Theo thống kê, cho thấy khối lượng phát hành và dư nợ TPCP Nhật Bản từ năm 1994 đến năm 2004 như sau:
Nguồn: Bộ Tài chính
Khối lượng phát hành và dư nợ TPCP của Nhật Bản năm sau cao hơn năm trước, TPCP Nhật Bản phát hành chủ yếu tập trung vào các loại trái phiếu dài hạn và siêu dài hạn, cụ thể trái phiếu dài hạn loại 30 năm tăng 400 tỷ Yên, loại 15 năm tăng 500 tỷ Yên, loại 20 năm tăng 2.100 tỷ Yên; song trái phiếu ngắn hạn loại 2 năm giảm gần 2.000 tỷ Yên. Ở Nhật bên cạnh việc phát hành tín phiếu kho bạc, còn có các loại kỳ phiếu kho bạc có coupon, kỳ phiếu kho bạc chiết khấu và trái phiếu kho bạc dài hạn. Tại Nhật TPCP được phát hành theo hai phương thức cơ bản đó là: Đấu thầu và bảo lãnh phát hành. Đấu thầu TPCP được ủy thác cho NHTW thực hiện theo hai phương pháp định giá Hà Lan và Mỹ. Tổ hợp bảo lãnh trái phiếu bao gồm các
ngân hàng, các tổ chức tín dụng và tiết kiệm, các công ty tài chính và các định chế tài chính nước ngoài, tổ hợp bảo lãnh phát hành ở Nhật Bản gồm có 788 tổ chức tài chính. Bộ Tài chính phối hợp với NHTW và các tổ chức bảo lãnh phát hành trong việc quy định lãi suất; dự toán NSNN hàng năm được Quốc hội thông qua, Bộ Tài chính đưa ra kế hoạch phát hành TPCP cụ thể cho từng thời điểm trong năm, kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở trao đổi, thống nhất với NHTW và các tổ chức bảo lãnh phát hành; TPCP Nhật được niêm yết tại Sở GDCK.
Ngoài trái phiếu do Chính phủ phát hành, tại Nhật còn có các loại trái phiếu do chính quyền địa phương và các cơ quan chính phủ phát hành. Đối với trái phiếu chính quyền địa phương muốn phát hành ra công chúng thì phải được sự đồng ý của Bộ Nội vụ; các cơ quan của Chính phủ được phép phát hành trái phiếu như các ngân hàng, tổ chức tín dụng... các tổ chức này thuộc sở hữu Nhà nước, được phép huy động vốn tài trợ cho các mục tiêu phát triển, ngoài các tổ chức trên còn có tổ chức Tiết kiệm Bưu điện cũng tham gia huy động vốn của các tầng lớp dân cư và sử dụng số tiền huy động được để mua TPCP hoặc cho các cơ quan Chính phủ vay lại. Đối với các đợt phát hành trái phiếu coupon, Bộ Tài chính Nhật sẽ quy định mức lãi suất coupon trên cơ sở phối hợp với Tổ hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ trước khi tổ chức đấu thầu; thông lệ thì mức lãi suất coupon xác định căn cứ vào mức giá đấu thầu bình quân thấp hơn mệnh giá, lãi suất của các đợt phát hành TPCP được căn cứ vào các điều kiện trên và thực trạng của thị trường. Thị trường trái phiếu ở Nhật bản gồm có: Thị trường TPCP và thị trường trái phiếu của các tổ chức Chính phủ, thị trường trái phiếu chính quyền địa phương, thị trường trái phiếu ngân hàng và trái phiếu công ty; trong đó thị trường TPCP là thị trường trái phiếu có quy mô và khối lượng giao dịch lớn nhất ở Nhật.