Xét về nội dung, qua các sáng tác của Nguyễn Du, nét nổi bật chính là sựđề cao xúc cảm, tức đề
cao tình. Điều quan trọng hàng đầu, là sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh. Cái nhìn nhân đạo này khiến ông được đánh giá là tác giả tiêu biểu của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Riêng với Truyện Kiều, kiệt tác này còn thấm đẫm tinh thần ngợi ca, trân trọng vẻđẹp kì diệu của tình yêu lứa đôi.
Về mặt nghệ thuật, Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc, như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành… nên ở thể thơ nào, ông cũng có bài xuất sắc. Đặc biệt hơn cả là tài làm thơ bằng chữ Nôm của ông, mà bằng chứng là ởTruyện Kiều, đã cho thấy thể thơ lục bát có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn của thể loại truyện thơ.
Về chữ Hán, Nguyễn Du có ba tập thơ:
Thanh Hiên thi tập gồm 78 bài thơ, được sáng tác từ năm Tây Sơn kéo quân ra Bắc (1786) cho
đến những năm kết thúc giai đoạn Nguyễn Du làm quan ở Bắc Hà (1804). Tập thơ ghi lại tâm sự của một thời thanh niên đầy hùng tâm tráng chí nhưng thời vận lỡ làng, số phận long đong, đành ôm trong lòng mối u uất không cách gì giải tỏa được.
Nam trung tạp ngâm gồm gần bốn mươi bài thơđược sáng tác trong giai đoạn từ lúc nhà thơđược thăng hàm Đông các điện học sĩ vào làm quan ở kinh đô Phú Xuân đến hết thời kỳ làm Cai bạ dinh
Quảng Bình (từ năm 1805 đến 1812). Ở tập Nam trung là tâm sự của nhà thơ trên con đường làm quan lắm gian nan rối rắm. Xưa nay quan trường vẫn là nơi hung hiểm, lòng người khúc khuỷu khó lường. Thi nhân luôn phải cẩn thận giữ mình, luôn phải thủ thế chỗ này chỗ kia, cuộc sống không thể tránh khỏi những tiếng thở dài ngao ngán.
Bắc hành tạp lục gồm 132 bài thơ, được sáng tác trong thời gian Nguyễn Du được nhà Nguyễn cử làm chánh sứ sang Trung Quốc tuế cống (từ 1813 đến 1814). Đây là tập thơđược sáng tác trong thời gian ngắn nhất song lại có số lượng nhiều nhất, đó là điều đáng lưu tâm. Có lẽ đúng như giáo sư
Nguyễn Lộc nhận xét : Khi có dịp đi sứ Trung Quốc, nhà thơ tìm thấy một nguồn đề tài vô tận để nói những điều mình muốn nói (…) mỗi một cảnh, mỗi một di tích, mỗi một con người của quá khứ và hiện tại trên đất nước Trung Hoa như xác nhận thêm một lần nữa những điều nhà thơ từng nghiền ngẫm, nung nấu [24, tr.417]. Cái tâm sự sâu thẳm như nước sông Lam dưới chân núi Hồng mà khi còn ở nhà, thi nhân không thể bộc bạch, không thể giải tỏa thì nay được giãi bày tự nhiên, chân thật trên trang giấy. Những điều tai nghe mắt thấy trên đường đi sứđã thấm nhuần trong bề rộng cảm xúc và chiều sâu chiêm nghiệm, được thể hiện bằng ngòi bút trác tuyệt của bậc đại thi hào cho nên Bắc hành tạp lục
vượt lên trên những tập thơđi sứ khác vềđộ chín của cảm xúc và sự tài hoa. Về chữ Nôm, sáng tác của Nguyễn Du gồm có:
Đoạn trường tân thanh gồm 3254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Đây là đỉnh cao trong sáng tác Nguyễn Du đồng thời là kiệt tác của văn học Việt Nam.
Văn chiêu hồn (tức Văn tế thập loại chúng sinh), hiện chưa rõ thời điểm sáng tác. Tác phẩm được làm theo thể song thất lục bát, gồm 184 câu thơ chữ Nôm. Nguyễn Du viết bài thơ chiêu hồn cho nhiều hạng người khác nhau, kể cả những người thuộc tầng lớp phong kiến quý tộc. Song tấm lòng nhân ái của nhà thơ vẫn hướng về những thân phận nhỏ bé, dưới đáy xã hội… Do giá trị nhân đạo sâu sắc mà
Văn Chiêu hồnđã được phổ biến rộng rãi, kể cả trong phạm vi nhà chùa.
Ngoài ra Nguyễn Du còn là tác giả của các tác phẩm: Tháclời trai phường nón, 48 câu, được viết bằng thể lục bát; Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ, 98 câu, viết theo lối văn tế. Hai bài này được sáng tác khoảng thời gian Nguyễn Du về sống ở Nghệ An, sau bị quân Tây Sơn bắt giữ rồi thả.
* * *
Sống giữa một thời kì đầy những phong ba bão táp lịch sử, Nguyễn Du mãi băn khoăn trong lẽ
xuất xử, hành tàng. Hơn nữa hoàn cảnh xuất thân cũng khiến ông không dễ sớm nhận ra chân lí của thời đại. Ông mang chí lớn bước vào đời khi vận nhà Lê đã hết; ông không hợp tác với Tây Sơn trong khi đó là lực lượng tiến bộ của thời đại và cuối cùng, ra lại phải ra làm quan cho triều Nguyễn khi trong
lòng đã hoàn toàn nguội lạnh giấc mộng công danh, không còn nghĩ đến chuyện rong ruổi. Cuộc đời Nguyễn Du là một chuỗi bi kịch như thế.
Nhưng xét cho cùng, vấn đề quan trọng ở Nguyễn Du không phải là thái độ của ông đối với triều
đại này hay triều đại nọ mà ở chỗ ông đã yêu ghét, trăn trở, suy tư như thế nào trước cuộc đời. Nguyễn Du có thể lầm lạc trong lẽ xuất - xử song ông lại yêu - ghét rất đúng, rất phân minh. Vì vậy, tìm hiểu con đường hoạn lộ của ông không phải để tổng kết những công trạng của ông đối với triều đại mà để
hiểu được khi đứng giữa thời cuộc, Nguyễn Du nhìn người, nhìn đời, nhìn thời đại mình như thế nào. Cách nhìn ấy hẳn cho ta nhiều chiêm nghiệm sâu sắc, quý giá.
CHƯƠNG 2