- “cái thằng nhãi con ấy thì chẳng ra cái thá gì hết Nằm trong tù rồi mà cịn dám rủ rê lão đề lao làm giặc”( lời Cả Khang ) [32,tr 36]
3.5.2.1. Nhân vật AQ và phép thắng lợi tinh thần
AQ là hình tượng trung tâm của tác phẩm, là một nhân vật điển hình cho tính cách và bộ mặt của người dân Trung Quốc và giai cấp thống trị lúc bấy giờ
* Xuất thân
Là người nghèo nhất trong số những người nghèo khổ của xã hội Trung Quốc cũ, khơng cĩ lấy một mảnh đất cắm dùi, AQ sống lang thang khắp xĩ xỉnh làng Mùi bằng nghề làm thuê mướn. Cả cuộc đời AQ là một chuỗi những tháng ngày bị khinh miệt, người dân trong làng chưa bao giờ xem AQ là một con người đúng nghĩa, ngơn ngữ mà họ thường dùng với AQ là ngơn ngữ của tiếng cười , của cái gậy, hoặc của cái tát. Cĩ thể nĩi “một chữ khơng to tướng phủ lên lá số tử vi của AQ” (Đặng Thai Mai).
Nếu một con người cĩ lịng tự trọng, một khi bị tước đoạt hết mọi quyền sống, thì “con giun xéo lắm cũng quằn”, anh ta phải vùng dậy phản kháng. Thế nhưng với AQ thì khác. Anh ta đã cĩ hẳn một chiến lượcđể chiến thắng mọi đối thủ của mình,
ấy là phép thắng lợi tinh thần- một đặc điểm đã tạo nên tính cách đa dạng, đầy mâu thuẫn của anh ta.
* Phép thắng lợi tinh thần- một căn bệnh điển hình của nhân vật điển hình AQ
Phép thắng lợi tinh thần “là sự thắng lợi trong tưởng tượng, tự mình tạo ra để
an ủi mình những khi thất bại, là biện pháp tự lừa dối, tự trốn tránh để tự an ủi” [12, tr 90]. Đĩ là trạng thái tâm lý của những kẻ thất bại, song khơng chịu, khơng dám thừa nhận sự thất bại đĩ mà hơn thế cịn tìm cách trốn tránh vào những ảo giác thắng lợi
Nguyên nhân nảy sinh phép thắng lợi tinh thần ? Ngồi những bản tính cố
hữu do chính người nơng dân cĩ sẵn (sống biệt lập, phân tán, phương thức sản xuất lạc hậu cộng thêm gánh nặng tơ tức, ít học hành…), bệnh tật của họ cịn nảy sinh do bị tiêm nhiễm, bị đầu độc từ giai cấp thống trị, đĩ là sự cầu an, tự
cao tự đạ, bảo thủ, tâm lý trốn tránh trách nhiệm, miễn cưỡng khơng dám nhìn thẳng vào sự thật. Bởi vậy họ lấy phép thắng lợi tinh thần làm điểm tựa, tự
huyễn hoặc mình để mà sống, nĩi như GS Phương Lựu “những người nơng dân do phương thức sống rời rạc và lạc hậu rất dễ sa vào vịng mê hoặc, một bộ
phận lạc hậu trong họ cuối cùng rồi cũng đi tìm sự an ủi, đầy tính chất ảo tưởng. Phép thắng lợi tinh thần do đĩ mà nảy sinh” [31,tr 76]
Với quan niệm : muốn sửa chữa khuyết điểm thì phải nhìn thẳng vào khuyết
điểm, cũng như một bác sĩ muốn cứu chữa cho bệnh nhân thì phải đem dao ra mà mổ xẻ, dù cĩ đau cũng phải chịu. Cho nên dù rất yêu thương đồng bào mình, nhưng khơng vì thế mà Lỗ Tấn che đậy, giấu giếm cái dốt, cái xấu của họ bằng những lời hoa mỹ, giả dối. Một dân tộc biết tự trọng thì dân tộc ấy mới tiến bộđược. Nhà văn
đã điềm tĩnh, phơi bày những nhược điểm trong quốc dân tính, vạch rõ những căn bệnh tinh thần của họ, để họ tự thấy mà tìm cách chạy chữa.
Những biểu hiện của phép thắng lợi tinh thần :
Ao tưởng về một quá khứ giàu sang, huy hồng. AQ luơn khoe khoang về tổ tiên mình dù rằng “hành tung” của anh ta hết sức mập mờ, chính bản thân AQ cũng khơng hề biết một chút gì về nhân thân mình, vậy mà mỗi lần cãi nhau với ai, anh ta lại trừng ngược mắt lên tuyên bố “nhà tao xưa kia cĩ bề thế bằng mấy mày kia ! Thứ mày thấm vào đâu”[37,tr 113]. Anh ta bằng lịng hả hê với hiện
trạng bị áp bức và như thế mãi mãi anh ta sẽ khơng chịu tỉnh ra để thay đổi hiện trạng ấy
Dùng thủ pháp phân thân để quên kẻ thù. Bị mọi người hành hạ, bắt nạt đánh
đập, chống cự khơng được, AQ nghĩ bụng “nĩ đánh mình thì khác gì nĩ đánh bố
nĩ. Thật thời buổi này hết chỗ nĩi . Rồi cũng hớn hở ra về vẻ đắc thắng”
[37,tr116-117]. Thế rồi cái chiêu bài đắc thắng trong tưởng tượng của AQ cũng bị phát giác, AQ buộc phải nhận mình là sâu bọ. Phải chăng anh ta đã tỉnh cơn mê, đã ý thức được thân phận của mình mà vùng dậy đấu tranh ! Nhưng khơng,“chưa đầy mười giây sau, AQ lại hớn hở ra về cĩ vẻ đắc thắng” [37,tr117] bởi anh ta lập luận : đấy là một sự nhịn nhục chứ khơng phải là một sự đầu hàng(!). Đánh bạc bị lấy mất tiền, tiếc của, AQ đã tự nguyền rủa mình nhằm hy vọng giải toả được nỗi đau khổ của một cuộc bại trận. Cĩ thể nĩi, đây là lần đầu tiên trong cuộc đời , AQ biết thấm thía nỗi đau của sự thất bại. Những tưởng giây phút ngo ra cái bất hạnh của cuộc đời mình sẽ khiến AQ trở thành một con người khác. Ay vậy mà nào cĩ được như thế. Trong khoảnh khắc AQ
đã lại chuyển bại thành thắng “y sẽ dang cánh tay phải lên, ráng hết sức đánh vào mặt y luơn hai bạt tai, đau ran. Đánh xong y hình như đã hả dạ(…),y cĩ cảm tưởng rằng y vừa mới đánh một đứa nào đấy. Thế là ngủ thẳng” [37,tr120]- một kiểu hành động vừa đáng thương lại vừa hết sức quái chiêu. Khơng bao giờ
AQ tự thừa nhận sự hèn yếu của mình. Rõ ràng “AQ vẫn cứ muốn làm vua trên những đau khổ của mình một cách ngây thơ tuyệt vọng” [8,tr 242]. Và cái bửu bối gia truyền thần diệu mà AQ hay sử dụng để xoa dịu nỗi thất bại của mình là
hay quên, đúng hơn là cố tình quên. Thật nguy hiểm.
AQ cĩ tính tự cao, thích được xu nịnh, tâng bốc. Chỉ cần một câu nĩi bâng quơ “
AQđược việc thật” thì y như rằng anh ta rất sung sướng, đắc ý. Cho đến việc cĩ một cái sẹo trên đầu mà anh ta cũng tìm đủ mọi cách để giấu biến đi bằng cách kiêng kỵ những từ ngữ cĩ liên quan đến nĩ, nếu cĩ ngừơi nào vơ tình phạm huý thì “kẻ ít mồm ít miệng thì y chửi, kẻ yếu sức là y đánh”. Thật là một kiểu gàn dở.
Cố tình khốc lên mình những vinh quang ảo tưởng. Bị bắt giam, tự ru mình , vỗ
về mình bằng ý nghĩ “người ta sinh ra ở trong trời đất, thì tất cũng phải cĩ lúc bị giắt vào giắt ra ngồi một cái trại giam” [37,tr173]. Thậm chí, ký tên để chấp nhận cho người ta kết liễu đời mình nhưng điều AQ day dứt khơng phải là một sự tự vấn : nguyên nhân nào mình bị giết và ai là kẻ làm điều đĩ, mà anh ta lại hổ thẹn chỉ vì khơng vẽ được một cái vịng cho thật trịn trịa(!). Đến lúc sắp bị
xử tử, anh ta hơi hoảng, song cái khoảnh khắc hiếm hoi ấy vụt tan biến khi anh ta tự trấn tĩnh mình bằng ý nghĩ lạ lẫm “người ta sinh ra trongtrời đất trước sau cũng cĩ thể cĩ một lần bị chặt đầu” [37,tr174]. Nghĩa là cho đến tận lúc chết, AQ vẫn chưa được giác ngộ nên vẫn chưa tỉnh ngộ. Anh ta vẫn thả sức cho trí tưởng tượng bay bổng trong khi thân thể mình đang bị chà đạp, cùm kẹp một cách thảm thương.
Hậu quả của phép thắng lợi tinh thần.
Bằng cách tạo ra những giấc mơ chiến thắng hoang tưởng cho dù thực tại vơ cùng bi thương, AQ đã trở thành một nhân vật điển hình với những căn bệnh tinh thần mang tính phổ biến cho nhiều thời đại, nhiều giai cấp. Khơng thể cho rằng phép thắng lợi tinh thần là một phương thức phản kháng của những người yếu thế, khơng cĩ thực lực. Cũng khơng thể xem đấy là một sự tựđộng viên, tự an ủi trứơc thất bại, kiểu như “thất bại là mẹ thành cơng” mà đấy chính là một thứ chủ nghĩa
thất bại cĩ khả năng làm tê liệt ý chí của con người, “sẽ giống như những con sâu xanh bị con tị vị chích cho một mũi thuốc tê, làm cho nĩ dở sống dở chết, mất hết ý thức phản kháng”[38,tr152]. Phải chăng căn bệnh này cĩ nguồn gốc từ thĩi quen nhìn lại quá khứ huy hồng của người dân Trung Quốc ? Văn minh cổ Trung Hoa đã qua rồi nhưng hào quang của nĩ vẫn cịn. Sau chiến tranh thuốc phiện, chính triều đình Mãn Thanh đã khơng ngớt rêu rao : văn minh vật chất phương Tây cao thật nhưng văn minh tinh thần Trung Quốc cịn cao hơn. Chính sự hồi niệm, nuối tiếc quá khứ, cộng thêm ý thức về việc yếu kém sức mạnh thực sự là nguồn gốc sâu xa của căn bệnh trên. Cho nên phép thắng lợi tinh thần là một căn bệnh hết sức nguy hiểm, là biểu hiện của tư tưởng đầu hàng, là kẻ thù của sự tiến bộ tạo ra một
sức ỳ lớn, cản trở sự phát triển đi lên của xã hội. Một cá nhân lúc nào cũng chìm
đắm trong chiến thắng tưởng tượng, cá nhân ấy khơng bao giờ cĩ thể ngẩng cao
đầu. Một đất nước lúc nào cũng phủ lên mình những ảo tưởng vinh quang, đất nước
ấy cũng dễ trở thành nơ lệ.
Cĩ thể nĩi, phê phán AQ với cả lịng đau xĩt, cay đắng và phẫn nộ cũng chính bởi Lỗ Tấn yêu đồng bào mình nhiều. Bởi nhà văn quan niệm “khi buồn người ta cĩ thể sáng tác nhưng khi hững hờ thì khơng sáng tác được, sáng tác bắt rễở tình yêu” [38,tr197]. Một xã hội vào thời điểm giao thời, trăn trở tìm đừơng : cái cũ, cái lạc hậu chưa hồn tồn bị mất đi, trong khi cái mới cái tiến bộ lại chưa kịp thích
ứng, rất cần đến những nhà văn tâm huyết như Lỗ Tấn : dũng cảm phanh phui những nhược điểm của dân tộc mình với một tấm lịng đau đáu, xĩt xa
* Kết luận
Vậy thì AQ là một nhân vật đáng thương hay đáng giận ? Cĩ lẽ là cả hai. Xây dựng AQ với một tính cách năng động, Lỗ Tấn khơng phiến diện một chiều. Ong phê phán những biểu hiện xấu trong tính cách AQ (kiêu ngạo, tự mãn, cơ hội, hiếp
đáp kẻ yếu, quỵ luỵ kẻ mạnh…), đau xĩt khi thấy AQ- rộng ra là người dân Trung Quốc- kém giác ngộ, ngu ngốc, khơng phân biệt được phải trái, tốt xấu, đúng sai ; nhưng ơng khơng thể khơng thơng cảm với số phận bất hạnh của AQ, nghĩa là cảm hứng nghệ thuật ai kỳ bất hạnh, nộ kỳ bất tranh luơn thường trực trong Lỗ Tấn. Ơng vừa gạt nước mắt, vừa vạch trần phê phán AQ. Song nhà văn cũng phát hiện ra khả
năng cách mạng tiềm tàng của AQ, chẳng qua bị phép thắng lợi tinh thần trĩi buộc, nên anh ta tỏ ra ngơ ngác trước thời cuộc. Lỗ Tấn cũng đã từng khẳng định : nếu Trung Quốc khơng làm cách mạng thì thơi, chứ nếu cĩ thì thế nào AQ cũng làm. (Vì sao tơi viết tiểu thuyết). Nghĩa là chỉ cần được phát động đầy đủ và lãnh đạo
đúng đắn, AQ sẽ tự giải phĩng được mình.