Khối lượng trái phiếu Chính phủ huy động phải nằm trong giới hạn nợ cho phép

Một phần của tài liệu Thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiệnx (Trang 76 - 77)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN THIỆN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM

3.1.3.Khối lượng trái phiếu Chính phủ huy động phải nằm trong giới hạn nợ cho phép

nợ cho phép

Phải xác định rõ tỷ lệ vay cho phù hợp với khả năng của nền kinh tế, trong đó số dư nợ nước ngoài không được vượt quá 50% GDP và không cao hơn 150% kim ngạch xuất khẩu. Vay nợ phải được sử dụng để chi cho đầu tư phát triển, tuyệt đối không sử dụng cho nhu cầu chi tiêu dùng và không để lại gánh nặng nợ cho các thế hệ mai sau. Khi vay nợ dưới hình thức phát hành TPCP thì sẽ làm cho chi tiêu của Chính phủ tăng lên, GNP cũng tăng, vay nợ thông qua phát hành TPCP có tác động mạnh đến cung cầu tiền tệ, lạm phát và lãi suất thị trường vốn. Do vậy, việc xác định được mức độ vay nợ hợp lý là rất qua trọng, nó quyết định đến khối lượng vay nợ và khả năng trả nợ trong tương lai. Chính vì vậy, vay nợ cần phải có giới hạn so với GDP, thông thường giới hạn nợ được xác định như sau:

rg g z N − = (3.1)

Trong đó: - N là giới hạn nợ so với GDP - g là tốc độ tăng trưởng kinh tế - z là tỷ lệ bội chi NSNN

Ngoài ra, một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô mà Chính phủ Việt Nam cam kết phấn đấu là duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001-2010 là 7,5%/ năm, kiểm soát lạm phát ở mức dưới 5% và mức độ thâm hụt NSNN dưới 5% GDP. Chính phủ Việt Nam đã cam kết với IMF và WB duy trì tỷ lệ bội chi NSNN giai đoạn 2001- 2005 (theo cách tính của quốc tế) là dưới 3,6% GDP, và lãi suất thực dự tính 2%, như vậy giới hạn nợ Chính phủ (tính theo tiêu chuẩn quốc tế) là 65% GDP. Khi đã xác định được giới hạn nợ Chính phủ cần xác định được tỷ trọng và khối lượng từng loại TPCP phát hành cho phù hợp và hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiệnx (Trang 76 - 77)