Tác phẩm Tràng giang của Huy Cận

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ VÀO DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI THƠ TRỮ TÌNH Ở LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔTHÔNG (Trang 52 - 54)

Huy Cận là một trong số ít tác giả được giới thiệu học xuyên suốt trong chương trình phổ thông. Ở cấp 2, cụ thể là lớp 9 (chương trình cũ), HS học tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá (sáng tác ở giai đoạn sau Cách mạng), cấp 3 học hai tác phẩm: lớp 11 học bài thơ Tràng giang (sáng tác trước Cách mạng), đến lớp 12 học tác phẩm Các vị La Hán chùa Tây Phương (sáng tác sau Cách mạng). Nhưng có thể nói giá trị nhất, tiêu biểu nhất làm nên phong cách thơ Huy Cận chính là bài thơ Tràng giang. Bài thơ này (cùng với tác phẩm Thu điếu của Nguyễn Khuyến,

Thương vợ của Trần Tế Xương) cũng vừa được công bố là một trong số 100 bài thơ hay thế kỉ XX được đọc giả cả nước bình chọn trong đêm thơ Nguyên Tiêu do

Dạy bài này, vấn đề quan trọng cần giúp HS làm rõ là bút pháp nghệ thuật vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ và tâm trạng buồn, cô đơn, khát khao hoà nhập với con người ở nhà thơ. Từ hai ý trọng tâm này, GV hướng dẫn HS khai thác tác phẩm qua những vấn đềđược đặt ra như sau:

- Chất cổ điển và hiện đại ở bài thơ. Đây là yếu tố làm nên phong cách thơ

Huy Cận, làm nên cái nét riêng, cái hồn của tác phẩm này. Bài thơ rất gần gũi, hình

ảnh thơ quen thuộc, bàng bạc phong vị thơ cổ nhưng vẫn thể hiện những nét độc

đáo mới mẽ của Thơ mới. Nghĩa là người đọc vừa nhận thấy ở bài thơ những chất liệu quen thuộc (chất Đường thi thấm đượm từ thi đề, thi tứđến thi liệu); đồng thời cũng cảm nhận được rất rõ những sáng tạo độc đáo của nhà thơ (ở hình ảnh thơ, thể

thơ, dấu ấn thơ tượng trưng Pháp). HS phải chỉ ra được điều này để qua đó cảm thụ được bức tranh thiên nhiên trong bài thơ, tâm trạng nhà thơ.

- Tâm trạng nhân vật trữ tình. Đây là vấn đề có rất nhiều khía cạnh để khai thác, từđó giúp hiểu thêm không chỉ tâm sự của tác giả mà còn là tâm sự của những trí thức tây học, của một lớp người trẻ tuổi trước Cách mạng. Bao trùm bài thơ là nỗi buồn, không phải là cái buồn thoáng qua, cái buồn vấn vương như sương khói, cũng không phải là cái buồn bi lụy, bi thảm, bi thương, mà là nỗi buồn “ảo não” thê lương, buồn sầu triền miên không dứt, một cái buồn đẹp - nỗi buồn thời đại. Nguyên nhân, giá trị, sắc thái nỗi buồn này HS phải lí giải làm rõ được. Như vậy mới có thể có được nhận định khái quát, chính xác về bài thơ, về phong trào Thơ

mới. Bên cạnh đó, cũng có thểđặt vấn đề để HS suy nghĩ về tư tưởng bài thơ: đây là rung cảm của thi nhân trước vẻ đẹp của thiên nhiên hay là tình yêu giang sơn đất nước. Xác định được điều này cũng đồng nghĩa với việc phủ nhận ý kiến cho rằng nỗi buồn trong bài thơ là nỗi buồn bi lụy, bi thương.

- Một vấn đề nữa cần đặt ra đối với HS là tìm hiểu giọng điệu trong bài thơ

(giọng điệu này được tạo nên bởi nhịp điệu (nhịp thơ thất ngôn) và thanh điệu (luân phiên bằng trắc, từ láy, ngôn ngữ tổ chức theo nguyên tắc song song trùng điệp...) tạo âm điệu buồn cho bài thơ, góp phần thể hiện tâm trạng nhà thơ). Ở bài thơ này

giọng điệu góp phần đắc lực trong việc thể hiện nỗi buồn, tâm trạng cô đơn... của tác giả.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ VÀO DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI THƠ TRỮ TÌNH Ở LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔTHÔNG (Trang 52 - 54)