CON ĐƯỜNG HOẠN LỘ VỚI NHỮNG NỖI NIỀM RIÊNG
2.1. NỖI BUỒN VÀ SỰ CÔ ĐƠN
Sử sách chép lại, Nguyễn Du ra làm quan triều Nguyễn khá sớm. Ông cũng được thăng tiến nhanh. Tháng 8 niên hiệu Gia Long thứ nhất, ông được bổ tri huyện Phù Dung thuộc Khoái Châu, trấn Sơn Nam. Chỉ trong ba tháng được thăng tri phủ Thường Tín, ở chức vụ này đúng hai năm. Tháng giêng năm Giáp Tí (1804), ông được cử lên trấn Nam Quan nghênh tiếp sứ thần Thanh là Tề Bội Sâm sang phong vương. Khi sứ thần về nước, thơ tống tiễn đều do Nguyễn Du thảo cả.
Có thể nói, ở triều đại mới, con đường công danh của Nguyễn Du hết sức thuận lợi. Nhà thơ mới chỉ đỗ tam trường (tú tài) đã được cất nhắc làm quan, sau hai tháng lại được thăng tri phủ. Lại được hân hạnh đi đón tiếp sứ thần, làm thơ xướng họa, rõ ràng là đặc cách lắm.
Vậy mà, đọc những bài thơ Nguyễn Du viết trong chặng đường làm quan đầu tiên này, chỉ thấy rặt một giọng chán chường:
Thiên lí quan sơn vô cải sắc, Nhất đình sương lộ cộng sầu miên. Bồi hồi chính ức Hồng Sơn dạ, Khước tại La Phù giang thủy biên.
(Sơ nguyệt)
(Nghìn dặm quan sơn cảnh sắc không thay đổi,
Đầy sân sương móc giục giấc ngủ buồn
Chính lúc bồi hồi nhớđến đêm nao ở chốn non Hồng Thì mình lại đang ở bến sông La Phù.)
Nỗi buồn hiện diện trong thơ như một nỗi niềm thường trực:
Đông phong trú dạđộng giang thành Nhân tự bi thê thảo tự thanh.
(Thanh minh ngẫu hứng)
(Gió đông thổi qua toà thành bên đông suốt ngày đêm Người buồn thì cứ buồn, cỏ xanh thì cứ xanh.)
Nỗi buồn làm lòng người bồi hồi, đếm nhịp thời gian mà thao thức suốt đêm trường:
Sơ canh cổ giác ngũ canh kê, Chung dạ bồi hồi tứ chuyển mê. Minh nguyệt mãn thiên hà cố cố,
Tây phong xuy ngã chính thê thê.
(Ngẫu hứng I)
(Canh một, nghe tiếng trống, tiếng tù và, canh năm, nghe tiếng gà gáy Suốt đêm bồi hồi, nghĩ quẩn nghĩ quanh,
Làm sao trăng sáng đầy trời thế mãi? Gió tây thổi, ta thấy lạnh buốt.)
Trăng sáng có thể làm thi vị trời đêm, làm mơ mộng lòng người nhưng ởđây trăng sáng càng soi tỏ lòng buồn, càng làm cho không gian thêm lạnh lẽo và thời gian thêm chậm chạp. Đêm thao thức vì thế như dài ra, lòng buồn bã trở nên tê tái.
Cũng vẫn nỗi buồn tê tái ấy có lúc nhuộm cả trời thu, nước thu:
Đồng Lung giang thủy khứ du du Kim cổ nhàn sầu bất trú lưu. Sa chủy tàn lô phi bạch lộ, Lũng đầu lạc nguyệt ngọa hàn ngưu. Loạn sơn thúy tiếp cô thành mộ, Thủy trúc hàn sinh tiểu điếm thu. Tiễn nhĩ dã âu tùy thủy khứ, Phù sinh lao lục kỷ thời hưu. (Đồng Lung giang)
(Nước sông Đồng Lung chảy xa thăm thẳm
Mối sầu kim cổ cũng trôi theo dòng nước không ngừng.
Đàn cò trắng bay trên đám lau tàn cuối bãi cát Con trâu nằm đầu ghềnh dưới bóng trăng tà lạnh lẽo
Buổi chiều, những ngọn núi xanh tiếp liền với toà thành trơ trọi
Đương tiết thu, mấy khóm tre nước toả hơi lạnh quanh túp lều nhỏ
Thấy bầy chim âu dập dềnh trôi theo mặt nước mà thèm! Cuộc sống vất vả của ta bao giờ mới thôi?)
Một dòng nước chảy trôi thăm thẳm, một đám lau tàn, một toà thành trơ trọi, mấy khóm tre toả
hơi lạnh, tất cả làm cho mùa thu thêm tiêu sơ. Nỗi buồn thương chất chứa trong lòng trở thành dòng sầu chảy trôi mãi không ngừng.
Mùa thu, người buồn trước cảnh tiêu điều. Đã đành là vậy. Đến mùa xuân tươi đẹp, lòng người vẫn buồn, buồn đến nước mắt thấm khăn:
Nhân tự tiêu điều, xuân tự hảo
(Xuân tiêu lữ thứ)
(Người thì tiều tụy, nhưng xuân vẫn cứ tươi đẹp
Đứng dưới Đoàn thành, nước mắt đẫm khăn.)
Xuân vẫn tươi đẹp, không chút đồng điệu với lòng người tiều tụy. Lời thơ bật lên chua xót. Giọng chán chường đã thành giọng bi thương. Nỗi bi thương ấy, ta hiểu, một phần vì lòng nhớ gởi về
chốn quê nhà có núi Hồng biết bao gắn bó:
Trần thế bách niên khai nhãn mộng, Hồng Sơn thiên lí ỷ lan tâm.
Bồi hồi đối cảnh độc vô ngữ, Bạch phát sổ hành thùy ngã khâm.
(La Phù giang thuỷ các độc tọa)
(Cuộc trần thế trăm năm chỉ là giấc mộng khi mắt mở
Tựa lan can, lòng nhớ núi Hồng nơi ngàn dặm. Một mình bồi hồi ngắm bóng, chẳng nói năng gì Mấy sợi tóc bạc phất phơ rủ xuống tà áo.)
Ở chốn quan trường, vị quan thường dõi mắt tìm kiếm hình bóng cố hương:
Lục xích câu mi trường dịch dịch Tứ thời phao trịch thái thông thông. Chinh hồng ảnh lí gia hà tại?
Ẩn ẩn quỳnh vân tam lưỡng phong.
(Ngẫu hứng II)
(Tấm thân sáu thước bị câu thúc, cứ vất vả mãi Bốn mùa đi qua đi lại tựa thoi đưa, sao chóng thế! Trong bóng chim hồng bay đằng kia, nhà mình ởđâu? Chỉ thấy thấp thoáng vài ba ngọn núi trong đám mây ngọc.) Hay:
Mang mang viễn thủy tam xuân thụ, Lạc lạc nhân gia lưỡng ngạn yên. Cự mục hương quan tại hà xứ? Chinh hồng sổđiểm bạch vân biên.
(Thanh Quyết giang vãn diểu)
(Phía xa, nước sông mờ mịt lẫn bóng cây mùa xuân Khói bay từ mấy nóc nhà lác đác hai bên bờ sông Cố ráng mắt nhìn xem quê hương mình ở chỗ nào?
Chỉ thấy vài con chim hồng như vài nét chấm bên đám mây trắng.)
Ánh mắt nhìn diệu vợi sao mà thiết tha, khắc khoải. Lòng nhớ núi, nhớ quê không chỉđơn thuần là tình cảm dành cho quê hương, dành cho miền gắn bó mà núi Hồng quê hương còn là nơi chốn an nhàn, tự tại, khác xa chốn tường mận vườn đào lắm nhiễu nhương. Ra làm quan từ buổi đầu của triều
đại mới, hoạn lộ lại hanh thông nhưng vị quan họ Nguyễn chỉ thấy chán chường, một mực nhớ tiếc núi Hồng quê cũ là bởi:
Anh hùng tâm sự hoang trì sính Danh lợi doanh trường lụy tiếu tần.
(Xuân tiêu lữ thứ)
(Tâm sự người anh hùng không còn nghĩđến chuyện ruổi rong.
Đường danh lợi làm lụy đến sự khóc cười.)
Hùng tâm tráng chí thời trai trẻ đã tiêu ma theo những thăng trầm của thời cuộc. Kiếm dài không còn ngạo nghễ tựa trời xanh. Dâu bể cuộc đời làm lòng người lắng lại, nhận ra công danh phú quý chỉ như giấc mộng hư vô:
Phù thế công danh khan điểu quá Nhàn đình tiết tựđái oanh thiên. Trắc thân bất xuất hữu hình ngoại, Thiên tuế trường ưu vị tử tiền.
(Mộ xuân mạn hứng)
(Công danh ở đời khác nào cánh chim bay vút
Trước sân vắng, thời tiết cũng theo chim oanh mà thay đổi Tấm thân không thể thoát khỏi vòng hữu hình,
Chưa chết, cứ lo mãi chuyện ngàn năm.)
Cánh chim bay vút chỉ trong chớp mắt. Danh lợi đúng là phù phiếm hão huyền. Vậy mà tấm thân không sao thoát khỏi vòng luẩn quẩn ấy. Cho nên, mình lại càng thương mình:
Nhất lệ thiên nhai sái đoạn bồng La Phù giang thượng khởi thu phong.
(Ngẫu hứng II)
(Ở nơi chân trời, thương mình như ngọn cỏ bồng lìa gốc mà rơi lệ
Gió thu đã nổi dậy trên sông La Phù.) Rồi tự hỏi:
Tiễn nhĩ dã âu tùy thủy khứ, Phù sinh lao lục kỷ thời hưu?
(Thấy bầy chim âu dập dềnh trôi theo mặt nước mà thèm! Cuộc sống vất vả của ta bao giờ mới thôi?)
Ngọn cỏ bồng còn mãi lưu lạc trên con đường bụi hồng, chỉ sợ:
Thanh sam tẩu biến hồng trần lộ, Viên hạc hà tòng nhận cựu lân.
(Đồng Lư lộ thượng dao kiến Sài Sơn)
(Chiếc áo xanh đi khắp đường bụi hồng
Con vượn con hạc làm sao mà nhận ra người láng giềng cũ.) Lại lo:
Thương tàn vật tính bi phù hĩnh, Khắc lạc thiên chân thất mã đề. Nhược ngộ sơn trung mi lộc hữu, Yên hà cựu thoại bất kham đề.
(Ngẫu hứng I)
(Làm hại tính vật, thương cho chân con vịt nước, Xuyên lạc thiên chân, mà mất đạo lý mã đề, Nếu gặp bạn hươu nai trong núi
Khó mà nói chuyện mây khói ngày trước nữa!) Và ước mơ: Vạn mộc sơn tiền khả bốc cư Bạch vân tại tụ thủy thông cừ. Sơn tăng đối trúc lưỡng vô dạng Mục thụ kị ngưu nhất bất như. Ảnh lí tu mi khan lão hỉ, Mộng tủng tùng cúc ức quy dư. Tọa gia thôn tẩu đa nhàn sự, Chỉ vì bình sinh bất độc thư. (Lạng Sơn đạo trung)
(Có thể dựng ngôi nhà trước rừng cây kia mà ở
Trên núi có mây trắng, lại có khe nước chảy ra. Nhà sư và khóm trúc, cả hai đều vô sự
Chẳng ai bằng em bé cưỡi trâu ung dung kia! Soi gương, nhìn mày râu, biết mình già rồi,
Ông già thôn quê ngồi trong nhà nhàn rỗi quá
Được như thế, chỉ vì bình sinh không đọc sách!)
Bốn câu đầu bài thơ tràn ngập ý vị thiền. Mây trôi, nước chảy vô ý, vô tâm. Nhà sư và khóm trúc, cả hai đều vô sự. Cứ ngỡ người ngắm cảnh là một thiền sư. Nhưng không, bốn câu sau thấy rõ cái
ưu tư, bất đắc ý. Cảnh vô tâm càng làm người làm quan thêm chán tình thế hiện tại, muốn về làm bạn với tùng cúc. Mới độ tuổi trung niên mà đã thấy mình già, chẳng qua vì quá thiết tha với cây tùng áng trúc.
Nỗi niềm ấy càng bộc lộ rõ hơn qua những vần thơ gửi bạn:
Hữu sinh bất đái công hầu cốt, Vô tử chung tầm thỉ lộc minh. Tiển sát bắc song cao ngọa giả, Bình cư vô sựđáo hư linh.
(Ký hữu)
(Lúc sinh ra không mang cốt cách vương hầu
Chưa chết thì rốt cuộc cũng đi tìm lợn hươu làm bạn.
Thèm chết đi được như người nằm khểnh bên song cửa sổ phía bắc, Thường ngày không có gì bận đến tâm tình trong sáng.)
Ngay từ buổi đầu ra làm quan cho nhà Nguyễn, Nguyễn Du đã chán ngán vòng lợi danh như thế. Trăm mối ưu phiền, lòng nhớ quê và niềm ước ao về một cuộc sống thanh nhàn tự tại luôn thường trực. Chừng ấy tâm sự quẩn quanh khiến lòng ông không lúc nào thôi u uẩn.
Cuộc đời Nguyễn Du kéo dài những ngày không như ý. Quãng thời gian ông ra làm quan cho triều Nguyễn cũng là những ngày dài bất đắc chí. Nguyễn Du không tìm được sự tự tại trong tâm hồn như Nguyễn Trãi, không thể an nhiên chọn lối sống nhàn như Nguyễn Bỉnh Khiêm, càng không đắc ý với con đường hoạn lộ như Nguyễn Công Trứ. Vị quan Nguyễn Du luôn có những tâm sự u uất trong lòng. Ở những bài thơ chữ Hán làm trên con đường hoạn lộ của Nguyễn Du vẫn hiện lên dáng nét của con người nhà nho, tuy nhiên, đã bộc lộ những chuyển động khác thường về tư tưởng, đã biểu hiện sắc vóc, thần khí của một con người cá nhân, luôn dằn vặt trong mâu thuẫn, đau đớn trong bi kịch, nhiều phen đối lập với vũ trụ… Trên con đường hoạn lộ hiện lên hình ảnh một vị quan – một con người hiện
đại, con người có ý thức cá nhân, trong lòng chếđộ phong kiến đang hồi rạn vỡ:
Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
(Độc Tiểu Thanh ký)
Đó là những vần thơ tột cùng cô đơn của Nguyễn Du. Nó vút lên, như lời tiên cảm của con người luôn sợ mình phải làm kẻ lữ hành cô độc trên cõi nhân gian. Nhưng lời tiên cảm ấy đã thành sự thật.
Ngay từ thời trai trẻ, Nguyễn Du đã nhắc nhiều đến nỗi cô độc của bản thân mình. Đó là nỗi niềm tâm sự của một con người cô đơn, mệt mỏi u sầu, mất đi niềm tin vào cuộc sống. Sinh ra trong cảnh loạn ly, chứng kiến bao nhiêu bi hoan, tan hợp, Nguyễn Du chán ngán thế sự, âu lo về con đường tương lai, không biết ngỏ cùng ai những ước nguyện hùng tâm tráng chí. Một mình một bóng với bao cảnh thế sự thăng trầm, nhiễu nhương, đen bạc, với năm tàn tháng tận, với tuổi già bóng xế, với mái tóc bạc trên đầu. Dễ thấy trong những vần thơ chữ Hán của ông hình ảnh một con người lặng im, "vô ngôn", cô
độc, tự vùi chôn tâm sự vào tận đáy lòng mình. Hiếm khi Nguyễn Du tâm sự với một ai, chỉ thấy những tấc lòng cô đơn không dễ gì lí giải:
Ngã hữu thốn tâm vô dữ ngữ
(My trung mạn hứng) (Ta có tấc lòng không biết nói cùng ai)
Nhất sinh u tứ vị tằng khai
(Thu chí)
(Suốt đời ôm mối u sầu chưa từng gỡ ra được)
Tâm sự của nguyễn Du không thoát được ra ngoài, không gửi vào được thiên nhiên, không hoà
điệu được cùng gió trăng mây nước mà cơ hồ đã thấm vào máu thịt của người. Thi nhân chỉ còn biết
đối diện với bốn mùa:
Tứ thời yên cảnh độc trầm ngâm
(Thu dạ2)
(Mây khói bốn mùa một mình trầm ngâm) Với bóng đêm:
Chung dạ bồi hồi tứ chuyển mê
(Ngẫu hứng I) (Suốt đêm bồi hồi, nghĩ ngợi miên man)
Với bóng mình:
Bồi hồi đối ảnh độc vô ngữ
(La Phù Giang thuỷ các độc toạ) (Bồi hồi trước bóng một mình yên lặng)
Với ngọn đèn:
Cô đăng tương đối đáo thiên minh
(Mạc phủ tức sự) (Ngọn đèn cô đơn đối diện với mình cho đến sáng)
Vô ngôn độc đối đình tiền trúc
(Ký hữu)
(Riêng mình lẳng lặng trước cây trúc ngoài sân) Rồi gặm nhấm cô đơn và nghẹn ngào rơi lệ:
Ky lữđa niên đăng hạ lệ
(Xuân dạ) (Lâu năm làm khách xa nhà, lệ rơi dưới đèn)
Có lắm lúc, vị quan Nguyễn Du còn bế môn, tạ từ không tiếp bạn thân - chủ động tạo ra một không gian cá nhân, một tiểu vũ trụđầy bí ẩn, trong lòng đại vũ trụ mênh mông.
Xuất hiện nhiều lần trên con đường hoạn lộ là hình ảnh con người tóc bạc độc bộ dưới bóng trăng tàn lạnh lẽo:
Cổ mạch hàn phong cộng nhất nhân
(Dạ hành)
(Gió lạnh trên con đường xưa dồn cả vào một người). Và cái bóng cô đơn in trên cát lúc chiều tàn:
Bình sa nhân ảnh tại tà dương
(Giang đầu tản bộ II) (Bóng người trên bãi cát phẳng lúc chiều tà)
Đó là hình bóng cái tôi cô đơn, bế tắc, tuyệt vọng của một con người mang nhiều bi kịch cá nhân ở thời trai trẻ, đến cái tôi cô đơn của một vị quan không - thể - hòa - nhập với cuộc sống đầy rẫy những thủđoạn, thị phi, đoạt lợi tranh quyền trong chốn triều đình.
Có lẽ vì vậy mà chỉ làm quan hai năm, mùa thu năm Giáp Tí (1804), Nguyễn Du đã xin từ chức về quê, lấy cớ là bị bệnh, giữa lúc con đường công danh đang hết sức thuận lợi.