Bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ VÀO DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI THƠ TRỮ TÌNH Ở LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔTHÔNG (Trang 94 - 97)

- Tâm trạng hoảng hốt đau buồ n lo âu (kh

2. Qua cách nhìn cảnh vật, anh, chị hiểu như thế nào về tâm sự nhà thơ?

2.3.2.3. Bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Giáo án thiết kế 9 câu hỏi, trong đó có 3 câu hỏi nvđ. Hệ thống câu hỏi này sẽ

dẫn dắt HS khám phá tác phẩm, đồng thời đây cũng là quá trình rèn luyện các năng lực tư duy cho HS.

Câu 1. Đọc bài thơ, anh, chị thấy tâm trạng của thi nhân diễn biến như thế nào?

Câu hỏi phát hiện. Câu hỏi này hình thức giống như yêu cầu HS tóm tắt tác phẩm. Nhưng đây là tác phẩm thơ trữ tình nên phần tóm tắt là diễn biến tâm trạng

nhân vật trữ tình. Nhận diện được diễn biến tâm trạng này cũng chính là nhận ra

được bố cục của bài thơ, mở ra hướng khai thác tác phẩm.

Câu 2. Qua đoạn thơ, anh, chị thấy cái nét riêng trong tình yêu cuộc sống của Xuân Diệu là gì? Phân tích và chứng minh điều đó qua ý tưởng táo bạo của nhà thơ (4 câu đầu), qua bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống con người (9 câu sau).

(Gợi ý HS: Yêu cuộc sống nào ? Mức độ yêu ra sao?)

Câu hỏi phân tích. Qua việc phân tích những câu thơ thể hiện ý muốn táo bạo của nhà thơ, phân tích bức tranh thiên nhiên, cuộc sống tươi đẹp mà nhà thơ miêu tả để cảm nhận được lòng yêu cuộc sống của một hồn thơ yêu đời tha thiết. Câu hỏi này cũng giúp HS phát hiện ra được một quan niệm sống rất mới, rất riêng của Xuân Diệu, làm nên phong cách nhà thơ: yêu mãnh liệt cuộc sống trần thế xung quanh mình.

Câu 3. Vì sao đang yêu đời, đam mê như thế, nhà thơ bỗng hoảng hốt, đau buồn? So với những người cùng thời, nỗi buồn trong thơ Xuân Diệu có gì khác?

Câu hỏi nvđ. Câu hỏi tạo bước chuyển sang tâm trạng hoảng hốt, đau buồn, lo âu của nhân vật trữ tình. Trên cơ sở những điều đã biết, HS sẽ tìm nguyên nhân hợp lí để lí giải nỗi buồn này, để chỉ ra nét khác ở Xuân Diệu với những thi sĩ cùng thời (nhằm mục đích nhận thấy nét sáng tạo, đóng góp của Xuân Diệu). Ở đây, ngoài việc tái hiện lại tri thức, HS còn phải có sự nhận định, đánh giá những tri thức đó để

có được những ý xác đáng nhất. Câu hỏi này không chỉ kiểm tra vốn kiến thức mà còn đo khả năng nhìn nhận, đánh giá, khái quát vấn đề của HS.

Câu 4. So sánh bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ này với đoạn thơ trước. Từđó hãy cho biết cái đẹp nhất, hấp dẫn nhất trên cõi đời này đối với nhà thơ là gì?

Câu hỏi so sánh, khái quát. Mục đích so sánh nhằm nhận thấy được hai tâm trạng đối lập nhau, đó cũng là bức tranh tâm trạng của nhân vật trữ tình. Từđó phần nào cảm nhận được quan niệm nhân sinh mới mẽ của nhà thơ Xuân Diệu.

Câu 5. Anh, chị có thể lí giải vì sao nhà thơ lại nồng nhiệt, hối hả đến với cuộc sống như vậy? Tâm trạng đó được thể hiện qua hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu của đoạn thơ như thế nào?

Câu hỏi phân tích đoạn thơ cuối, cũng là tâm trạng yêu đời, yêu cuộc sống cuồng nhiệt, thái độ sống vội vàng, tham lam của nhà thơ. Trước khi tìm những chi tiết biểu hiện cho tâm trạng này trong đoạn thơ, HS phải lí giải được nguyên nhân dẫn đến tâm trạng đó. Việc tìm hiểu chi tiết cũng sẽ giúp HS cảm nhận được nét mới lạ, độc đáo trong bút pháp nghệ thuật thơ Xuân Diệu. (Phần sẽ tìm hiểu ở câu hỏi kế tiếp).

Câu 6. Xuân Diệu được xem là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới, là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”. Anh, chị có tán thành nhận xét trên không? Vì sao?

Câu hỏi nvđ. Vấn đề đặt ra trong câu hỏi này không quá khó đối với HS. Tuy nhiên, để trả lời được, trước hết, HS phải xác định được những yếu tố thuộc nội dung và hình thức nào là mới mẽ; sau đó phải thẩm định xem trong số đó, yếu tố

nào mang phong cách Xuân Diệu, là sáng tạo độc đáo của nhà thơ nhằm khẳng định ý kiến trên. Từ việc đưa ra những nhận định về những vấn đề nhỏ như thế, dần HS sẽ tự rèn luyện được cho mình khả năng xem xét, đánh giá vấn đề, nghĩa là khả

năng tư duy độc lập của bản thân.

Câu 7. Có thể nêu cách hiểu của anh, chị về tựa đề bài thơ Vội vàng?

Câu 8. Những cách tân của Thơ mới qua ngòi bút Xuân Diệu?

Hai câu hỏi tổng kết về nội dung và nghệ thuật. Các câu hỏi này giúp HS có cảm nhận tổng hợp về toàn bộ giá trị bài thơ, khắc sâu hơn những điều HS cần ghi nhớ, đồng thời cũng rèn luyện khả năng biết khái quát vấn đề từ những chi tiết có sẵn.

Câu 9. Anh, chị nghĩ như thế nào về quan niệm sống của Xuân Diệu (tích cực, tiêu cực)? Từ quan niệm sống này anh, chị có suy nghĩ gì về cuộc sống thực tại của mình?

Câu hỏi nvđ. GV nêu câu hỏi này đồng nghĩa với việc tạo cho HS cơ hội để

trình bày suy nghĩ, quan niệm của chính bản thân mình. Với những kiến thức vừa học cùng với những hiểu biết của bản thân, HS nêu cảm nhận, đánh giá của mình về

với mọi người. Câu hỏi này cũng tạo ra bầu không khí tranh luận giữa HS với nhau (thậm chí cả GV với HS) nếu có nhiều ý kiến bất đồng, nếu GV biết khéo léo dẫn dắt.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ VÀO DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI THƠ TRỮ TÌNH Ở LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔTHÔNG (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)