Nâng cao chất lượng công tác bảo quản lương thực

Một phần của tài liệu Hoạt động dự trữ mặt hàng lương thực tại cục Dự Trữ Quốc Gia (Trang 83 - 85)

- Bảo quản thường xuyên

3.2.5.Nâng cao chất lượng công tác bảo quản lương thực

TRỮ QUỐC GIA

3.2.5.Nâng cao chất lượng công tác bảo quản lương thực

Công tác bảo quản lương thực sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng lương thực DTQG. Để nâng cao hiệu quả hoạt động dự trữ lương thực thì việc đầu tư, chú trọng tới chất lượng công tác bảo quản là việc làm vô cùng quan trọng. Để làm được điều đó cần phải thực hiện tốt các biện pháp sau:

Thường xuyên nghiên cứu, triển khai áp dụng công nghệ tiên tiến vào trong khâu bảo quản. Áp dụng các biện pháp tổng hợp bao gồm các yếu tố vật lý, sinh học, hoá học, chính sách để tăng cường hiệu quả bảo quản, giảm tối thiểu độc hại cho con người và môi trường sinh thái.

Tối ưu hoá các điều kiện bảo quản cho mỗi vùng sinh thái, hiện đại hoá phương tiện, công cụ, kĩ thuật bảo quản nhằm giảm chi phí bảo quản, giảm tỷ lệ hao hụt thóc, gạo, tăng thời gian lưu kho lương thực. Cụ thể:

* Đối với thóc:

- Lựa chọn vật liệu có tính ưu việt hơn các biện pháp truyền thống cũ thay thế cho kê lót kho chứa, tăng cường khả năng chống ẩm và thoát nhiệt. Trong các loại vật liệu nên tìm hiểu khả năng sử dụng ván công nghiệp, vật liệu compsit kết hợp với các giải pháp tạo kết cấu chống ẩm và bức xạ cho kho chứa thóc.

- Đẩy mạnh việc thử nghiệm áp dụng biện pháp thông gió cưỡng bức bằng cách đặt hệ thống thông gió cố định cho kho chứa lương thực theo công nghệ bảo quản thoáng có điều tiết khí hậu.

- Áp dụng công nghệ bảo quản kín, đặc biệt bảo quản kín trong các kho kết cấu bao che đủ kín, kết hợp với việc sử dụng các vật liệu gắn kín để áp dụng bảo quản thóc trong môi trường khí hiếm.

- Chọn lựa và thí nghiệm tính khả thi của công nghệ sấy hạt áp dụng trong điều kiện cần thiết. Đặc biệt đối với miền núi và đồng bằng Nam Bộ nên

thử nghiệm công nghệ bảo quản mát.

- Chọn lựa và áp dụng các thiết bị vận chuyển và đảo hạt cỡ nhỏ (bằng

khí động học) áp dụng cho các kho hiện đại và đầu tư đồng bộ cho kho mới.

* Đối với gạo:

- Hoàn thiện công nghệ bảo quản gạo trong lô hàng kín có bổ xung khí

trơ, trước mắt sử dụng khí CO2, dần xen kẽ hỗn hợp khí N2, CO2 khắc phục

nhược điểm của công đoạn nạp khí CO2.

- Nghiên cứu áp dụng công nghệ bảo quản gạo trong môi trường yếm khí (hút chân không cho vừa đủ) với các lô gạo lớn có độ dày màng phủ thích hợp.

- Bổ sung các biện pháp chọn vật liệu tạo kín cho lô hàng gạo, ngoài việc sử dụng màng PVC, chú trọng tới việc tạo màng PP, HDPE, PE.

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu, áp dụng biện pháp bảo quản gạo trong môi trường chân không bằng cách sử dụng công ten nơ cỡ nhỡ và cỡ lớn chế tạo từ vật liệu cao phân tử. Đây là hướng thích hợp áp dụng cho công nghệ bảo quản gạo ở miền núi, đồng bằng Nam Bộ là nơi thường có nhiệt độ ẩm không khí cao và hay xảy ra thiên tai, bão lụt, gió xoáy.

- Từng bước áp dụng giải pháp cơ giới hoá khâu chất xếp trong bảo quản gạo bằng cách sử dụng thiết bị vận chuyển nâng hạ di động nhằm làm giảm chi phí bốc dỡ khi nhập xuất lương thực.

Để bảo quản lương thực được tốt cần đẩy manh áp dụng các giải pháp phòng trừ đối với sinh vật gây hại như:

- Xây dựng phương án phòng trừ tổng hợp theo phương thức liên hiệp: Nguồn nguyên liệu – Kho chứa – Các giải pháp đề phòng từ xa đối với sự phá hoại của côn trùng gây hại.

- Thử nghiệm và áp dụng các biện pháp kết hợp giữa việc sử dụng thuốc xông hơi với khí trong trừ dịch hại.

ngột trong các kho kín.

- Đẩy mạnh việc áp dụng các thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc và biện pháp phối hợp giữa phòng ngừa lan truyền và dập tắt ổ dịch hại.

Áp dụng các công nghệ, quy trình, quy phạm bảo quản tiên tiến để giảm chi phí, hạ thấp tỷ lệ hao hụt.

Thực hiện cơ chế bảo toàn vốn, khoán hao hụt trong thời gian lưu kho để nâng cao trách nhiệm bảo quản đối với các thủ kho. Nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn của các cán bộ, nhân viên bảo quản. Thường xuyên mở các lớp huấn luyện, đào tạo đội ngũ nhân viên bảo quản để họ biết cách sử dụng các trang thiết bị hiện đại, biết áp dụng các công nghệ bảo quản tiên tiến.

Xây dựng cơ chế tổ chức kết hợp giữa các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành trong và ngoài nước với các cơ quan trong ngành DTQG như trung tâm khoa học công nghệ bảo quản và các chi cục dự trữ để triển khai các hoạt động nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ bảo quản DTQG.

Một phần của tài liệu Hoạt động dự trữ mặt hàng lương thực tại cục Dự Trữ Quốc Gia (Trang 83 - 85)