NỖI THẤT VỌNG VỀ CHỐN QUAN TRƯỜNG

Một phần của tài liệu NGUYỄN DU VÀ CON ĐƯỜNG HOẠN LỘ QUA THƠCHỮHÁN (Trang 36 - 43)

CON ĐƯỜNG HOẠN LỘ VỚI NHỮNG NỖI NIỀM RIÊNG

2.2. NỖI THẤT VỌNG VỀ CHỐN QUAN TRƯỜNG

Ai cũng tưởng năm 1804, lấy lý do ốm yếu mà cáo quan, Nguyễn Du sẽở mãi với núi Hồng mà làm bạn với hươu nai nhưước nguyện của ông. Nào ngờ mới được một tháng, có chỉ nhà vua triệu vào kinh giữ chức Đông các điện học sỹ, đành phải đi.

Cùng với chức Đông các đại học sĩ, Nguyễn Du được phong tước Du tước hầu. Mùa thu năm

Đinh Mão (1807) ông được chỉđịnh làm giám khảo trường thi hương Hải Dương. Một năm sau (1808), ông lại xin về tạm nghỉ ở quê nhà, được nhà vua ban cho một trăm quan tiền và một trăm vuông gạo. Gần bốn năm làm việc ở Đông các có thể nói là không có gì đáng phàn nàn. Nhưng lòng ông vẫn

không vui. Xét kỹ thì lúc này quả ông có gặp nhiều điều không được như ý. Trước hết là cái chết của người anh cùng mẹ là Nguyễn Nễ. Nguyễn Nễ vốn là triều thần của nhà Tây Sơn. Khi Gia Long lên ngôi, ông soạn một bài quốc âm và làm một tờ biểu dâng lên trần tình, được nhà vua hết sức khen ngợi, ban thưởng tiền và áo mão. Đầu năm Nhâm Tuất (1802) ông theo vua Gia Long ra Bắc Hà. Ở Bắc Thành, ông Nễ bị nhiều người gièm pha nên nhà vua sai ở lại làm việc dưới quyền của viên tổng trấn. Năm Giáp Tý (1804) mới được gọi vào kinh. Nhưng sang năm Ất Sửu thì có việc lôi thôi ở làng, không rõ việc gì, bị tri phủ là Nguyễn Văn Châu truy bức nên buồn rầu mà chết, chỉ mấy tháng sau khi Nguyễn Du lên đường vào nhận chức. Hơn nữa trong những năm này, trấn Nghệ An đói, tin nhà cho biết ở quê đàn con nheo nhóc khiến ông lo lắng không yên. Tình cảnh làm quan của ông cũng không khá giả gì, nếu không muốn nói là nghèo. Dưới triều Nguyễn, quan lại chỉ được hưởng lương theo phẩm hàm, không có ruộng lộc mà chủ yếu nhận tiền và gạo. Tình hình đất nước cũng có phần rối ren, nhân dân khắp nơi đói khổ, bỏ làng đi phiêu tán. Năm 1806, theo báo cáo của quan lại Bắc Thành có

đến hơn ba trăm thôn xã người dân bỏ làng đi phiêu tán.

Nguyễn Du làm quan đến tháng tám năm 1808 lại treo mũ ra về. Về quê nhà được gần một năm,

đến tháng tư năm Kỷ Tị (1809) lại có chỉ bổ Nguyễn Du làm cai bạ doanh Quảng Bình. Ông giữ chức bốn năm từ tháng tư năm 1808 đến tháng chín năm 1812. Phàm những việc trong hạt, như lính tráng, dân sự kiện thưa, tiền nong lương thực và các hạng thuế, ông đều bàn bạc với các quan lưu thủ, ký lục

để thi hành. Chính sự giản dị, không cầu tiếng tăm, nên được sỹ phu và nhân dân quý mến. Thế phả

chép như vậy [2, tr.46]. Có thể nói ông là một trong những vị quan thanh liêm, tận tuỵ với chức trách, biết giữ phận mình và cố tránh cho dân những điều phiền hà. Mặc dù như thế, ông thường bị quan trên quở trách nên lấy làm bực chí (Liệt truyện). Thế rồi tháng chín năm Nhâm Thân (1812), ông lại xin về

nghỉ, nói là để xây mộ ông Quế Hiên (tức Nguyễn Nễ).

Những tâm sự trong quãng thời gian làm quan lắm gian nan rối rắm này được Nguyễn Du ghi lại trong tập thơNam trung tạp ngâm, tất cả có bốn mươi bài.

Xưa nay quan trường vẫn là nơi hung hiểm, lòng người khúc khuỷu khó lường. Thi nhân luôn phải cẩn thận giữ mình, luôn phải thủ thế chỗ này chỗ kia, cuộc sống không thể tránh khỏi những tiếng thở dài ngao ngán. Nghe nhà thơ bộc bạch về cuộc sống chốn tường mận vườn đào ta có thể hiểu được phần nào:

Thượng uyển oanh kiều đa đố sắc

(Tống nhân)

(Những con oanh đẹp trong vườn thượng uyển ghen nhau vì sắc đẹp).

Quan trường như vườn thượng uyển nhiều hoa sắc mà những con oanh ghen nhau sắc đẹp. Ởđó, nhà thơ không có ai làm bầu bạn. Ông lại luôn phải tự dặn mình:

Bàng hữu phong di tính tối toan.

(Ngẫu thư công quán bích II)

(Hoa đào chớ cậy chúa xuân yêu, Bên cạnh có dì gió tính rất chua ngoa.)

Số là các quan đứng đầu các dinh trấn lúc đó có quan Kí lục, quan Cai bạ, quan Lưu thủ. Họ

chia làm hai phe: phe gồm những người từng theo Gia Long từ hồi còn ở trong Nam và phe những người từng làm quan thời Lê Trịnh. Giữa hai phe thường hiềm nghi, chèn ép nhau. Hơn nữa, Nguyễn Du là con cháu một vọng tộc thời Lê, từng nuôi chí phò Lê phục quốc cuối cùng ra làm quan triều Nguyễn thì càng không tránh khỏi bị người này, người kia gièm pha, xét nét. Cho nên có lúc ông than thở:

Khoáng dã biến mai vô chủ cốt, Thù phương độc thác hữu quan thân. Sự lai đồ lệ giai kiêu ngã,

Lão khứ văn chương diệc tị nhân.

(Ngẫu đắc)

(Trên đồng ruộng khắp nơi vùi xương vô chủ, Phương xa một mình gửi cái thân làm quan.

Khi gặp việc bọn đầy tớ lính hầu đều lên mặt với ta, Già đến rồi, văn chương cũng xa lánh người.)

Rồi lại e dè, sợ sệt:

Vô lụy vịưng chiêu quỷ trách, Bất tài đa khủng tốc quan phi.

(Giang đầu tản bộ I)

(Không lụy nên chưa chuốc lấy sự trách móc của quỷ, Bất tài nên hay sợ rước lấy sai lầm trong việc quan.)

Với tình cảnh ấy, cuộc sống ấy, ta cũng dễ hiểu vì sao nhà thơ cất lên những câu ai oán:

Phàm sinh phụ kỳ khí, Thiên địa phi sở dung.

(Điệu khuyển)

(Phàm sinh ra mang khí phách khác thường, Thì trời đất không có chỗ dung.)

Rồi lại tự mỉa mai mình:

Hữu hình đồ dịch dịch Vô bệnh cố câu câu.

(Thu chí)

(Có thân hình chỉ vất vả

Không bệnh mà lưng khom khom.) Có khi bực chí đến mức nghĩđến cái chết:

Quyên ai mạc báo sinh hà bổ, Nhi nữ thành quần tử bất phương.

(Giang đầu tản bộ II)

(Ơn trên chưa báo được mảy may, sống có ích gì, Trai gái hàng đàn, chết cũng được.)

Không phải tự nhiên mà Nguyễn Du có suy nghĩ tiêu cực như vậy. Trước đây, một người thân của ông đã phải chịu tai vạ từ triều đình. Đó là trường hợp người anh ruột thân thiết của ông - Nguyễn Nễ.

Tâm sự của Nguyễn Du trong những năm tháng làm quan ở phương Nam lắm gian nan rối rắm này làm ta nhớ đến tình cảnh bi đát của Nguyễn Trãi trong triều đình khi xưa. Nếu trong chiến tranh, ông dâng Bình Ngô sách, được Lê Lợi tin dùng, đối đãi vào hàng quân sư, cùng bàn bạc việc quân cơ. Nhờ tài thao lược, chiến lược Tâm công cùng tài ngoại giao, tài viết thư thảo hịch, Nguyễn Trãi đã dùng ngòi bút của mình để dụ hàng quân giặc. Kháng chiến thành công, khi triều đình định công ban thưởng, dù công lao vào bậc nhất, nhưng ông chỉ được ban quốc tính (họ Lê), phong tước Quan phục hầu, chức Thượng thư Bộ Lại, kiêm Nhập nội Hành khiển và trông coi Môn hạ sảnh, tức những chức quan đối nội, lo việc triều đình, ở bậc hai, bậc ba trong hàng ngũ quan chức đời Lê.

Sau thắng lợi một năm, đầu năm 1429, Lê Lợi nghi ngờ Trần Nguyên Hãn, một tướng giỏi vốn là dòng dõi nhà Trần định mưu phản, nên sai người đi bắt hỏi tội. Trần Nguyên Hãn nhảy xuống sông tự vẫn. Vì Nguyên Hãn là anh em họ của Nguyễn Trãi nên ông cũng bị bắt giam vì nghi ngờ có liên quan tới tội mưu phản. Sau đó vì không có chứng cứ buộc tội, vua Lê lại thả ông ra. Tuy nhiên cũng từ đó ông không còn được trọng dụng như trước nữa.

Thực chất, cuộc thanh trừng công thần của Lê Thái Tổ có động cơ từ việc muốn thiên hạ hết mong nhớ nhà Trần; đồng thời cũng là cuộc tranh chấp quyền lực thời bình giữa các tướng có xuất thân họ hàng hoặc cùng quê với vua Lê - do Lê Sát đứng đầu - và các tướng xuất thân vùng khác, tiêu biểu là Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo. Hơn nữa đó lại còn là cuộc tranh chấp ngôi thái tử giữa con cả

của vua là Lê Tư Tề (người từng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và được Nguyên Hãn ủng hộ) với con thứ Lê Nguyên Long (được Lê Sát ủng hộ).

Bị oan khuất, sau khi ra khỏi ngục, Nguyễn Trãi làm bài Oan thán bày tỏ nỗi bi phẫn, trong đó có câu:

Chúng báng cô trung tuyệt khả liên. (Danh hư thực họa nên cười quá, Bao kẻ dèm pha xót người trung.)

Nguyễn Trãi cũng thấm thía cái hiểm hóc, quanh co của chốn quan trường:

Đã biết cửa quyền nhiều hiểm hóc Cho hay đường lợi cực quanh co.

(Ngôn chí 19)

Lúc khác ông thốt lời mỉa mai chua chát:

Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn Lòng người quanh tựa nước non quanh.

(Bảo kính cảnh giới 9)

Đáng sợ thay miệng thế, lòng người! Và đáng buồn thay cho cuộc đời, bởi chim phượng thì không được bay cao còn loài ác điểu thì tha hồ bay liệng:

Phượng những tiếc cao, diều hãy liệng Hoa thì hay héo, cỏ thường tươi.

(Tự thuật 9)

Tâm sự của Nguyễn Du, của Nguyễn Trãi đều là những triết lí thế sự giản dị mà sâu sắc, được

đúc kết từ những trải nghiệm đau đớn về cuộc đời.

Nhưng không phải chỉ vì những chuyện riêng mà Nguyễn Du uất ức. Trong khoảng thời gian ông ra làm quan, triều đình đã xảy ra nhiều chuyện nhiễu nhương khiến ông không thể không phiền lòng. Năm Gia Long thứ 10 (1811), phát giác ra chuyện Đặng Trần Thường, Nguyễn Gia Cát, Vũ Quý

Đĩnh làm sắc giả bán lấy tiền, hoặc phong cho ông cha, bố mẹ vợ mình làm phúc thần. Đặng Trần Thường lúc đó là thượng thư bộ Binh, Nguyễn Gia Cát là tham tri bộ Lễ, Vũ Quý Đĩnh là Thiêm sư bộ

Lễ. Làm cả thảy hơn năm trăm sáu mươi đạo sắc giả, trong đó có cả đạo sắc phong cho Hoàng Ngũ

Phúc, tướng nhà Trịnh – kẻ thù của nhà Nguyễn – chức Thanh danh văn võ thánh thần đại vương. Những chuyện hiềm khích rồi hãm hại nhau thì nhiều vô kể. Hơn nữa lúc bấy giờ, tệ quan lại tham nhũng, đục khoét dân lành là vấn đề nổi cộm của triều đình. Trong dân gian còn lưu truyền câu ca nói lên sự căm ghét của dân chúng đối với quan lại:

Con ơi nhớ lấy câu này

Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan.

Trong khi đó, dù được vào kinh đô nhận chức, rồi thăng chức nhiều lần nhưng cuộc sống riêng của vị quan Nguyễn Du vẫn rất đạm bạc. Một mình ông làm quan ở phương Nam còn vợ con vẫn ở lại quê nhà. Nhà thơ luôn phải đau lòng vì mười miệng trẻ đói mặt càng xanh như rau, lo lắng đến thắt ruột vì quê hương nắng hạn lâu ngày, trong khi mình thì một thân nằm bệnh ở thành phía đông:

Cố hương cang hạn cửu phương nông, Thập khẩu hài nhi thái sắc đồng.

(Ngẫu hứng IV)

(Quê hương nắng hạn lâu ngày làm hại việc nông, Mười miệng trẻđói mặt cùng xanh như rau.)

Thập khẩu đề cơ Hoành lĩnh bắc, Nhất thân ngọa bệnh đế thành đông.

(Ngẫu đề)

(Mười miệng kêu đói ở phía Bắc Hoành Sơn, Một thân nằm bệnh ở phía đông Hoàng thành.) Có khi ông chạnh lòng trước cảnh:

Hữu nhất nhân yên lương khả ai, Phá y tàn lạp sắc như khôi. Tự nhân đãn mịch đạo bàng tẩu, Tri thị Thăng Long thành lí lai.

(Ngẫu hứng V)

(Có một người kia thật đáng thương, Áo rách nón xơ sắc mặt xám như tro. Tránh người chỉ tìm ven đường mà bước, Biết là người trong thành Thăng Long đến.)

Đó là hình ảnh của một trong rất nhiều những người dân đói khổ phải rời bỏ làng mạc quê hương đi phiêu tán, sống dật dờ qua ngày. Dù là thuở còn lưu lạc trên những nẻo đường gió bụi hay khi

đã là một vịđại quan, Nguyễn Du không thể không đau lòng trước những hiện thực ấy.

Hơn nữa, thân làm quan nhưng nhà thơ sớm nhận ra sự vinh hoa, hưảo của vòng danh lợi; tỏ ra không một chút thiết tha, cầu vị. Xuyên suốt hai tập thơđầu tiên, nhiều lần ông đề cập đến điều đó. Lúc thì ông cho rằng cái giàu sang tự nghìn xưa chỉ để cung cấp cho sự tranh đoạt; rồi thấm thía mọi mưu

đồ bá chủ trên đời này rốt cuộc cũng đều bị nước chảy mây trôi cuốn sạch. Lúc khác lại than thở rằng vinh hoa chỉ như người mặc áo gấm đi đêm, danh lợi như mây buổi sớm:

Dạ tú vinh hoa thân ngoại huyễn, Triêu vân danh lợi nhãn tiền phi.

(Đại tác cửu thú tư quy)

Danh lợi như mây buổi sớm, đổi khác trước mặt.)

* * *

Trong thời gian làm quan ở phía Nam, nhà thơ không còn chìm trong bế tắc, tuyệt vọng như trước. Song tác giả cũng chưa từng có được sự thanh thản khi bước chân vào chốn quan trường. Có đến 20 lần ông bày tỏước nguyện qui cố hương [23, tr.71]. Điều đó chứng tỏ Nguyễn Du luôn cảm thấy day dứt, ân hận, luôn bị giằng xé trong nhiều mâu thuẫn nội tâm. Dường như ông thấy mình đã chọn lầm đường - con đường mà càng dấn thân vào, con người càng mất dần đi thiên tính tốt đẹp:

Thanh sam tẩu biến hồng trần lộ, Viên hạc hà tòng nhận cựu lân.

(Đồng Lư lộ thượng dao kiến Sài Sơn)

(Chiếc áo xanh đi khắp đường bụi hồng

Con vượn, con hạc làm sao nhận ra được láng giềng cũ.)

Điểm nhìn Nam trung tạp ngâm vẫn mang tính hướng nội song cảm nhận của vị quan về bản thân

đã có nhiều đổi khác. Ông không còn phải khóc thương cho sự cùng đường, bế tắc của một con người lỡ thời, thất thế nhưng lại phải đau xót, tủi thẹn vì nguy cơđánh mất mình. Thơ Nguyễn Du thời kỳ này chất chứa những mệt mỏi, chán chường, thất vọng. Ông thất vọng về mình - vì đã không giữ vẹn được tấm tình thủy chung với non xanh, với tùng cúc, hươu nai. Ông thất vọng về chốn quan trường - vì những tưởng khi nhập thế sẽ làm nên sự nghiệp, sẽ giúp ích cho đời nhưng cuối cùng cũng chỉ là kẻ bị

trói buộc bởi năm đấu gạo. Ông giống như một người không muốn trôi theo dòng chảy kia nhưng chẳng thể nào thoát khỏi được vòng xoáy dữ dội của nó nên đành chấp nhận. Điều đau xót nhất là, khi bước chân vào nẻo thanh vân cũng là khi hoài bão, ước mơ dần nguội tắt.

Nhưng trong chính khoảng thời gian này, vị quan họ Nguyễn bắt đầu có những nhận thức sâu sắc về bản chất xã hội đương thời. Đó không phải là nơi cho những con người có hùng tâm, tráng chí cất cánh bay cao. Người nghệ sĩ trong ông khi nhìn lại những biến động của thời đại đã không thể không

đau đớn cho cuộc đời trong cảnh loạn lạc bể dâu:

Tạc giảđại khuy sinh vật đức

(Pháo đài)

(Trước kia đã thương tổn rất nhiều đến cái đức hiếu sinh của tạo hóa)

Tam quân cựu bích phi hoàng diệp Bách chiến tàn hài ngọa lục vu

(Trên lũy cũ ba quân lá vàng bay lả tả

Xương tàn trăm trận đánh vẫn nằm trong bãi cỏ xanh.)

Khoáng dã biến mai vô chủ cốt.

(Ngẫu đắc)

(Trên đồng ruộng khắp nơi vùi thân vô chủ)

Phong xuy cổ trủng phù vinh tận Nhật lạc bình sa cốt chiến cao.

(Ngẫu thư công quán bích)

(Gió thổi vào nấm mồ xưa, vinh hoa hưảo tan hết Mặt trời tà trên bãi cát, đống xương chiến trận đã cao.)

Tâm sự của Nguyễn Du trong Nam trung tạp ngâm đã không còn giới hạn trong những bất hạnh,

đổ vỡ riêng tư mà phản chiếu cách nhìn nhận, đánh giá về bản chất của một xã hội trong chiều đi xuống.

Nguyễn Du phải ra nơi tường mận vườn đào khi trong lòng đã hoàn toàn nguội lạnh giấc mộng gác vàng, lại gặp những nhiễu nhương của chốn quan trường, cộng với những điều trông thấy mà đau

đớn lòng hằng ngày cho nên chẳng bao giờ thấy ông nhẹ nhõm, thảnh thơi, lòng lúc nào cũng trĩu nặng

ưu tư.

Một phần của tài liệu NGUYỄN DU VÀ CON ĐƯỜNG HOẠN LỘ QUA THƠCHỮHÁN (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)