Giáo dục học sinh ý thức và kĩ năng học tập theo quan điểm dạy học tích cực

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PPDH Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN NINH GIANG – TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 80 - 82)

tích cực

* Mục đích yêu cầu

Quá trình dạy và học là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh. Ngƣời giáo viên đổi mới PPDH tất yếu sẽ tác động đến phƣơng pháp học của học sinh. Để phát huy tốt nhất hiệu quả của quá trình dạy học, phải hình thành ở học sinh ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện, có thái độ động cơ học tập đúng đắn, có kỹ năng và phƣơng pháp học mới.

Do vậy, ngƣời Hiệu trƣởng phải có nhiều biện pháp chỉ đạo, trong đó phải chú ý tới đối tƣợng học sinh để xây dựng trong nhà trƣờng có kỷ cƣơng nề nếp, khơi dậy trong các em ý thức tự giác trong học tập, có thái độ động cơ học tập đúng đắn, biết chủ động xây dựng kế hoạch học tập cho chính bản thân mình và chủ động tìm tòi khám phá trong tiếp nhận tri thức.

* Nội dung

- Trong đổi mới chƣơng trình giáo dục THCS hiện nay, ngoài những giờ học chính khoá HS còn có các giờ sinh hoạt tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với các chủ đề khác nhau trong tháng. Hiệu trƣởng nhà trƣờng cần có kế hoạch chỉ đạo và yêu cầu giáo viên chủ nhiệm kết hợp tăng cƣờng giáo dục ý thức học tập. Các chuyên đề: Luật giáo duc; quyền và nghĩa vụ trẻ em; tình bạn trong học đƣờng... các em đƣợc tham gia tìm hiểu và đƣợc tự do phát biểu chính kiến của mình. Với các hoạt động này, các em thực sự là vừa học vừa chơi, đẩy mạnh vai trò tích cực của HS trong quá trình học tập.

- Phối hợp giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn bồi dƣỡng HS về các kĩ năng tự học và kĩ năng làm việc nhóm theo yêu cầu của PPDH mới và của đổi mới PPDH

- Hiệu trƣởng chỉ đạo Đoàn, Đội tổ chức các hoạt động đa dạng phong phú thu hút nhiều học sinh tham gia, trong đó chú trọng tới giao việc cho nhóm trong lớp nhằm tăng cƣờng khả năng hợp tác cá nhân và tập thể, khả năng phát huy tính độc lập sáng tạo của các em.

Học sinh đƣợc rèn luyện trong môi trƣờng kỷ cƣơng nề nếp, có điều kiện phát huy năng lực sở thích cá nhân, chủ động trong tiếp thu kiến thức, kể cả kiến thức trong cuộc sống. Từ đó hình thanh nhân cách con ngƣời phát triển toàn diện, những con ngƣời hàon toàn ý thức tự giác, chủ động trong công việc của mình, trƣớc hết là trong học tập và rèn luyện. Chỉ có nhƣ vậy mới góp phần tạo nên hiệu quả của đổi mới mục tiêu chƣơng trình giáo dục nói chung, đổi mới PPDH nói riêng.

* Cách thức tổ chức thực hiện

- Phối hợp với các đoàn thể, các tổ chức xã hội để xây dựng kỷ cƣơng, nề nếp nghiêm minh trong nhà trƣờng. Tạo trong các nhà trƣờng một không khí làm việc, học tập nghiêm túc. Học sinh ngay từ TH bƣớc lên bậcTHCS đã tự ý thức đƣợc trách nhiệm cá nhân trong học tập và rèn luyện.

- Các nhà trƣờng phải xây dựng đƣợc nội qui, qui định chi tiết, cụ thể yêu cầu học sinh phải tuân thủ một cách nghiêm túc và học sinh phải ký cam kết thực hiện các nội qui, qui định ngay từ đầu mỗi năm học.

- Trong các trƣờng THCS Đoàn, Đội là lực lƣợng tham gia tốt và có hiệu quả trong giáo dục học sinh. Bởi vậy, để xây dựng kỷ cƣơng nền nếp trong nhà trƣờng, giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập và có động cơ học tập đúng đắn các trƣờng THCS huyện Ninh Giang cần phối hợp vớ Huyện Đoàn để làm tốt công tác giáo dục phát triển đoàn viên, tạo điều kiện để đoàn viên thanh niên trong nhà trƣờng hoạt động tự chủ, định hƣớng cho họ về động cơ học tập đúng, để học có thái độ học tập nghiên cứu.

- Tăng cƣờng các hoạt động ngoại khoá để các em đƣợc tham gia hoạt động hợp tác, có điều kiện phát huy năng lực sở thích cá nhân, tạo thói quen tự giác chủ động trong mọi công việc; tích cực trong tìm tòi khám phá tự hình

thành cho chính bản thân mình phƣơng pháp học tập mới. Với các hoạt động ngoại khoá đa dạng và đầy bổ ích giúp hạn chế đƣợc tình trạng thụ động trong HS, bởi tham gia các hoạt động này các em đã mạnh dạn hơn, chủ động hơn và có tính sáng tạo hơn. Đây cũng là một trong những yếu tố có tác động tích cực góp phần vào đổi mới PPDH rộng khắp từ giáo viên đến học sinh .

- Hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện với sự tham gia của giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách Đội, Đoàn thanh niên các hoạt động cụ thể : Hội thảo các chuyên đề theo từng chủ điểm trong từng tháng; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu dƣới các hình thức bài nói hoặc viết,tổ chức cac chƣơng trình ngoại khoá với nhiều chủ đề.

- Gia đình là một trong ba môi trƣờng giáo dục quan trọng đặc biệt đối với HS bậc THCS khi các em ở độ tuổi đang học làm ngƣời lớn và bắt chƣớc ngƣời lớn, đã tự ý thức đƣợc chính bản thân mình thì môi trƣờng giáo dục gia đình là rất quan trọng, có tác động không nhỏ đến hình thành và hoàn thiện nhân cách các em. Vì vậy, muốn đổi mới một quan niệm,một phƣơngpháp giáo dục trong nhà trƣờng phải phối hợp tốt với gia đình.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PPDH Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN NINH GIANG – TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 80 - 82)