Bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ VÀO DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI THƠ TRỮ TÌNH Ở LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔTHÔNG (Trang 91 - 94)

- Tâm trạng hoảng hốt đau buồ n lo âu (kh

2.3.2.2.Bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương

2. Qua cách nhìn cảnh vật, anh, chị hiểu như thế nào về tâm sự nhà thơ?

2.3.2.2.Bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương

Hướng dẫn HS tìm hiểu tác phẩm, rèn luyện năng lực tư duy, khả năng sáng tạo qua hệ thống câu hỏi có 14 câu, trong đó có 3 câu hỏi nvđ.

Câu 1. Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp thơ của Tú Xương. Hoàn cảnh sống của Tú Xương có ảnh hưởng gì đến công việc sáng tác của ông?

Câu hỏi nhằm điểm lại những nét chính về cuộc đời cũng như sáng tác của Tú Xương giúp HS vừa hiểu về hoàn cảnh sống, con người nhà thơ, vừa có thêm cơ sở để hiểu bài thơ (ngoài các yếu tố ngôn ngữ).

Câu 2. Dựa vào phần tiểu dẫn, anh, chị hãy giới thiệu đôi nét về bà Tú?

Tìm hiểu về nhân vật trong tác phẩm trữ tình. Hình tượng nhân vật trong bài thơ là con người thật, cụ thể ngoài đời. Vì thế những chi tiết này rất cần thiết cho việc cảm thụ bài thơ.

Câu 3. Hoàn cảnh Tú Xương vào thời điểm sáng tác bài thơ?

Đây là tư liệu trực tiếp để tìm hiểu tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ. Các câu hỏi trên nhằm vào các yếu tố ngoài văn bản, không trực tiếp tìm hiểu bài thơ nhưng lại rất cần thiết cho việc cảm thụ tác phẩm trong quá trình phân tích.

Câu 4. Hình ảnh bà Tú xuất hiện xuyên suốt từ đầu đến cuối bài thơ, như vậy lời tâm sự trong bài thơ có phải là của bà?

Câu hỏi nvđ. Đây là câu hỏi giúp HS phân biệt hai loại nhân vật trong bài thơ. Nếu không lưu ý điều này, HS sẽ theo thói quen chỉ tập trung phân tích hình ảnh bà Tú (nhân vật trong tác phẩm trữ tình), thiên về ca ngợi nhân vật này (bởi nhân vật bà Tú nổi bật trong bài thơ) mà không làm rõ được trọng tâm là tấm lòng của ông Tú (nhân vật trữ tình). Đối với câu hỏi này, từ những điều đã biết (về cuộc đời tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ, về tiểu sử bà Tú, những chi tiết miêu tả trong bài thơ, tựa đề tác phẩm...), HS phải suy luận để thấy được bà Tú với sự vất vả, đảm

đang, tháo vát... chỉ là một cái cớ để từ đó ông Tú giãi bày tâm trạng của chính mình - đây cũng là nội dung tư tưởng, chủđề của tác phẩm.

Câu 5. Nghĩa bài thơ qua trình tự kết cấu của thể thất ngôn?

Câu hỏi kiểm tra khả năng đọc - hiểu văn bản của HS. Đồng thời câu hỏi này cũng luyện tập cho HS thao tác tóm tắt tác phẩm.

Câu 6. Bài thơ có hai giọng điệu khác nhau và đối lập nhau. Theo anh, chị sự đối lập giọng điệu sẽ mang lại hiệu quả gì?

Câu hỏi nvđ. Câu hỏi này không chỉ yêu cầu HS nhận diện được giọng điệu (qua sắc thái biểu cảm của từ ngữ, ngữ điệu...) mà còn phải từ giọng điệu đó xác

định, gọi tên tâm trạng chủ thể trữ tình.

Câu 7. Qua 4 câu thơ, hình ảnh bà Tú hiện lên cụ thể, sinh động như thế nào? Tìm những từ ngữ có giá trị tạo hình được dùng rất xác đáng ởđây?

Câu hỏi phát hiện. Từ 4 câu thơ, HS phải tìm ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả bà Tú. Qua đó, phác hoạ bức chân dung nhân vật trong bài thơ, cảm nhận được gánh nặng gia đình trên vai nhân vật này, đó cũng là sự vất vả, đảm đang, chịu thương chịu khó của “thân cò”.

Câu 8. Cách “đếm” trong câu: “Nuôi đủ năm con với một chồng” có gì đặc biệt so với cách nói thông thường? Ý nghĩa của điều đó?

Câu hỏi tìm hiểu về mặt nghệ thuật. Trả lời câu hỏi này để HS nhận ra biện pháp nghệ thuật đảo ngữ, cách nói hóm hỉnh được tác giả sử dụng trong bài thơ. Quan trọng hơn, HS phải chỉ ra được giá trị của những cách nói nghệ thuật ấy.

Câu 9. Cách nói trong hai câu 3, 4 có gì đặc biệt? Tìm một số câu ca dao trong đó có dùng hình ảnh “con cò” để nói về thân phận của người phụ nữ, người vợ, người mẹ?

Đây cũng là câu hỏi tìm hiểu về mặt nghệ thuật của tác phẩm. Với câu hỏi này, HS sẽ phát hiện ra biện pháp đảo ngữ, ẩn dụ, đối lập trong hai câu thơ. Đặc biệt sẽ

lưu ý được HS sự sáng tạo độc đáo trong việc vận dụng ca dao của Tú Xương, đó là không so sánh ví von mà đồng nhất trực tiếp thân phận bà Tú với thân cò; từ đó nhấn mạnh, khắc sâu hơn cái vất vả cực nhọc của thân phận bà Tú. Câu hỏi này cũng nhằm kiểm tra vốn kiến thức văn học dân gian ở HS. Qua việc tìm hiểu cách nói trong hai câu thơ, HS cũng sẽ cảm nhận được tấm lòng của ông Tú đối với vợ.

Câu 10. Hai câu thơ gợi ấn tượng gì? Cảm xúc gì? Hay một cảm nghĩ gì về hình ảnh bà Tú?

Câu hỏi phân tích hai câu thơ 5 và 6. Câu hỏi này giúp HS biết cách bám vào từ ngữ then chốt để tìm hiểu thơ. Đồng thời cũng giúp HS nhận diện vốn văn học dân gian đã được biến hoá tài tình trong thơ Tú Xương.

Câu 11. Bài thơ kết thúc là tiếng chửi, theo anh, chị tiếng chửi ở đây là ai chửi? Chửi ai? Chửi cái gì? Có gì đáng quý trong tiếng chửi này?

Câu hỏi phân tích, giúp HS tìm hiểu giọng điệu thứ hai trong bài thơ, từ đó hiểu nỗi phẫn uất trong lòng nhà thơ, đó cũng là tâm trạng nhân vật trữ tình. HS rất dễ nhầm lẫn đây là lời của nhân vật bà Tú, hoặc có thể hiểu sai nghĩa tiếng chửi “cha mẹ” nên câu hỏi này có giá trị giúp HS định hướng được cách hiểu câu thơ.

Câu 12. Tình cảm của ông Tú đối với vợ như thế nào qua những câu tả bà Tú và những câu tự giễu của nhà thơ?

Câu hỏi khái quát. Trên cơ sở những điều vừa phân tích HS phải đưa ra nhận xét khái quát về tấm lòng nhà thơ, đó cũng là nội dung chủđạo của bài thơ. Câu hỏi này yêu cầu HS phải biết nhận ra đâu là ý chính, ý bao trùm nhất, phải tìm được những từ ngữ khái quát nhất để diễn tả tình cảm, tâm trạng nhà thơ.

Câu 13. Bài thơ viết theo thể thơ Đường luật nhưng lại rất giàu màu sắc dân gian. Hãy chỉ ra những yếu tố nghệ thuật đã tạo nên màu sắc ấy?

Câu hỏi tổng kết về mặt nghệ thuật, đồng thời nhấn mạnh yếu tố truyền thống, sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ trong việc vận dụng vốn văn học dân gian.

Câu 14. Qua bài thơ, anh, chị thấy suy nghĩ và tình cảm của nhà thơ có gì đáng trân trọng, nhất là khi ông lại là một nhà nho, sống trong xã hội phong kiến?

Câu hỏi nvđ, rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, khả năng suy luận, đánh giá vấn đề cho HS. Từ những điều vừa phân tích, HS vận dụng làm cơ sở để phát biểu suy nghĩ của riêng bản thân mình. Câu hỏi cũng có thể tạo ra không khí tranh luận nếu có nhiều ý kiến bất đồng giữa HS với nhau.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ VÀO DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI THƠ TRỮ TÌNH Ở LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔTHÔNG (Trang 91 - 94)