ngất nghìn tầng mây”.
Không chỉ ca ngợi lòng trung của Dự Nhượng, nhà thơ còn biểu dương cách ứng xử rất minh bạch của người quốc sĩ ấy. Khi bị Tương Tử bắt, Dự Nhượng đã nói với Tương Tử: Tôi đã làm tôi cho họ
Phạm và họ Trung Hàng, họ Phạm và họ Trung Hàng đãi tôi như người thường nên tôi muốn báo đáp theo lối người thường. Đến như Trí Bá thì đãi tôi như quốc sĩ cho nên tôi báo đáp theo lối quốc sĩ [44, tr.49]. Cốt cách của Dự Nhượng toả ra một ánh sáng vằng vặc khiến những kẻ bề tôi hai lòng phải cúi mặt hổ thẹn đến chết. Chiếc gươm báo thù của Dự Nhượng chỉ ngắn bảy tấc nhưng hào quang của nó dài vạn trượng và sẽ soi rọi suốt cổ kim!
Nhìn vào lịch sử, Nguyễn Du bao giờ cũng nhìn thấy những bài học lớn cho hậu thế. Nhưng những bài học ấy không áp đặt, khô cứng như những lời giáo huấn mà nó được lồng cài khéo léo trong hình tượng thơ: Đại dũng bất dĩ lực, Cận hữu Lạn Tương Như. Kiểu hãnh năng hoàn bích, Bồi hồi thiện tị xa. Phong bi lưu tính tự Toàn Triệu miễn khưu khư. Tàm quý lực ách hổ, Bình sinh vô khả thư. (Lạn Tương Như cố lý) (Bậc đại dũng không cần đến sức mạnh, Chỉ có Lạn Tương Như.
Cầu may đòi lại được ngọc bích,
Đi vòng đường khéo tránh xe. Bia lớn ghi tên họ,
Thẹn thay kẻ có sức bắt được cọp, Mà trọn đời chẳng có gì đáng ghi.)
Lạn Tương Như là bậc lương tướng của nước Triệu. Ông là người đã giúp Huệ Văn Vương giữ được ngọc báu họ Hoà mà vẫn tránh được nạn đao binh với nước Tần. Huệ Vương cho Tương Như là quan đại phu giỏi, phong Tương Như làm Thượng đại phu rồi sau phong Thượng Khanh, trên cảđịa vị đại tướng Liêm Pha. Liêm Pha giận muốn làm nhục Tương Như nhưng Tương Như luôn tránh gặp Liêm Pha. Kẻ dưới trách Lạn sao quá sợ hãi như vậy, Lạn nói: Sở dĩ Tần không dám đánh Triệu vì Triệu có Liêm Pha và Lạn Tương Như. Nay hai hổ chọi nhau thì một sống, một chết cho nên ta phải làm thế vì nghĩ đến việc cấp bách của nước nhà [44, tr.108]. Liêm Pha nghe được lời ấy bèn cởi trần, mang roi đến nhà Lạn tạ tộirồi cùng kết bạn sống chết có nhau.
Nguyễn Du khâm phục Lạn Tương Như vì Lạn Tương Như không cần dùng đến sức mạnh mà vẫn
đường đường là một bậc đại dũng. Cái đại dũng ấy xuất phát từ cái đại trí, đại nhân vậy. Người như
Lạn xưa nay dễ có mấy ai!
Bài thơ ngũ ngôn có kết cấu hai phần rõ ràng. Sáu câu đầu ngợi ca sức mạnh trí dũng của người xưa. Hai câu cuối nhà thơ không dành để khẳng định sự trường tồn của bậc danh tướng, cũng không trực tiếp nói lên tình cảm của mình mà chỉ hạ bút rất nhanh gọn:
Tàm quý lực ách hổ, Bình sinh vô khả thư.
(Lạn Tương Như cố lý)
(Thẹn thay kẻ có sức bắt được cọp Mà trọn đời chẳng có gì đáng ghi.)
Nhưng đó là nét bút sắc bén, phủđịnh một loại người hữu dũng mà vô mưu, vô dụng trong xã hội. Vị quan không lên tiếng phê phán, răn dạy người đời mà tự thân hình tượng thơđã nói lên rất rõ.
Có thể nói, viết về số phận của những nhân vật lịch sử, Nguyễn Du bao giờ cũng lồng vào đó những chiêm nghiệm của bản thân. Ông không chỉ dựng cảnh, dựng người mà còn bàn, luận, đưa ra những kiến giải về những vấn đề đã xảy ra. Những kiến giải ấy chỉ là một vài nét phác họa nhưng đôi khi cũng hé mở cho ta hiểu thêm về con người vị quan chánh sứ. Dù viết về một vịđế vương, một triều
đại, một trung thần hay một triết lý Phật giáo thì ông đều có chung một điểm tựa cốt lõi đó là nỗi trăn trở về thời thế, nhân sinh. Nhờ những trải nghiệm sâu sắc của bản thân cùng với cách nhìn thâm trầm về cuộc đời, đã có lúc Nguyễn Du dường như tiếp cận tới chân lý của thời đại:
Nhất triêu uổng sát tam liệt sĩ,
Hàm Dương thiên tử chung nguy nguy.
(Kinh Kha cố lý)
Mà ngôi thiên tửở Hàm Dương vẫn cao ngất ngưởng.)
Kinh Kha – kiếm khách nổi tiếng người nước Vệ – người đã nhận trọng trách sang đất Tần thích
Tần vương. Đại sự không thành, người tráng sĩ một đi không trở lại. Xưa nay hình ảnh Kinh Kha đã trở
thành biểu tượng bi tráng của những người vì nghĩa lớn quên thân.
Qua làng cũ của Kinh Kha, vị chánh sứ không khỏi nghiêng mình trước chí khí của người tráng sĩ. Tiếng ca khẳng khái thuở nào cùng với tiếng thép rít, tiếng sóng lạnh lùng của dòng sông Dịch cùng ùa về, dội vào lòng ông. “Một sớm ba liệt sĩ chết oan mà ngôi thiên tử vẫn ngất ngưởng ở Hàm Dương!”. Lời thơ đầy bi phẫn. Đó không chỉ là nỗi oan khuất của ba số mệnh mà còn là nỗi bi thương về sự mất mát của nhân loại trong cuộc đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, bảo vệ lý tưởng nhân văn. Cuộc đấu tranh ấy, hôm qua, hôm nay có thể thất bại.
Song ngày mai thì:
Mạc đạo chủy thủ cánh vô tế, Yết can trảm mộc vi tiên thanh.
(Kinh Kha cố lý)
(Chớ bảo rằng mũi dao nhọn kia chẳng có ích gì,
Nó mởđầu cho việc chặt cây làm giáo, làm cán cờ khởi nghĩa.)
Cái nhìn của vị quan về lịch sử trở nên mạnh mẽ và chứa đầy những ý tưởng lớn. Một mũi dao nhọn hôm nay có thể thành cuồng phong bão táp ngày mai. Phải chăng âm vang của thời đại nông dân khởi nghĩa, âm vang của vó ngựa Tây Sơn đã thổi vào ngòi bút Nguyễn Du luồng sinh khí khỏe khoắn
ấy?
Những vấn đề lịch sử Nguyễn Du nêu lên không chỉ nằm trong khuôn khổ một thời đại mà thực sự
trở thành vấn đề của mọi thời, mọi người:
Tàn Minh miếu xã đa thu thảo, Toàn Việt sơn hà tận tịch dương.
Cộng đạo Trung Hoa thượng tiết nghĩa, Như hà hương hỏa thái thê lương?
(Quế Lâm Cù Các Bộ)
(Tông miếu xã tắc nhà Minh suy tàn đầy cỏ thu, Non sông toàn đất Việt đều nhuốm bóng chiều. Ai cũng bảo nước Trung Hoa trọng tiết nghĩa, Sao ởđây hương khói lạnh lẽo thế này? )
Tên tuổi Cù Thức Trĩ là biểu tượng của tấm lòng trung hiếu. Ông làm tuần phủ Quảng Tây, khi người Mãn Thanh chiếm Trung Quốc, ông tuẫn tiết, không chịu hàng phục, mái tóc vẫn dài.
Nguyễn Du ca ngợi tấm lòng trung liệt của ông Các Bộ họ Cù và kết thúc bài thơ bằng hình ảnh tông miếu suy tàn ngập trong cỏ thu. Bóng chiều từ bài thơ len lỏi vào lòng người đọc, không khỏi để