Bổ sung và tăng cường các điều kiện đổi mới PPDH trong trường THCS huyện Ninh Giang

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PPDH Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN NINH GIANG – TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 86 - 89)

THCS huyện Ninh Giang

* Mục đích yêu cầu

Đổi mới PPDH là quá trình hoạt động thực tiễn cần có các nguồn lực và các điều kiện CSVC, trang thiết bị kĩ thuật đảm bảo thì mới thực hiện có hiệu quả.

* Nội dung

Các yếu tố liên quan trực tiếp tới việc nâng cao hiệu quả đổi mới PPDH đó là:

- Thù lao cho đội ngũ giáo viện;

- Tăng cƣờng cơ sở vật chất; trang thiết bị (phòng thí nghiệm, máy chiếu); - Mua sắm đủ sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo;

- Chi cho các nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm đổi mới dạy học và hoạt động quản lý của Hiệu trƣởng nhà trƣờng.

Biện pháp bổ sung và tăng cƣờng điều kiện đổi mới PPDH là biện pháp rất cơ bản, toàn diện nhƣng đồng thời cũng là biện pháp mang tính lâu dài khó triển khai đồng bộ dứt điểm nhất là đối với các trƣờng THCS huyện Ninh Giang. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với mỗi nhà trƣờng là cần xây dựng thành những tiêu chí cụ thể để giúp giáo viên thực hiện đổi mới PPDH.

+ Các trƣờng THCS Tân Quang, Thành Nhân, Tân Hƣơng có cơ sở vật chất cơ bản theo kế hoạch xây dựng trƣờng THCS chuẩn quốc gia: Trong đó phải có tối thiểu 07 phòng học bộ môn (một phòng tin học; một phòng học tiếng Anh; một phòng học thực hành lý và công nghệ; một phòng học hoá và sinh vật; một phòng học chung; một phòng thí nghiệm và một nhà thƣ viện).

+ Xét về thực lực và bƣớc đầu cho phép cải tạo phòng học thành phòng học bộ môn (chƣa đạt chuẩn) thì kế hoạch trên đây đối với các trƣờng THCS huyện Ninh Giang là thực hiện đƣợc. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đổi mới PPDH trong các trƣờng này.

+ Huy động kinh phí đầu tƣ cho xây dựng cơ sở vật chất.

Đây là vấn đề khó khăn kéo dài trong nhiều năm đối với các trƣờng THCS huyện Ninh Giang (nhƣ đã trình bày ở chƣơng II về thực trạng của vấn đề này là: hơn 90% ngân sách dành cho con ngƣời; kinh tế địa phƣơng phát triển chậm; nhân dân trong khu vực nói chung còn nghèo, đời sống còn gặp nhiều khó khăn; các doanh nghiệp đóng trên địa bàn ít và còn non trẻ). Tuy nhiên qua điều tra cho thấy nếu biết huy động và tranh thủ đƣợc sự ủng hộ của các cơ quan trên địa bàn, đặc biệt là hội cha mẹ học sinh thì vẫn có thể phát huy đƣợc sức mạnh của cả cộng đồng xã hội với giáo dục trên tinh thần Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm.

* Cách thức tổ chức thực hiện

+ Thông qua các Trung tâm học tập cộng đồng làng xã, hội cha mẹ học sinh, các nhà trƣờng phải tuyên truyền để mọi ngƣời dân nhất là cha mẹ học sinh hiểu và ủng hộ đổi mới PPDH nói riêng. Qua thực tế cho thấy, nhân dân Ninh Giang tuy còn nghèo nhƣng khi có nhận thức đúng, rõ, hiểu về giáo dục

và vì sự tién của của con em mình, đồng thời thấy đƣợc nguồn kinh phí đƣợc sử dụng hợp lý, có hiệu quả thì họ sẵn lòng chung sức với các nhà trƣờng.

+ Công khai kinh phí Nhà nƣớc cấp; kinh phí đóng góp của học sinh theo quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh.

+ Bên cạnh đó, hàng năm các nhà trƣớc đều có nguồn thu xây dựng theo qui định của Hội đồng nhân dân tỉnh. Có thể huy động học sinh đóng trƣớc kinh phí xây dựng trƣớc một năm. Nhƣ vậy, với nguồn thu huy động và cho phép theo đúng qui định của Nhà nƣớc, các nhà trƣờng có nguồn kinh phí tập trung cho cải tạo và xây dựng các phòng học bộ môn đáp ứng đƣợc yêu cầu tối thiểu về phòng học bộ môn phục vụ cho yêu cầu đổi mới PPDH trong mỗi nhà trƣờng.

+ Đồng thời, trƣờng học là đơn vị sự nghiệp có thu (nguồn thu là học phí, tiền xây dựng trƣờng theo qui định của Hội đồng nhân dân tỉnh). Bởi vậy, để tập trung kinh phí giải quyết cơ sở vật chất một cách đồng bộ, Hiệu trƣởng nhà trƣớc có thể đề xuất vay ngân hàng với lãi suất ƣu đãi để tập trung đƣợc nguồn lớn kinh phí. Việc làm này nhiều nhà trƣờng đã làm, có hiệu quả .

+ Sử dụng nguồn lao động trong học sinh: Học sinh THCS huyện Ninh Giang phần lớn đã tiếp xúc với nhiều công việc lao động, có sức khoẻ và các em hiểu đƣợc công việc và giá trị việc làm. Bởi vậy, các trƣờng có thể sử dụng nguồn lực lao động tại chỗ vừa có tính chất giáo dục, vừa có giá trị kinh tế, đồng thời tạo ra sản phẩm trong nhà trƣờng phục vụ cho dạy, học nhƣ: làm vƣờn ƣơm cây, làm vƣờn hoa, cây cảnh giảm chi phí cho nhà trƣờng, lao động của học sinh có thể tạo ra ngân sách cho nhà trƣờng từ chính nguồn lao động đó.

Bằng tất cả các nguồn lực trên đây với địa bàn huyện Ninh Giang các trƣờng THCS chắc chắn sẽ có điều kiện đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học, đặc biệt là tạo điều kiện bổ sung phục vụ yêu cầu đổi mới PPDH.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PPDH Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN NINH GIANG – TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)