Tổ chức và điều hành đội ngũ giáo viên thực hiện đổi mới PPDH

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PPDH Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN NINH GIANG – TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 53 - 55)

Trong thực hiện đổi mới PPDH, đội ngũ giáo viên đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định tới kết quả của công cuộc đổi mới. Công tác chỉ đạo đổi mới PPDH có hiệu quả nhƣ thế nào thì các hoạt động tham gia đổi mới PPDH của giáo viên sẽ phản ánh rõ nhất.

Đổi mới PPDH trong trƣờng THCS phải đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc trong từng bài giảng, từng tiết học với từng giáo viên. Để làm đƣợc điều đó, bên cạnh trách nhiệm chính trị và đạo đức nghề nghiệp, mỗi giáo viên cần phải tự rèn luyện, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sƣ phạm của mình. Đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định hiệu quả của đổi mới PPDH và ngƣời hiệu trƣởng phải coi công tác chỉ đạo đội ngũ GV là khâu đột phá.

2.3.2.1. Khái quát

Có thể đánh giá về thực trạng giáo viên tham gia đổi mới PPDH ở các trƣờng THCS trong huyện tiếp nhận và thực hiện đổi mới PPDH nhƣ sau :

+ Mặc dù đã có nhiều chủ trƣơng tích cực trong chỉ đạo từ cấp quản lý trực tiếp là Phòng giáo dục và đào tạo huyện Ninh Giang nói riêng và sở GD &ĐT nói chung, nhƣng sự chuyển động trong đội ngũ giáo viên ở trƣờng THCS trong huyện là chƣa kịp theo định hƣớng, đang dừng lại ở mức độ nhận thức mang tính phong trào, hình thức.

+ Hầu hết các trƣờng THCS Ninh Giang, đội ngũ giáo viên đã "Vào cuộc", một bộ phận giáo viên đã tích cực thực hiện đổi mới PPDH nhƣng vẫn thấy thiếu nền tảng vững chắc, vì sự đổi mới PPDH đã đi ngƣợc, hay nói đúng hơn là phá vỡ những nề nếp thói quen mà giáo viên đã đƣợc trang bị trong nhà trƣờng sƣ phạm, cũng nhƣ đã và đang thực hiện trong một thời gian dài những phƣơng pháp giáo dục truyền thống

2.3.2.2. Nguyên nhân và các khó khăn của giáo viên trong thực hiện đổi mới PPDH

+ Đối với GV bậc THCS nói chung GV các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Ninh Giang nói riêng khác với các bậc học khác hầu hết họ đều đƣợc đào tạo ở trình độ đạt chuẩn bậc THCS. Họ có khả năng tự nghiên cứu tìm hiểu, nhƣng cũng dễ bảo thủ. Nhiều ngƣời càng dạy lâu thì sức chi phối của thói quen, kinh nghiệm giảng dạy cũ càng lớn.

+ GV là lực lƣợng trực tiếp thực hiện chủ trƣơng đổi mới PPDH. Về chuyên môn, hầu hết GV đều có khả năng thực hiện nhiệm vụ đổi mới (97% GV đạt chuẩn theo quy định, trong đó 49% GV đạt trên chuẩn). Song trên thực tế cho thấy với thời gian bồi dƣỡng là quá ngắn, giáo viên chƣa đƣợc trang bị thật đầy đủ kiến thực lý luận và thực hành nên bƣớc đầu thực hiện còn rơi vào lúng túng, khó khăn.

+ Về nghiệp vụ sƣ phạm, nhiều giáo viên (qua kết quả khảo sát) trên 45% còn lúng túng trong năng lực tổ chức học sinh kĩ năng hoạt động nhóm, hƣớng dẫn học sinh có phƣơng pháp tự học có hiệu quả; Hạn chế trong sử dụng thiết bị dạy học đó là sự hiểu biết, kỹ năng của chúng để đạt đƣợc mục đích truyền thụ tốt nhất.

+ Một bộ phận đội ngũ giáo viên ở nhà trƣờng, trong đó phải nói đến đội ngũ giáo viên lâu năm( khoảng 35%), họ không muốn hoặc không tích cực thực hiện đổi mới PPDH bởi với họ trong nhận thức : dạy nhƣ hiện tại là đủ, là đạt yêu cầu.

Nguyên nhân cơ bản để dẫn đến tình trạng này là do ngại vất vả, tốn thời gian vì thói quen bảo thủ, trì trệ hoặc do trình độ thấp, thiếu năng lực, hoặc do thiếu động lực vật chất và tinh thần mà tạm bằng lòng với cái ổn định xƣa cũ.

+ Một bộ phận khá lớn giáo viên THCS trên địa bàn huyện Ninh Giang nhận thức rõ nhu cầu phải đổi mới, muốn thực hiện, muốn làm nhƣng không có điều kiện để làm hoặc lúng túng trong thực hiện. Qua số liệu thăm dò còn

có giáo viên ủng hộ đổi mới PPDH.. Tuy nhiên, trong bộ phận giáo viên nhiệt tình đón nhận và thực hiện đổi mới vẫn có một số lƣợng khá lớn GV còn vấp phải những khó khăn trong thực hiện đó là thiếu tính khoa học trong phƣơng pháp, dẫn đến sự lúng túng, loay hoay, kém hiệu quả hoặc kém khả thi trong đổi mới ( Tức là làm không đúng, không hiệu quả do thiếu hiểu biết về cơ sở lí luận, về tiền đề khoa học …).

Trong nhiều trƣờng hợp thì cần thiết phải phối hợp cả hai hình thức kiểm tra này để phát huy đƣợc ƣu điểm của mỗi loại, đồng thời áp dụng đối với đối tƣợng nào, cấp nào, môn nào cho phù hợp thì hiện nay cơ sỏ lí luận vẫn thiếu, dẫn đến tình trạng trong thực tế có hiện tƣợng " Hội chứng trắc nghiệm".

Qua thực tế dự giờ thăm lớp chúng tôi thấy một hiện tƣợng khá phổ biến đó là pháp vấn của giáo viên đã trở nên quá tải cho học sinh trong giờ học cũng là sự lệch lạc khá phổ biến trong không ít giáo viên.

Với giáo viên, động lực lao động thực hiện đổi mới PPDH chủ yếu là tinh thần, ý thức trách nhiệm với công việc, còn hiện nay chƣa có động lực hấp dẫn nào khác hơn là kêu gọi lòng yêu nghề, tất cả vì sự tiến bộ tích cực của HS. Trong khi đó để tập trung vào nghiên cứu, tìm tòi, thử nghiệm đổi mới PPDH là khá mất nhiều thời gian vật chất, trí tuệ . Đồng thời với cơ chế thị trƣờng, nhu cầu đòi hỏi những giá trị vật chất trong xã hội luôn là áp lực đối với cá nhân và gia đình nên dẫn đến thái độ, tinh thần trách nhiệm của cá nhân với thực hiện đổi mới PPDH là hạn chế.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI PPDH Ở CÁC TRƯỜNG THCS HUYỆN NINH GIANG – TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)