Về phía Bộ Tài Chính và các Bộ, Ngành có liên quan

Một phần của tài liệu Hoạt động dự trữ mặt hàng lương thực tại cục Dự Trữ Quốc Gia (Trang 88 - 92)

- Bảo quản thường xuyên

TRỮ QUỐC GIA

3.3.2. Về phía Bộ Tài Chính và các Bộ, Ngành có liên quan

Với Quyết định số 102/TTg ngày 24/08/2000, cục DTQG được chuyển về trực thuộc Bộ Tài Chính. Theo đó Bộ Tài Chính là cơ quan trực tiếp quản lý hầu hết mọi hoạt động dự trữ tại cục DTQG. Vì vậy để hoạt động dự trữ quốc gia về lương thực đạt hiệu quả về phía Bộ Tài Chính cần:

- Quan tâm nhằm tạo điều kiện hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý cục DTQG.

- Bộ Tài Chính căn cứ vào chiến lược dự trữ lương thực quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chủ trì, phối hợp với với các Bộ, Ngành khác tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao. Đồng thời tổng hợp dự toán ngân sách Nhà Nước chi cho dự trữ lương thực quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

- Bộ Tài Chính phải tạo điều kiện về kinh phí cho việc hiện đại hoá cơ sở vật chất, hệ thống kho tàng, công nghệ bảo quản lương thực, cần ưu tiên vốn cho việc xây dựng các kho hiện đại, đầu tư để áp dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý và bảo quản lương thực, cần có lộ trình phù hợp với tiến trình đổi mới lương thực DTQG.

- Tạo điều kiện về kinh phí và cơ chế cho việc nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ hoạch định chính sách, nghiên cứu dự báo, nhân viên, các thủ kho bảo quản…

đột xuất đối với việc nhập - xuất lương thực, bảo quản lương thực…để nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức cũng như hiệu quả hoạt động dự trữ lương thực.

Để hiệu quả hoạt động dự trữ lương thực quốc gia là tối ưu, ngoài Bộ Tài Chính chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp thì cần phải có sự phối hợp của các Bộ, Ngành có liên quan:

* Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Đây là cơ quan cung cấp các thông tin về chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, dự báo tốc độ phát triển của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP, các cân đối chủ yếu của nền kinh tế… trên cơ sở đó xác định tổng mức lương thực DTQG, tổng mức tăng ngân sách Nhà Nước dành cho lương thực DTQG, phương án bổ sung nguồn vốn cho lương thực…

* Bộ Thương mại: Cung cấp cho cục DTQG các thông tin về tình hình mua - bán, nhập - xuất lương thực trên thị trường như giá, phí; các thông tin về quan hệ thương mại quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế…Từ nguồn thông tin đó để cục DTQG ra các quyết định nhập - xuất, đổi mới hàng dự trữ, xuất bình ổn thị trường…một cách chính xác.

* Tổng cục thống kê: Cung cấp các số liệu tổng hợp thống kê về tình hình mưa bão, lụt lội, hạn hán, thống kê về các cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội… trong những năm qua. Đây là nguồn thông tin hết sức cần thiết, nó là cơ sở để các cán bộ nghiên cứu, dự báo chính xác tình hình để hoạch định và đề ra các kế hoạch dự trữ lương thực hợp lý.

* Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp thông tin về tình hình thu hoạch lúa làm cơ sở cho việc lên kế hoạch thu mua lương thực.

*Bộ Giao thông vận tải: cung cấp thông tin về mạng lưới bố trí kho tàng bảo quản lương thực DTQG.

KẾT LUẬN

Chuyên đề thực tập với đề tài “Hoạt động dự trữ mặt hàng lương thực

tại cục Dự Trữ Quốc Gia ” đã tập trung nghiên cứu được những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động dự trữ mặt hàng lương thực, phân tích được thực tiễn hoạt động dự trữ lương thực tại quốc gia trong thời gian qua, trên cơ sở đó đã đưa ra được một số giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa hoạt động dự trữ lương thực quốc gia. Những nội dung cụ thể mà chuyên đề đã làm được là:

Thứ nhất: Chuyên đề đã hệ thống được những vấn đề lý luận cơ bản về DTQG bao gồm: Sự cần thiết phải có DTQG, đặc điểm DTQG, làm rõ được những nội dung cơ bản của hoạt động DTQG mặt hàng lương thực, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ lương thực quốc gia.

Thứ hai: Chuyên đề đã phân tích được thực trạng hoạt động dự trữ lương thực quốc gia trong thời gian qua bao gồm thực trạng nghiên cứu, dự báo vấn đề lương thực của nền kinh tế, thực trạng thực hiện các kế hoạch nhập - xuất lương thực quốc gia, thực trạng cơ cở vật chất kĩ thuật và công nghệ bảo quản, tình hình đội ngũ cán bộ công nhân viên tại các kho dự trữ lương thực cũng như công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện hoạt động dự trữ lương thực quốc gia.

Thứ ba: Trên cơ sở phân tích thực trạng, chuyên đề đã đánh giá được những thành tựu của hoạt động dự trữ lương thực quốc gia trong quá trình đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững của nền kinh tế xã hội, khắc phục các biến cố xảy ra và là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Đồng thời chuyên đề cũng đã chỉ ra được những mặt hạn chế trong việc thực hiện hoạt động dự trữ lương thực và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó.

Cuối cùng, từ việc đánh giá thành tựu, hạn chế và tìm ra nguyên nhân của chúng, chuyên đề đã chỉ ra được phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dự trữ lương thực quốc gia trong thời gian tới.

Hoạt động dự trữ lương thực quốc gia là một vấn đề khoa học hết sức phức tạp, một lĩnh vực thuộc bí mật của Nhà Nước. Do vậy việc phân tích thực trạng dự trữ lương thực còn vấp phải một số khó khăn trong việc dẫn số liệu chứng minh. Hơn nữa do thời gian và khả năng có hạn, mặc dù đã hết sức cố gắng và được bác Nguyễn Ngọc Long chỉ dẫn nhưng chuyên đề không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em mong nhận được sự góp ý của thầy giáo để em hoàn thiện chuyên đề được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu Hoạt động dự trữ mặt hàng lương thực tại cục Dự Trữ Quốc Gia (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w