Trái phiếu công trình

Một phần của tài liệu Thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiệnx (Trang 48 - 50)

KẾT QUẢ ĐẤU THẦU TPCP QUA TTGDCK GIAI ĐOẠN 2000

2.2.1.3.Trái phiếu công trình

Trong năm 1992, Đảng và Nhà nước đã quyết định đầu tư xây dựng đường dây tải điện Bắc - Nam 500KV; ngày 20/4/1992 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định số 134/HĐBT giao cho Bộ Tài chính và KBNN phát hành tín phiếu kho bạc (tín phiếu đường dây 500 KV), để huy động vốn cho công trình này.

Đây là lần đầu KBNN phát hành trái phiếu công trình TW, phát hành bắt đầu từ tháng 7/1992. Tín phiếu đường dây 500 KV có kỳ hạn là 1 năm, 2 năm và 3 năm; lãi suất tương ứng là 4,2%/năm, 4,5/năm và 5%/ năm; từ ngày1/7/1993 các mức lãi suất này được điều chỉnh lên tương ứng là 6%/năm, 6,5%/năm và 7%/năm. Giá trị tín phiếu đường dây 500KV được bảo đảm theo giá trị của vàng; tín phiếu được ghi thu và chi bằng đồng Việt Nam; loại tín phiếu này không mang tính bắt buộc đối với các tầng lớp dân cư, nhưng lại mang tính chỉ tiêu và nghĩa vụ đối với các doanh nghiệp. Tín phiếu kho bạc phát hành để huy động vốn xây dựng đường dây tải điện Bắc Nam 500KV có nhiều đặc điểm khác biệt so với các loại tín phiếu khác phát hành cùng thời kỳ; có ba loại kỳ hạn tương ứng với ba mức lãi suất khác nhau, người dân có thể lựa chọn mua tín phiếu bằng vàng hoặc USD (chỉ áp dụng đối với các KBNN Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Nam Hà) trên cơ sở giá quy đổi do KBNN công bố tại thời điểm phát hành;

Tổng số vốn huy động được của tín phiếu đường dây 500 KV tính từ tháng 7/1992 đến tháng 12/1994 là 334 tỷ đồng, đạt gần 28% trong tổng số vốn cần huy động là (1.213 tỷ đồng); lý do dẫn đến kết quả huy động vốn còn thấp chủ yếu là lãi suất tín phiếu đường dây 500KV thấp hơn so với các loại tín phiếu kho bạc phát hành cùng thời kỳ, nên chưa thực sự tạo được sự hấp dẫn đối với người mua; ngoài ra trong thời kỳ này giá vàng trên thị trường có nhiều biến động; do đó, có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả huy động vốn. Tín phiếu đường dây 500KV, ngoài ý nghĩa thông thường về mặt kinh tế nó còn mang ý nghĩa chính trị sâu sắc; đợt phát hành này đã thực sự nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền, đoàn thể từ TW đến cơ sở trong quá trình vận động, phát hành. Song do điều kiện kinh tế - xã hội, đời sống của các tầng lớp dân cư thời kỳ này còn nhiều khó khăn, thị trường có nhiều biến động về giá cả các loại hàng hoá, do vậy số vốn huy động để xây dựng đường dây tải điện 500KV mới chỉ đạt gần 7% tổng số vốn đầu tư cho công trình. Kể từ khi Nghị định số 72/CP về quy chế phát hành TPCP ra đời, tiếp theo là Nghị

định số 01/2000/NĐ-CP và Nghị định số 141/2003/NĐ-CP; phương thức phát hành trái phiếu công trình đã được hoàn thiện và nhân rộng ra nhiều công trình khác, kết

Một phần của tài liệu Thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiệnx (Trang 48 - 50)