CON ĐƯỜNG HOẠN LỘ VỚI NHỮNG NỖI NIỀM RIÊNG
2.4. NHỮNG LÍ LẼ TỰ KHUYÊN MÌNH
Vượt lên tất cả những nỗi niềm u uẩn của bản thân, Nguyến Du luôn có những lí lẽ tự răn mình,
để có thể hoàn thành chức phận mà không phạm đến cái tính tự nhiên của bản thân. Ở nơi quan trường, ông luôn dặn mình không nên tham tiến thủ trên con đường công danh, kẻo rồi chỉ chuốc lấy kết cục bi
đát:
Tuấn mã bất lão tử
Liệt nữ vô thiện chung. Phàm sinh phụ kì khí,
Thiên địa phi sở dung. Niệm nhĩ thuộc thổ súc, Dữ nhan mao cốt đông. Tham tiến bất tri chỉ, Vẫn thân hàn sơn trung. Vẫn thân vật thán uyển Sổ thí vô toàn công.
(Điệu khuyển)
(Ngựa hay không chết già
Gái trinh liệt không chết được yên lành. Phàm sinh ra mang khí phách khác thường Thì trời đất không có chỗ dung.
Nghĩ mày thuộc giống gia súc Lông xương cũng giống như người. Ham tiến không biết dừng
Bỏ mình trong núi lạnh. Bỏ mình chớ oán than,
Bao lần thử sức mà không thành công.)
Nguyễn Du làm bài thơ thương con chó bị chết. Đây có lẽ là con chó săn quí của ông ở Hồng Lĩnh. Qua hình ảnh con chó quí chết vì ham tiến, Nguyễn Du muốn gợi lên triết lí về nhân thế: tri túc tri chỉ (biết đủ biết dừng); ý muốn tự răn mình không nên ham tiến thủ trên đường công danh.
Ở một bài thơ khác, Nguyễn Du viết về con ngựa thải dưới chân thành, cũng là để nói ý mình:
Thùy gia lão mã khí thành âm? Mao ám bì can sấu bất câm. Thạch lũy thu hàn kinh thảo đoản Sa trường nhật mộ trận vân thâm. Cơ lai bất tác cầu nhân thái, Lão khứ chung hoài báo quốc tâm. Nạđắc phong sương toàn nhĩ tính Mạc giao ki trấp tái tương xâm.
(Thành hạ khí mã)
(Con ngựa già nhà ai thải bỏở chân thành? Lông sạm da khô gầy quá thể,
Chốn bãi cát trời chiều mây kéo dày đặc. Bụng đói nhưng không tỏ ý cầu xin người, Già rồi vẫn ôm tấm lòng báo nước.
Chịu được gió sương giữ trọn tính tự nhiên của mày, Chớđể cho dàm và bịt móng lại phạm vào thân.)
Con ngựa già bị thải bỏ ở chân thành trông thật đáng thương: lông sạm da khô, đứng trong hơi thu lạnh, lúc trời chiều mây kéo dày đặc. Thế nhưng nó cũng thật đáng quí: bụng đói nhưng không tỏ ý cầu xin người khác. Nhà thơ mong nó cố gắng chịu đựng gió sương để giữ trọn tính tự nhiên, không để
cho dàm và bịt móng lại chế ngự. Ấy phải chăng cũng là lời ông tự nhủ với mình: cố gắng giữ trọn tấm lòng trong sạch dù phải chịu đựng khó khăn, thiếu thốn.
Ở một bài thơ khác, Nguyễn Du bộc bạch:
Vô lụy vịưng chiêu quỷ trách, Bất tài đa khủng tốc quan phi.
(Giang đầu tản bộ)
(Không lụy nên chưa chuốc lấy sự trách móc của quỷ, Bất tài nên hay sợ rước lấy sai lầm trong việc quan.)
Nhà thơ chỉ sợ mắc sai lầm trong việc quan chứ không sợ sự trách móc của ma quỷ bởi lẽ danh lợi không phải là điều mà ông mưu cầu. Như vậy, làm quan, với Nguyễn Du không phải để mưu cầu danh lợi, và ông luôn có ý thức giữ mình để không lụy vào vòng lợi danh.
Cảm động hơn, trên trang thơ, sau những ba động dữ dội của cuộc đời, vẫn là tấm lòng canh cánh mong được báo quốc. Có lúc ông tự trách mình ơn nước chưa báo được, sống chẳng ích gì:
Quyên ai mạc báo sinh hà bổ
Nhi nữ thành quần tử bất phương.
(Giang đầu tản bộ II)
(Ơn nước chưa báo được mảy may, sống ích gì, Con trai con gái hàng đàn, chết cũng không hại gì.)
Lúc khác ông ví mình như con ngựa thải dưới chân thành, lông sạm da khô, bụng đói nhưng không cầu xin người khác, già rồi vẫn ôm tấm lòng báo nước:
Lão khứ chung hoài báo quốc tâm.
(Thành hạ khí mã)
(Già rồi vẫn ôm tấm lòng báo nước.)
Hình ảnh con ngựa già bị thải vẫn còn ôm tấm lòng báo quốc khiến ta cảm động nhớ đến những câu trong Biểu tạơn của Nguyễn Trãi năm nào:
Cho thần như thông qua năm rét, càng dạn tuyết sương. Quần môn mặc kệ dèm pha,
Thánh ý cứ bền tín nhiệm.
(Biểu tạơn)
Bị cô lập ở triều đình, chán nản đến thất vọng, Nguyễn Trãi phải từ quan về sống ẩn dật tại Côn Sơn, giữa núi non hùng vĩ của đất trời với biết bao kỷ niệm của thời thơ ấu, nơi náu mình trên đường cứu nước thời Minh thuộc. Nguyễn Trãi cố gắng vui với thơ ca, với non nước, với cuộc sống thanh bạch, an nhàn. Nhưng với một con người nặng lòng yêu nước thương dân tha thiết, nuôi lý tưởng đuổi giặc cứu nước để xây dựng một quốc gia độc lập và giàu mạnh, để thực thi tư tưởng nhân nghĩa đưa lại thanh bình và yên vui cho mọi người, một con người giàu nghị lực và ý chí như Nguyễn Trãi thì ẩn dật không phải lẽ sống của ông. Vì vậy khi nhà vua Lê Thái Tông trưởng thành, bắt đầu nắm triều chính, trừng phạt một số quyền thần, năm 1439 mời Nguyễn Trãi trở lại giữ chức vụ trong triều; lúc bấy giờ
tuy đã tuổi 60, ông vẫn hăm hởđem tài sức ra cống hiến cho đất nước với niềm hi vọng lớn lao.
Hai tác phẩm, hai hoàn cảnh khác nhau nhưng đều toát lên tấm lòng đáng qúy của hai bậc đại quan với dân với nước. Hình ảnh con ngựa già nhưng vẫn chưa muốn nghỉ ngơi, sức tàn nhưng vẫn ôm lòng báo quốc mãi về sau còn làm xúc động lòng người.
Ở một bài thơ khác, thay lời người đi lính thú lâu năm, vị quan cũng bày tỏ tấc lòng:
Thiên địa nhất thân trung dịch hiếu, Phong trần vạn lí quốc vong gia. Nguyệt trung hoành địch thái vô lại, Bán dạ giang thành xuy “Lạc hoa”.
(Đại tác cửu thú tư quy II)
(Một thân trong trời đất lấy trung đổi hiếu, Muôn dặm gió bụi vì nước quên nhà.
Cầm ngay chiếc sáo thổi dưới trăng, buồn thiu, Nửa đêm bên giang thành, thổi khúc hoa mai rụng.)
Cũng giống như người xưa đi lính thú lâu năm, vị quan thấy mình đành phải lấy trung đổi hiếu, vì nước quên nhà, chỉ biết mượn khúc Mai hoa lạcđể giải tỏa bớt nỗi sầu cảm nhớ quê hương.
Như vậy, dù không thiết tha với lợi danh, bất đắc chí với chốn quan trường, u uẩn trước cuộc đời nhưng Nguyễn Du vẫn luôn cố gắng giữ tấm lòng trong sạch, giữ trọn tâm hồn trong sáng như vầng trăng. Ông luôn cố gắng hoàn thành mọi chức phận, không cầu tiếng tăm, sống giản dị, thanh bần, được nhân dân và sĩ phu yêu mến.
CHƯƠNG 3: