Niềm vui trước vẻ đẹp bất tận của thiên nhiên

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ VÀO DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI THƠ TRỮ TÌNH Ở LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔTHÔNG (Trang 134 - 135)

- Tâm trạng hoảng hốt đau buồ n lo âu (kh

1.Niềm vui trước vẻ đẹp bất tận của thiên nhiên

GV nêu câu hỏi: Nội dung chính của bốn câu thơ đầu? Biện pháp nghệ

thuật được sử dụng trong đoạn thơ? Tác dụng?

Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và diễn giảng:

- Mở đầu là bốn câu thơ ngũ ngôn, tác giả nêu bật ý muốn điều khiển cả

vũ trụđể giữ mãi vẻđẹp của thiên nhiên:

+ Điệp từ “tôi muốn” có giá trị khẳng định cái tôi cá nhân của tác giả: muốn giữ cho vũ trụ ngừng quay, giữ cái đẹp, giữ thời gian lại mãi  Ý muốn táo bạo - muốn đoạt quyền của tạo hoá.

+ Từ ngữ oai nghiêm mệnh lệnh: “tắt”, “buộc”: khát khao cuộc sống không tàn phai – yêu cuộc sống mãnh liệt.

GV nêu câu hỏi: Nội dung của 9 câu thơ tiếp theo? Cảnh vật được miêu tả trong đoạn thơ hiện ra như thế nào? Đem lại những cảm tưởng gì? Biện pháp nghệ thuật được sử dụng để miêu tả thiên nhiên?

- 9 câu tiếp theo: Niềm vui say, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên:

+ Điệp ngữ “này đây”: sự phong phú bất tận của vẻđẹp thiên nhiên. + Dưới cái nhìn của nhà thơ, mùa xuân là một khu vườn vui tươi, đẹp

đầy sức sống và trong đó mọi vật đều say đắm khúc xuân tình: ong bướm dập dìu bay, chim chóc ca hót rộn ràng, hoa nở trên đồng nội, lá non phơ phất trên cành tơ...

+ So sánh độc đáo, đầy gợi cảm:

 “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi / Mỗi sáng sớm thần Vui hằng gõ cửa”: Mỗi buổi sớm thần Vui gõ cửa căn nhà vũ trụ và ban mai bừng lên với ánh bình minh rực rỡ. Nguồn ánh sáng ấy như phát ra từđôi mắt xinh đẹp của người thiếu nữ mỗi lần nàng chớp hàng mi.

 “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”: mùa xuân đầy hấp dẫn từ đó nhà thơ thể hiện niềm khát khao mãnh liệt về tình yêu, về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người.

GV nêu câu hỏi: Tâm trạng Xuân Diệu trong đoạn thơ thứ hai như thế nào?

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ VÀO DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI THƠ TRỮ TÌNH Ở LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔTHÔNG (Trang 134 - 135)