- Tâm trạng hoảng hốt đau buồ n lo âu (kh
3. Lòng yêu cuộc sống cuồng nhiệt, thái độ sống vội vàng tham lam
- Câu thơ 31 có 3 tiếng ngắn gọn tạo cảm giác nhưđang nén lại nỗi buồn và sự
chán nản mở ra niềm khát khao rạo rực qua các điệp ngữ: “ta muốn ôm”, “ta muốn riết”, “ta muốn say”, “ta muốn thâu”.
- Câu thơ cuối là một khát vọng mãnh liệt, một cách chế ngự thiên nhiên và tận hưởng mọi vẻđẹp của cuộc đời một cách rất hình tượng qua động từ “cắn”.
Xuân Diệu đã bộc lộ tình yêu, niềm giao cảm với đời một cách chân thành, mãnh liệt và rất Xuân Diệu.
III. Tổng kết
GV nêu câu hỏi: Em hãy nêu nhận xét về hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu trong bài thơ? Qua bài thơ ta có thể hình dung một con người Xuân Diệu như thế nào?
Sau khi HS trả lời, GV tổng kết lại:
- Bài thơ có cách dùng từ ngữ, hình ảnh thật độc đáo, mới lạ, gợi tả. Giọng thơ
biến đổi linh hoạt theo tâm trạng của nhà thơ.
- Bài thơ biểu hiện sự gắn bó hết mình với cuộc sống, với tuổi xuân của nhà thơ.
Dặn dò HS: Học thuộc bài + thuộc một số câu thơ đoạn thơ tiêu biểu, chuẩn bị
bài Tràng giang theo câu hỏi 1, 2, 3 sách giáo khoa trang 144.
TRÀNG GIANG (1 tiết)
Huy Cận
A. Mục đích yêu cầu
Giúp HS cảm nhận được vẻđẹp đầy gợi cảm của bức tranh “trời rộng sông dài” vừa có màu sắc cổ điển vừa gần gũi thân thiết được vẽ nên bằng những nét chấm phá đơn sơ mà tinh tế. Qua đó còn bộc lộ tâm trạng bơ vơ, buồn bã, lòng yêu đời, khát khao được hoà hợp với con người; đồng thời hiểu được tình cảm quê hương
đất nước là một nội dung cảm xúc nổi bật của bài thơ.
B.Nội dung dạy học I. Giới thiệu
Gọi HS đọc phần tiểu dẫn (phần giới thiệu về tác giả) trong sách giáo khoa, tóm tắt lại một số ý trọng tâm, sau đó GV nhấn mạnh:
- Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới.
- Sáng tác cả trước và sau cách mạng. Trước cách mạng, hồn thơ Huy Cận “ảo não” thê lương; sau cách mạng, tiếng thơ tràn đầy lạc quan.