Tập trung khai thác những yếu tốt ạo cơ sở cho tình huống có vấn

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ VÀO DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI THƠ TRỮ TÌNH Ở LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔTHÔNG (Trang 34 - 44)

Như trên đã nói, dhnvđ không phải là pp mới lạ. Vận dụng nvđ vẫn trên cơ sở

quan điểm dạy học quen thuộc: dạy theo loại thể. Dựa trên những đặc trưng loại thể để đặt ra những vấn đề cho HS phải giải quyết, nghĩa là HS tự khám phá tác phẩm dưới sự hướng dẫn của người thầy, từđó dần hình thành ở các em khả năng tư duy

độc lập, phát huy tính chủ động, tích cực của bản thân. Tính nvđ thể hiện ở việc kiến thức được HS tìm thấy bằng khả năng tư duy của chính mình chứ không phải là kiến thức bị áp đặt. Như vậy, rõ ràng nvđ là cách thức giúp HS cảm thụ tác phẩm một cách chủđộng theo khả năng nhận thức trên cơ sở dựa vào đặc điểm loại thể.

Từ quan điểm này, trong quá trình phân tích thơ trữ tình, GV cần tập trung khai thác những yếu tố sau và đặt ra vấn đề cho HS giải quyết.

Sự khác nhau giữa nhân vật trữ tình và nhân vật trong tác phẩm trữ tình

Trong thơ trữ tình, hình tượng nhân vật trữ tình gắn liền với nội dung của tác phẩm. Nhân vật trữ tình “là hình tượng người trực tiếp thổ lộ suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng trong tác phẩm” 58, tr.359. Tuy nhiên, nhân vật trữ tình trong thơ lại biểu hiện rất đa dạng, rất khó để phân biệt đối với HS phổ thông. Sách Làm Văn lớp 11 54, tr.52 - 53 có phân biệt hai loại nhân vật trữ tình, đó là “nhân vật trữ tình là chính tác giảvà “nhân vật trữ tình nhập vai”. Thông thường, đọc thơ ta thấy

được cả thế giới nội tâm của nhà thơ, hiểu thêm nhiều chi tiết về cuộc đời, về cá tính sáng tạo của nhà thơ. Với tác phẩm Từ ấy, ta bắt gặp một Tố Hữu – người thanh niên lần đầu được gặp gỡ lí tưởng cộng sản và trở thành một chiến sĩ hăng hái; với Quê mẹ, Mẹ Tơm ta lại thấy một tình cảm khác ở nhà thơ, đó là nỗi nhớ

quê, nhớ mẹ, là tình cảm yêu mến, kính trọng, biết ơn đối với mẹ, với nhân dân, với tổ quốc... Bài thơSóng cho ta cảm nhận về một Xuân Quỳnh với tâm hồn khát khao một tình yêu mãnh liệt, thuỷ chung. Qua Vội vàng ta lại bắt gặp một Xuân Diệu yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt nhưng cũng rất đỗi băn khoăn trước cuộc đời... Trong thơ trữ tình, tình cảm riêng của nhà thơ bao giờ cũng gắn với tình cảm chung, có ý nghĩa khái quát, nói cách khác, tình cảm này vừa có sắc thái cá nhân vừa có ý nghĩa xã hội. Do đó, nhân vật trữ tình trong thơ là một hình tượng khái quát. Nhà thơ tự

hệ người. Nỗi buồn trong Tràng giang không phải là nỗi buồn áo não của riêng một mình Huy Cận mà đó là nỗi buồn của cả một thế hệ, “con nai vàng ngơ ngác” Lưu Trọng Lư cũng chính là hình ảnh của một lớp người có ý thức về thân phận, về

trách nhiệm – những thanh niên trí thức thời vong quốc. HS phải ý thức điều này khi phân tích thơ và cần tránh lấy đời tư tác giả gán ghép áp đặt vào tâm trạng nhân vật trữ tình.

Nhưng không phải lúc nào tâm trạng trong thơ cũng đều là tâm trạng của chính nhà thơ. Có khi nhà thơ hoá thân vào một nhân vật khác, tạo thành nhân vật trữ tình nhập vai. Tâm trạng trong Bà Bủ; Bầm ơi; Êmili, con là tâm trạng của những bà mẹ, của người cha đã được Tố Hữu nói thay, nói hộ. Cháu bé trong nhà

lao Tân Dương rõ ràng không phải là cảnh ngộ của chính Hồ Chí Minh trong

những ngày lao tù... Dù giữa tâm trạng nhân vật trữ tình do tác giả sáng tạo nên và tâm trạng bản thân tác giả có mối liên hệ mật thiết với nhau, nhưng cần có sự phân biệt để khi nhận định tính chân thật, tính tiêu biểu của tâm trạng trữ tình không có sự lẫn lộn.

Nhân vật trữ tình khác với nhân vật trong thơ trữ tình. “Nhân vật trong thơ trữ

tình là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tình cảm, là nguyên nhân trực tiếp khơi dậy nguồn tình cảm của tác giả” 58, tr.359. Trong Khóc Dương Khuê, Dương Khuê là nhân vật trong thơ trữ tình. Bên cạnh nhân vật này còn có một nhân vật khác nổi rõ hơn với những cảm xúc và tình cảm được bộc lộ: từ thảng thốt bàng hoàng đến đau

đớn xót xa. Nhân vật này là nhân vật trữ tình, cũng chính là hiện thân của tác giả

Nguyễn Khuyến. Hay trong Thương vợ, bà Tú là nhân vật trong thơ trữ tình, nhân vật trữ tình là ông Tú, một Tú Xương vừa xót xa thương cảm cho vợ, vừa hối hận

ăn năn, tự phán xét lên án chính bản thân mình.

Tuy nhiên, việc phân biệt hai loại nhân vật này không phải là dễ dàng đối với HS phổ thông bởi nhiều lí do. Thứ nhất, trong tác phẩm thơ trữ tình không phải chỉ

có duy nhất nhân vật trữ tình, HS sẽ dễ nhầm lẫn giữa nhân vật trữ tình và nhân vật trong thơ trữ tình; mặt khác, nhân vật trữ tình lại được thể hiện rất đa dạng trong các tác phẩm. HS phổ thông với kiến thức về lí luận văn học chưa đầy đủ sẽ rất khó để

nhận ra điều này. Thứ hai, khả năng cảm thụ thơ của các em còn sự hạn chếở một mức độ nhất định. Có rất ít HS đọc thơ mà phân biệt được ngay hai loại nhân vật này, có thể hiểu đúng và cảm thụ được tác phẩm. Dễ thấy phần nhiểu HS đều đánh

đồng hai loại nhân vật và khẳng định hình tượng nhân vật hoặc tâm trạng trong tác phẩm là của chính tác giả, từđó hiểu không chính xác bài thơ.

Như vậy, khi hướng dẫn HS phân tích thơ trữ tình cần đặt ra những vấn đề như đã nêu nhằm hướng các em vào tìm hiểu thấu đáo nội dung tình cảm được tác giả

bộc lộ. Trên cơ sở này, GV có thểđặt ra các câu hỏi nvđ cho các em cảm thụ, khám phá tác phẩm một cách sáng tạo.

Giọng điệu trong bài thơ

Trong cuốn Văn học và học văn 28, để góp phần đổi mới quan niệm, pp dạy học văn, tác giảđã phê phán cách dạy văn “bám lấy từ” đang diễn ra trong thực tiễn dạy học văn ở trường phổ thông. Theo cách này, trong quá trình hướng dẫn HS phân tích thơ ở trên lớp, GV thường chỉ ra một số từ trong câu, đoạn thơ và suy ra nội dung của câu, đoạn thơ từ nghĩa của từ đó, hoặc chỉ ra những biện pháp nghệ

thuật đã được tác giả sử dụng. Cách dạy như thếđã dẫn đến thói quen chỉ biết “bám lấy từ” để phân tích, hiểu thơ một cách hết sức vụng về, ngô nghê, từ đó làm hạn chế sự cảm thụ, rung động để khám phá chiều sâu của bài thơ ở HS. Thực ra, đối với những câu thơ có “nhãn tự” thì việc chỉ ra được những “nhãn tự” với đầy đủ ý nghĩa là điều cần thiết, nhưng những câu thơ như vậy rất hiếm. Và việc gọi tên, nhấn mạnh những biện pháp nghệ thuật mà không chỉ ra được giá trị của những biện pháp ấy trong khi phân tích thơ là một việc làm vô nghĩa. Tác giả gọi đây là một “tai họa” trong dạy học văn ở trường phổ thông. Từ đó ông đề cập đến một pp giảng dạy văn chương rất đặc trưng: lưu ý đến giọng điệu trong thơ (văn).

Có thể nhận định đây là một ý kiến có ý nghĩa thiết thực đối với những GV bộ

môn văn đang hàng ngày trực tiếp đứng lớp. Bởi vì giọng điệu trong thơ (ở đây chỉ đề cập đến thơ) có vai trò rất quan trọng. M.B.Khrapchencô từng khẳng định: “Đề

tài, tư tưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong một môi trường giọng điệu nhất

đối với những mặt khác nhau của nó” [24, tr.9]. Câu thơ có giọng điệu mới là câu thơ có hồn. Một bài thơ cho dù từ ngữ có thông báo nhiều nội dung quan trọng đến

đâu nhưng nếu không có giọng điệu thì đọc lên vẫn nhạt nhẽo, vô vị. Giọng điệu sẽ

góp phần biểu hiện mặt chủ quan trong nội dung của nghệ thuật vì “về cơ bản giọng

điệu bộc lộ tình cảm chủ quan của nhà văn, thái độ và cách đánh giá của nhà văn về

sự vật, hoàn cảnh và con người” 66, tr.535. Giọng điệu là yếu tố hàng đầu làm nên phong cách nhà văn. Những tác phẩm lớn thường có nhiều giọng điệu hoặc có nhiều sắc thái, giọng điệu trên cơ sở một giọng điệu chính. M.B.Khrapchencô phân biệt “giọng điệu chủ yếu” và bên cạnh đó là các “sắc điệu khác” bao quanh nó với tư

cách “bè”, “đệm” [24, tr.9]. Nếu phân chia giọng điệu theo loại tình cảm thì sẽ có giọng bi, hài, trữ tình hay châm biếm, lãng mạn, anh hùng ca hay dằng xé, xung đột 66, tr.535. Đây là vấn đề GV cần lưu ý để đặt ra những câu hỏi nvđ xoáy vào giọng điệu nhằm giúp HS tìm tòi, phát hiện nét độc đáo được nhà thơ biểu hiện.

Dạy bài Tống biệt hành của Thâm Tâm, GV không thể bỏ qua yếu tốđa giọng

điệu trong bài thơ: có giọng điệu buồn nhưng rắn rỏi, ít nhiều có cái day dứt về cuộc

đời, có giọng điệu xót thương da diết, có bâng khuâng... Các giọng điệu này được thể hiện rất linh hoạt. Ở đoạn đầu là giọng bâng khuâng tha thiết nhưng gân guốc rắn rỏi, diễn tả tâm trạng nhân vật trữ tình: vừa ngỡ ngàng, vừa xót thương day dứt. Những đoạn còn lại có giọng ngang tàng diễn tả thái độ cứng cỏi, dứt khoát của người ra đi; có giọng điệu buồn thương thể hiện nỗi lòng người ở lại... Giọng điệu, khẩu khí trong bài thơđã khắc họa được dáng điệu ngang tàng, ngạo nghễ của trang nam nhi mang chí lớn, quyết tâm dứt khoát ra đi nhưng vẫn man mác buồn thương. Chính giọng bi hùng đã làm nên cái hồn, phong cách riêng ở bài thơ, khiến thi phẩm nổi lên như một nốt nhạc lạ trên thi đàn những năm 30 – 45. Để giúp HS nắm bắt

được giọng điệu này, GV có thể nvđ bằng cách đưa ra nhận định về lối thể hiện của tác giả trong bài thơ (giọng bi hùng), từđó HS tìm ra các sắc thái, các biểu hiện của giọng điệu qua ngữ âm, từ vựng, cú pháp, tiết tấu trong tác phẩm.

Đến với bài thơĐây mùa thu tới của Xuân Diệu, chúng ta cảm thấy tâm trạng u buồn ngân nga lan toả trong những câu thơđầu rất ấn tượng, nó sẽ chi phối giọng

điệu của cả bài thơ. GV có thể hướng HS vào phân tích những biện pháp nghệ thuật

đã tạo nên nỗi u buồn trong cảm xúc thu, cách cảm nhận, thái độ của thi nhân đối với mùa thu, từđó xác định giọng điệu của đoạn thơ, bài thơ. Nhận diện được đúng giọng điệu mới có thể cảm nhận được tâm trạng buồn bã cô đơn của nhà thơ cũng như của tuổi trẻ thời vong quốc mà bài thơ thể hiện.

Tương tự, có thể thấy giọng mỉa mai, châm biếm trong Hỏi thăm quan tuần mất cướp của Nguyễn Khuyến, Mồng hai tết viếng cô Kí của Trần Tế Xương. Giọng điệu này toát lên từ cách xưng hô, gọi tên, dùng từ... của nhà thơ. Đồng thời, những yếu tố nghệ thuật nói đó cũng cho thấy rõ sự khác nhau trong phong cách của hai nhà nho. Đều là trào phúng, song ở Nguyễn Khuyến có sự thâm trầm kín đáo và cũng không kém chua cay của vị Tam Nguyên làng Yên Đỗ; còn với Tú Xương, một ông Tú tài từng lao đao với tám lần thi lại có giọng chan chát, “đao to búa lớn”,

đập thẳng vào mặt đối tượng mà không chút nể vì.

Từ những điều trên có thể thấy giọng điệu có vai trò vô cùng quan trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của bài thơ cũng như làm nên phong cách tác giả. Vì thế, phân tích thơ không thể không tập trung phân tích giọng điệu của tác giả trong bài thơ.

Tính hàm súc của ngôn ngữ

Tính hàm súc của ngôn ngữ – “khả năng có thể nói được nhiều nhất bằng một số lượng ít nhất các yếu tố ngôn ngữ” 11, tr.27 – là đặc trưng của ngôn ngữ văn học. Trong thơ, đặc trưng này càng quan trọng. Người làm thơ phải chọn lọc từ ngữ

sử dụng, chọn lọc cách diễn đạt để làm sao tạo ra được những hình tượng “lắng

đọng, kết tinh, có sức khêu gợi lớn” 23, tr.58. Người cảm thụ cũng phải vận dụng rất nhiều năng lực ngôn ngữ, tưởng tượng, tư duy... để “gọi” ra cái hình ảnh, giọng

điệu, cảm xúc mà nhà thơ đã dệt nên. Nói cách khác, thông qua một lượng từ rất hạn chế, nhà thơ đã nói được rất nhiều điều và người đọc thơ phải bằng lượng từ ít

ỏi đó để nắm bắt được nội dung cảm xúc của bài thơ. Đặc trưng này sẽ là điểm tựa

để qua đó GV dẫn dắt HS khám phá tác phẩm bằng hệ thống các câu hỏi, trong đó có câu hỏi nvđ.

Sở dĩ có tính chất hàm súc bởi ngôn ngữ văn chương là kết tinh của việc sử

dụng ngôn ngữ hàm chứa nhiều tầng nghĩa để tạo ra sự đa nghĩa. Một từ trong câu thơ có thể có nghĩa trong lời (nghĩa tường minh, ý tại ngôn trung), có nghĩa ngoài lời (nghĩa hàm ẩn, ý tại ngôn ngoại). Nghĩa hàm ẩn không nằm trên câu chữ, đó là tầng nghĩa gián tiếp được tạo nên bởi những yếu tố ngoài ngôn ngữ. Có thể là hình

ảnh, là âm thanh tạo nên, có khi lại do phương thức chuyển nghĩa của từ, do nhịp

điệu, giọng điệu thơ mà có... Đọc hai câu thơ:

Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông, Chúa xuân đâu hỡi có hay không?

(Xúc cảnh – Nguyễn Đình Chiểu)

nếu chỉ dừng lại ở tầng nghĩa cụ thể, nghĩa do câu chữ gợi ra thì không thể nào hiểu

được giá trị nội dung, cảm nhận được cảm xúc trong bài thơ. Câu thơ đâu chỉ là chuyện “hoa cỏ” ngậm ngùi “ngóng” đợi “gió xuân”, phải đặt câu thơ trong mối quan hệ với toàn bài thơ, liên hệ với hoàn cảnh thực tế lúc đó để thấy được chủ thể

ngóng đợi là ai, ngóng đợi điều gì, tâm trạng thế nào...

Không hiếm trường hợp HS phân tích thơ với cách hiểu thơ thật “ngây thơ”, thậm chí là ngô nghê. Với khả năng, trình độ của mình, thông thường các em chỉ

nhìn thấy, hiểu được câu thơ ở cấp độ nghĩa câu chữ (nghĩa tường minh), rất ít em cảm thụ được tầng nghĩa sâu xa nằm sau các từ ngữ đó, mà tầng nghĩa này mới là quan trọng, đó mới chính là những thông tin thẩm mĩ và là nhân tố cốt yếu thuộc nội dung cảm xúc của bài thơ.

Hai câu thơ:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

(trích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng) đã được HS hiểu một cách “trần trụi” mà không thấy được tầng nghĩa quan trọng nằm sau cách nói, cách sắp xếp câu chữđặc biệt ấy. Đó là sự bệnh tật, cơ cực nhưng lại cũng rất đẹp, vẻđẹp dữ dội oai hùng của những người lính Tây Tiến. Chữ nghĩa của Quang Dũng ở hai câu thơ thật tài hoa.

chịu đựng. Nhưng ẩn ý của câu thơ lại nằm ở chỗ khác, đó chính là vẻđẹp hào hùng kiêu dũng của những người lính Tây Tiến. Thế nhưng, muốn “đào xới” được đến tầng nghĩa này lại không đơn giản mà đòi hỏi người đọc phải trải qua những bước tìm tòi, phát hiện, phải nhận ra được giọng điệu của câu thơ, cách dùng từ, đảo từ

rất độc đáo của nhà thơ. Tính hàm súc của ngôn ngữ thơ chính là như vậy.

Hay trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi, nếu không nắm được biện pháp nghệ thuật nhân hoá, thán từ nhà thơ đã dùng, HS khó mà hiểu được, khó mà cảm nhận được hết hình ảnh được miêu tả cũng như ý nghĩa biểu tượng sâu sắc cho

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ VÀO DẠY HỌC MỘT SỐ BÀI THƠ TRỮ TÌNH Ở LỚP 11 TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔTHÔNG (Trang 34 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)