Tác phẩm văn chương, nhất là những tác phẩm xuất sắc bao giờ cũng là những văn bản nghệ thuật đa nghĩa bởi tự nĩ đã chứa đựng những đại lượng nghệ thuật thẩm mỹ, những nguồn thơng tin đa dạng. Tiếng nĩi của nhà văn qua tác phẩm là một tiếng nĩi đa thanh, nhiều giọng. Nhà văn hiện thực Nga I.Tuốcghênhép đã từng cho rằng hạnh phúc lớn nhất đối với nhà văn là được viết đúng sự thật, cho dù sự
thật đĩ khơng giống với mong muốn của nhà văn. Và Lỗ Tấn chính là một trong những nhà văn như thế. Ơng quan niệm rằng, viết văn là một quá trình gian lao, nĩ
địi hỏi nhà văn “thứ nhất là kiên nhẫn, thứ hai là nhận chân, thứ ba là nhẫn trường. Nhẫn trường là phải nỗ lực khơng ngừng, khơng được tự mãn với những thành tích nhất thời. Nhận chân là yêu cầu nhà văn phải thận trọng, cĩ tinh thần
trách nhiệm và thực sự cầu thị. Kiên nhẫn địi hỏi nhà văn khơng được lùi bước trước những khĩ khăn nhất thời” [31,tr 121]. Rõ ràng với phương châm như thế, “danh thủ về truyện ngắn Lỗ Tấn” (Phađéep) đã để lại cho đời những tác phẩm văn chương cĩ sức lay động ngân vang đến muơn đời.
Lỗ Tấn suốt đời là một người tìm đường. Việc ơng băn khoăn suy tính cho sự
chuyển hướng nghề nghiệp của mình đã chứng minh cho quá trình quyết tâm tìm một con đường đúng đắn để cứu quốc gia, đồng bào. Plekhanov từng cho rằng : khi người nghệ sĩ nhắm mắt trước những biến cố của xã hội, thời đại đĩ, thì những giá trị thừa hưởng từ tư tưởng trong tác phẩm của họ sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Và tác phẩm của họ khơng tránh khỏi sẽ bị lãng quên. Sự vĩđại của Lỗ Tấn nằm ở khả
năng nắm bắt những khuynh hướng xã hội chính của thời đại ơng, tiếp thu những tư
tưởng tiến bộ và đánh giá chính xác bản chất của đấu tranh giai cấp trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ mà tác phẩm của ơng là tiếng vọng mang tính văn chương nhất. Là người thư ký trung thành của thời đại mình, người chiến sĩ của giới tinh thần, Lỗ Tấn đã kiên quyết dùng ngịi bút đấu tranh khơng khoan nhượng với tất cả
những gì cản trở sự đi lên của dân tộc Trung Hoa. Ơng đã tình nguyện trở thành người chiến sĩ tiên phong lãnh trách nhiệm khai phá, mở ra con đường văn học hiện thực vơ sản như Chủ tịch Mao Trạch Đơng đã từng phát biểu về ơng “trên mặt trận văn hĩa, Lỗ Tấn đại diện cho sốđơng của dân tộc. Ơng là vị anh hùng xung phong vào trận địa kẻ thù một cách chuẩn xác nhất, nhiệt tình nhất” (Bàn về chủ nghiã dân chủ mới). “Nếu như nhà chính trị thường chú ý đến cái tất yếu, đến logic cái cần phải làm, thì nghệ sĩ lại quan tâm đến những gì xảy ra đằng sau cái logic ấy. Đối với nhà văn, quan trọng khơng phải chỉ mặt trước của tấm huy chương mà cịn cả
mặt sau của nĩ”[10,tr16] . Với Lỗ Tấn, nỗi lịng luơn trăn trở trước những mảnh
đời đau khổ, những kiếp sống lầm than, đã khiến ơng quyết định chọn truyện ngắn như là một vũ khí đắc lực phục vụ ý đồ sáng tác của mình. Nhà văn đã phả lên trang viết của mình những giá trị tinh thần to lớn, mang nhịp đập thời đại, trong đĩ ơng là người chẩn bệnh và kê đơn chữa bệnh, trong đĩ ơng vừa vạch ra các khuyết tật, lại vừa cảm thơng an ủi và chỉ lối đi cho con người. Người đọc nhận ra sự phê
phán của ơng đồng thời lại xúc động do ơng luơn nâng con người lên chứ khơng hạ
thấp họ. Dường như khi căm giận ơng thét to, nhưng khi đau đớn ngịi bút ơng dừng lại nghẹn ngào giữa những hàng chữ. Ay chẳng phải là tấm lịng của một nhà nhân
đạo lớn hay sao ?
Về thi pháp Lỗ Tấn cĩ rất nhiều vấn đề, song trong pham vi luận văn, chúng tơi mạn phép chỉ đề cập một số vấn đề mà theo chúng tơi cần nghiên cứu khai thác khi trực tiếp giảng dạy truyện ngắn Lỗ Tấn.
2.2.2.1 Nhân vật
Đối tượng của văn học là con người và cuộc sống nên truyện bao giờ cũng phải cĩ nhân vật. Cảm hứng chủ đạo, tư tưởng chủ đề của một tác phẩm tự sự bao giờ
cũng được thể hiện trước tiên ở hệ thống nhân vật của tác phẩm. Nhà văn Tơ Hịai từng viết : nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác. Nhân vật là nơi biểu hiện tư tưởng tình cảm của nhà văn. Dù đi vào đề tài nào thì mối quan tâm chính của nhà văn vẫn xoay quanh vấn đề con ngừơi, số
phận, đường đời của nhân vật trong những hịan cảnh, những tình huống khác nhau
[35,tr 47]. Trong thế giới nghệ thuật của nhà văn thường cĩ một số hình tượng tâm huyết nhất, cứ trở đi trở lại nhiều lần như một ám ảnh đối với nhà văn. Những hình tượng như thế càng cĩ tính phổ biến bao nhiêu, càng cĩ ý nghĩa tư tưởng sâu sắc và cơ bản bấy nhiêu. Và hình tượng nhân vật chủ yếu mà Lỗ Tấn muốn hướng tới ấy chính là người nơng dân và trí thức. Hai lọai nhân vật này dường như chiếm hầu hết trong các sáng tác của nhà văn. Trong đĩ hơn phân nửa số lượng tác phẩm, ngịi bút Lỗ Tấn trăn trở suy tư trước số phận, đường đời của những người nơng dân trong xã hội phong kiến Trung Hoa. Trong phạm vi luận văn, chúng tơi cũng chủ yếu đề cập tới những nhân vật này (vì cĩ liên quan trực tiếp đến các tác phẩm trong sách giáo khoa hiện hành). Cĩ lẽ khơng phải ngẫu nhiên mà ngịi bút Lỗ Tấn lại dành nhiều tình cảm ưu ái đối với tầng lớp này. Tuổi thơ nhà văn đã gắn bĩ với cuộc sống ở
nơng thơn, cùng nếm trải những nhọc nhằn của lũ trẻ ở đấy, do vậy ơng đã hiểu
kiến những tai họa mà họ phải chịu đựng. Thêm vào đĩ vấn đề nơng dân là một vấn
đề chủ yếu của cách mạng Trung Quốc . Cho đến bây giờ Lỗ Tấn vẫn được coi là nhà văn hiểu sâu sắc nhất cuộc sống của người nơng dân lao động Trung quốc dưới ách áp bức bĩc lột của thế lực phong kiến .
Đứng về phía nơng dân nhưng Lỗ Tấn khơng nhìn sự vật bằng con mắt của họ. Cái nhìn của nhà văn sâu sắc hơn. Cĩ thể nĩi, ở những nhân vật “nhỏ bé” của ơng là kết hợp giữa sự đồng cảm với nỗi bất hạnh, sự phê phán những nhược điểm của người nơng dân và ngợi ca những mặt tốt đẹp của họ. Nghĩa là ơng vừa phủđịnh , lại vừa khẳng định để người dân biết đâu là thực đâu là ảo, như ơng đã từng nĩi : “người trần lên tiên cĩ lẽ cũng thích thật, nhưng nhìn thấy mãi cái đẹp khơng thay
đổi rồi cũng thấy chán nản, nhạt nhẽo và mới biết rằng muốn tìm thấy sự thay đổi, sự ham mê thật phải trở về với cuộc sinh họat thực tại của con người”[13,tr 58]. Lỗ
Tấn đã đứng ở tầm cao tư tưởng thời đại, thấy những căn bệnh đang hủy họai tinh thần, đạo đức dân tộc đã thẳng thăn vạch trần để cho họ khơng cĩ lấy một chút ảo tưởng nào. Dưới ngịi bút của nhà văn, nơng dân ít nhiều đều bộc lộ khuyết điểm của mình : ngu ngốc, lạc hậu, mê tín, vơ cảm….Đĩ là một bức tranh về nơng dân hết sức đen tối, nhược điểm nhiều hơn ưu điểm, song đĩ là cái nhìn rất trung thực “ Lỗ Tấn luơn nĩi về sựđau khổ của con người, đứng hẳn về phía họ, vừa bày tỏ mối thương cảm sâu sắc, vừa chẩn bệnh vạch ra các thĩi hư tật xấu của họ”[36,tr 45] chính là để thức tỉnh phần người trong con người họ, bởi theo Lỗ Tấn “muốn sửa chữa khuyết điểm thì phải nhìn thẳng vào khuyết điểm, cũng như một bác sĩ muốn cứu chữa cho bệnh nhân thì phải đem dao ra mà mổ xẻ, dù cĩ đau cũng phải chịu” [38,tr 54]
Nhân vật của Lỗ Tấn mới chỉ cảm thấy đau khổ mà chưa hiểu được nguyên nhân vì đâu. Cho nên viết về họ, nhà văn muốn chỉ ra tận gốc căn nguyên bất hạnh của cuộc đơi họ, thức tỉnh họ, để họ nhận ra con đường đi và tìm ra hướng đi cho mình. Cĩ lẽ vì thế mà trong tác phẩm của nhà văn ít cĩ những kết thúc vui vẻ. Nhà văn đã tự nhận “tác phẩm của tơi rất đen tối vì tơi cảm thấy hiện thực là đen tối”[dẫn theo 8,tr 158]. Bởi vậy, “khi thể hiện nỗi đau của kẻ bị áp bức, bĩc lột, ơng
khơng dừng lại ở bề ngịai, ơng giỏi nắm lấy cái mâu thuẫn cĩ tính chất bi kịch trong tâm hồn họ. Ơng khơng dừng lại ở nỗi đau khổ thể xác như đĩi rét, bị đánh
đập…mà chủ yếu đi sâu khám phá những đau khổ tinh thần, những sầu não thương tâm, những dằn vặt đau đớn trong tâm hồn họ [12,tr 30]. Đĩ chính là khả năng cát ái của nhà văn. Chính vì thế mà nhân vật của Lỗ Tấn cịn gọi là nhân vật tâmtrạng, nhân vật này tiềm ẩn chiều sâu của sự tố cáo, nĩ khơi dậy lịng căm phẫn sâu xa đối với chế đơ phong kiến, đúng như phương châm của Lỗ Tấn : cứu quốc trước hết phải chữa tâm bệnh.