CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỰ TRỮ MẶT HÀNG LƯƠNG THỰC TẠI CỤC DỰ TRỮ
2.2.2. Phân tích thực trạng thực hiện chiến lược và kế hoạch dự trữ mặt hàng lương thực tại cục Dự Trữ Quốc Gia
lương thực tại cục Dự Trữ Quốc Gia
2.2.2.1. Thực trạng lực lượng cán bộ tại các kho dự trữ lương thực
Đội ngũ cán bộ tại các kho dự trữ lương thực đóng vai trò rất quan trọng đố với hoạt động DTQG mặt hàng lương thực. Họ chính là những cán bộ, nhân viên nhập - xuất, thủ kho bảo quản, kĩ thuật viên, bảo vệ….Nếu không có họ, hoạt động dự trữ lương thực quốc gia không thể tiến hành, lương thực sẽ không
được bảo toàn cả về số lượng và chất lượng, không có đủ lương thực để đáp ứng các nhu cầu cần thiết của nền kinh tế và xã hôi.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ tại các kho lương thực, trong những năm qua, cục DTQG luôn quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng này. Quyết định 874 Nghị quyết chuyên đề về công tác cán bộ đã đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng. Cục đã tiến hành phân loại cán bộ, công chức, đánh giá đúng nhu cầu và gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch cán bộ. Các thủ kho bảo quản và đội ngũ nhân viên làm công tác nhập - xuất lương thực được đặc biệt chú trọng. Đến nay, cục đã đào tạo được trên 1.000 thủ kho bảo quản lương thực có trình độ trung cấp, về cơ bản phổ cập trình độ trung cấp kĩ thuật bảo quản cho các đối tượng này. Số cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học chiếm trên 30%.
Tuy nhiên hiện nay chưa có một đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp và ổn định. Trình độ và năng lực của đội ngũ này còn chưa ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ, còn bất cập và hụt hẫng, đặc biệt là khi áp dụng các công
nghệ bảo quản tiên tiến. Số lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ, thủ kho…chưa đáp
ứng được nhu cầu trước mắt và lâu dài. Tình trạng hụt hẫng giữa các thế hệ cán bộ còn phổ biến, thiếu đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi, có tầm hoạch định chính sách. Vì vậy trong nhiều trường hợp công tác dự báo tình hình lương thực, việc xây dựng kế hoạch nhập lương thực đã không thể khắc phục được các sự cố xảy ra.
Tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỉ luật của một bộ phận cán bộ, công chức còn yếu, phong cách làm việc chậm đổi mới, tinh thần thái độ phục vụ chưa cao, tệ quan liêu, tham nhũng vẫn còn mà điển hình là vụ việc xảy ra tại chi cục dự trữ thành phố Hồ Chí Minh năm 2000. Lợi dụng chủ trương mua lúa dự trữ cho vụ sản xuất đông xuân, phó giám đốc chi cục dự trữ Thành phố Hồ
Chí Minh là Phạm Đình Hùng đã chỉ đạo cho các tổng kho ép nông dân bán 8.000 tấn lúa với giá 1.500- 1.520 đồng/kg thay vì các tổng kho phải mua với giá quy định của cục DTQG là 1.700 – 1.785 đồng/kg. Số tiền chênh lệch là hơn 746,7 triệu đồng được đem chia nhau và sử dụng bất hợp pháp. Ngoài ra còn một số vụ việc khác như: kê bao trấu vào kho thóc để ăn cắp hàng DTQG, tưới nước vào thóc khi xuất…là những minh chứng cụ thể cho tình trạng trên.
2.2.2.2. Thực trạng nhập - xuất lương thực tại các kho dự trữ lương thực
Nhập - xuất lương thực là một trong những hoạt động quan trọng nhất của DTQG về lương thực. Nó là hoạt động cơ bản nhằm hình thành, bảo tồn và sử dụng đúng đắn quỹ DTQG. Nhờ hoạt động nhập - xuất, các kế hoạch tăng - giảm và luân phiên đổi mới DTQG mới được thực hiện. Trước đây nhập - xuất lương thực được thực hiện theo cơ chế “cho vay đổi hạt” nên còn nhiều sơ hở và tiêu cực. Hiện nay hoạt động này chủ yếu thực hiện theo phương thức mua – bán. Đây là một phương thức tiến bộ. Theo đó mua lương thực được thực hiện theo cơ chế đấu thầu, bán lương thực được tổ chức theo cơ chế đấu giá.
Lương thực là một mặt hàng quan trọng, vì vậy việc quản lý quỹ lương thực DTQG được thực hiện rất chặt chẽ. Việc nhập - xuất lương thực đều phải tuân thủ theo những nguyên tắc rất nghiêm ngặt. Cụ thể:
- Phải đảm bảo an toàn lực lượng lương thực dự trữ quốc gia, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ được Chính phủ giao, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, thúc đẩy sản xuất, ổn định thị trường lương thực.
- Đúng kế hoạch, đúng quyết định của cấp có thẩm quyền: Nhập kho nói chung và xuất luân phiên đổi lương thực được đưa vào kế hoạch hàng năm do Thủ Tướng Chính Phủ xét duyệt tổng số, thủ trưởng cơ quan dự trữ quyết định nhập - xuất cụ thể. Trong nhiều trường hợp không thể dự liệu trước theo kế họach, khi xuất hiện thì thực hiện theo quyết định của các cấp có thẩm quyền. Chẳng hạn xuất để kkhắc phục hậu quả do thiên tai, dịch bệnh, bình ổn thị
trường.
- Đúng chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả, đối tượng, thời gian, địa điểm quy định: Khác với những trao đổi thông thường trên thị trường, lương thực DTQG luôn được xác định trước về khối lượng và chất lượng nên không thể tuỳ tiện thay đổi khi nhập - xuất kho lương thực. Thời gian nhập lương thực phải được xác định trước, thông thường là vào tháng 5, 6 và tháng 10, 11 khi vào vụ thu hoạch lúa. Xuất lương thực để luân phiên đổi hàng phải theo kế hoạch đã vạch sẵn và căn cứ vào thời gian bảo quản cho mặt hàng lương thực. Thông thường thời gian xuất đổi hàng đối với gạo là 1 năm, thóc là 2 năm.
- Phải có đủ hồ sơ chứng từ theo chế độ quản lý tài chính và quy phạm bảo quản hiện hành: Nguyên tắc này xuất phát từ yêu cầu hạch toán, đánh giá kết quả nhập - xuất lương thực. Chứng từ hợp pháp phải được chuẩn bị trước, trong và sau nhập - xuất như: Quyết định nhập, xuất; hợp đồng kinh tế; thủ tục mời thầu, đấu thầu; đấu giá; giấy chứng minh chất lượng lương thực; sổ nhập - xuất; hoá đơn mua bán, biên bản nhập....Thủ tục nhập xuất lương thực DTQG là một dạng thủ tục hành chính. Quyết định cơ chế điều hành quy trình nhập, xuất về thẩm quyền, trình tự, cách thức tiến hành được coi như một nghĩa vụ buộc các chủ thể thực hiện hoặc chủ thể tham gia phải chấp hành.
- Lương thực nhập trước xuất trước. Trong trường hợp cần thiết được quy định tại Điều 19, Điều 20 Pháp lệnh dự trữ quốc gia, lương thực nhập sau xuất trước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính theo uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ.
- Việc nhập, xuất, mua, bán lương thực dự trữ quốc gia phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng được ký kết giữa Dự trữ quốc gia khu vực với các bên có liên quan.
- Nhập, xuất lương thực dự trữ quốc gia phải được xác định chính xác số lượng tại cửa kho dự trữ quốc gia. Giá mua, bán lương thực dự trữ quốc gia phải
được niêm yết công khai; thiết bị đo lường phải được bố trí ở vị trí thuận lợi, để mọi người dễ quan sát, kiểm tra và đối chiếu.
- Cán bộ công chức cơ quan làm nhiệm vụ mua, bán lương thực dự trữ quốc gia không được mua, bán lương thực cho dự trữ quốc gia dưới mọi hình thức.
a) Nhập mua lương thựcDự Trữ Quốc Gia
Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về nhập lương thực dự trữ quốc gia, Cục Dự trữ quốc gia phân bổ, giao chỉ tiêu kế hoạch và chỉ đạo Dự trữ quốc gia khu vực triển khai thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Đối với mua lương thực dự trữ quốc gia được thực hiện theo phương thức đấu thầu rộng rãi, tổ chức đấu thầu tại Cục Dự trữ quốc gia hoặc tại Dự trữ quốc gia khu vực theo đúng quy định của Luật đấu thầu. Cụ thể tình hình nhập mua lương thực theo phương thức đấu thầu từ năm 2005 – 2007 như sau:
Bảng 2.1: Tình hình nhập lương thực giai đoạn 2005 – 2007
Đơn vị: Tấn Năm 2005 2006 2007 Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Nhập Thóc 91.000 91.000 89.000 89.000 88.900 69.978 Gạo 20.000 20.000 20.000 20.000 33.850 31.345 Tổng số quy thóc 131.00 0 131.00 0 129.00 0 129.00 0 159.375 127.500
Nguồn : Ban quản lý kho hàng
Qua bảng trên ta thấy kế hoạch mua thóc dự trữ quốc gia có xu hướng giảm dần theo từng năm. Năm 2006 kế hoạch mua thóc chỉ bằng 97,8% so với năm 2005, năm 2007 kế hoạch mua thóc chỉ bằng 97,6% so với năm 2005.
Ngược lại kế hoạch mua gạo ổn định hơn và có xu hướng mua tăng dần. Năm 2007 kế hoạch mua gạo bằng 169,25% so với năm 2005 và 2006. Sở dĩ nhập thóc có xu hướng giảm dần còn nhập gạo có xu hướng tăng lên là do chiến lược của cục DTQG đó là nâng cao tỷ lệ dự trữ gạo trong tổng cơ cấu dự trữ lương thực nhằm đáp ứng nhanh chóng các sự cố xấu xảy ra.
Mặt khác qua bảng trên ta cũng thấy phần lớn thóc, gạo DTQG được thực hiện theo đúng 100% kế hoạch được giao, chỉ duy nhất có năm 2007 việc nhập thóc chỉ được 78,7% so với kế hoạch, nhập gạo chỉ bằng 92,6% so với kế hoạch. Nguyên nhân là do năm 2007 xảy ra nhiều thiên tai, bão lụt, hạn hán...làm mất mùa dẫn tới sản lượng lương thực của nông dân giảm sút, việc thu mua lương thực gặp nhiều khó khăn.
Mặc dù phần lớn nhập lương thực được thực hiện theo phương thức đấu thầu, tuy nhiên vẫn có những trường hợp không tổ chức đấu thầu như:
- Mua bổ sung chỉ tiêu dự trữ quốc gia. Trong trường hợp này, Dự trữ quốc gia khu vực được ký bổ sung hợp đồng trực tiếp với nhà thầu đã được lựa chọn thông qua đấu thầu đối với hợp đồng đang thực hiện hoặc đã thực hiện xong dưới 6 tháng với mức giá được xác định trong hợp đồng để thực hiện gói thầu có nội dung tương tự.
- Thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ định cụ thể về đối tượng, số lượng, thời hạn nhập, phương thức thanh toán, giá cả.
Dự trữ quốc gia khu vực báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có kho dự trữ quốc gia biết chủ trương, kế hoạch nhập lương thực của Cục Dự trữ quốc gia và tranh thủ sự giúp đỡ của các ngành ở địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Dự trữ quốc gia khu vực phải chủ động khảo sát tình hình thời vụ thu hoạch; thị trường hàng hoá lương thực, kiểm tra kho tàng, nhân lực, để xây dựng kế hoạch và biện pháp thực hiện
nhiệm vụ nhập lương thực dự trữ quốc gia.
Nhập lương thực dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác:
Đối với trường hợp nhập lương thực bồi thường hao hụt quá định mức; dôi kho; điều chuyển nội bộ; viện trợ, Dự trữ quốc gia khu vực thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý hàng dự trữ quốc gia và chỉ đạo, hướng dẫn của Cục Dự trữ quốc gia.
* Thủ tục nhập lương thực dự trữ quốc gia:
- Dự trữ quốc gia khu vực thực hiện ký hợp đồng với khách hàng trước khi mua lương thực nhập kho dự trữ quốc gia theo quy định.
- Tổng kho dự trữ nhập lương thực phải thực hiện kiểm nghiệm chất lượng, lập phiếu kiểm nghiệm tại cửa kho dự trữ; có mẫu hàng để đối chiếu trong quá trình nhập lương thực theo đúng tiêu chuẩn chất lượng, quy trình, quy phạm bảo quản hàng dự trữ quốc gia hiện hành. Đối với lương thực nhập dự trữ quốc gia là gạo phải có giấy chứng nhận chất lượng do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định hiện hành của nhà nước. Trường hợp cần thiết tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất thì đơn vị phải thoả thuận với bên bán bằng văn bản và báo cáo kết quả về Cục Dự trữ quốc gia.
- Khi cân nhập lương thực phải mở sổ cân hàng, ghi chép sổ sách, chứng từ theo đúng chế độ kế toán dự trữ quốc gia và được lưu giữ theo quy định. Cân nhập lương thực của khách hàng nào, kế toán Tổng kho phải lập phiếu nhập kho của khách hàng đó; đối chiếu phiếu nhập kho với sổ cân hàng và sổ quỹ, cập nhật chứng từ trong ngày.
- Khi nhập đầy ngăn kho, lô hàng phải thực hiện việc lập biên bản nhập đầy kho, ghi rõ các chỉ tiêu, số liệu theo đơn vị đo lường hợp pháp và các chỉ số đo đối chứng, để kiểm tra số lượng lương thực đã nhập kho và theo dõi, đối chiếu trong quá trình bảo quản, xuất kho.
- Trường hợp dừng nhập kho để điều chỉnh giá, thì đơn vị phải kiểm kê, lập biên bản đối chiếu tiền hàng, sau đó mới được làm các thủ tục nhập tiếp theo giá mới.
b) Xuất bán lương thực Dự Trữ Quốc Gia
Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao hàng năm, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xuất lương thực dự trữ quốc gia, Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia phân bổ, giao chỉ tiêu kế hoạch và chỉ đạo Dự trữ quốc gia khu vực triển khai thực hiện xu theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Bảng 2.2: Tình hình xuất lương thực DTQG từ năm 2005 – 2007
Đơn vị: Tấn Năm 2005 2006 2007 Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Xuất Thóc 49.300 49.300 116.341 116.341 77.266 77.266 Gạo 15.880 15.880 19.900 19.900 18.112 18.112 Tổng số quy thóc 81.100 81.000 156.342 156.432 113.490 113.490
Nguồn: Ban quản lý kho hàng
Qua bảng trên ta thấy xuất bán lương thực được thực hiện theo đúng 100% kế hoạch đề ra. Sở dĩ như vậy vì nếu không phải xuất để cứu trợ, viện trợ, bình ổn thị trường thì cứ hết thời gian bảo quản lương thực phải được xuất để luân phiên đổi hàng mới. Thậm chí có năm do nhiều sự cố xảy ra bất ngờ nên lượng xuất ra còn nhiều hơn lượng mua vào, điển hình như năm 2006. Vì vậy làm lượng tồn kho lương thực cuối năm 2006 giảm nhiều, do đó buộc năm 2007 phải tăng lượng nhập vào để bù lượng đã chi tăng. Lương thực DTQG xuất bán trong các trường hợp sau:
* Xuất bán lương thực dự trữ quốc gia luân phiên đổi hàng:
Hình thức xuất bán này được thực hiện theo phương thức bán đấu giá. Dự trữ quốc gia khu vực có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc bán đấu giá lương thực theo quy định của Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 của Chính phủ và các văn bản pháp luật khác có liên quan về bán đấu giá lương thực. Theo hình thức này cứ đến kì đổi hạt, toàn bộ lượng lương thực còn lại trong các kho được đem ra bán đấu giá. Tuy nhiên các trường hợp sau đây không tổ chức đấu giá:
- Bổ sung hợp đồng đã thực hiện xong dưới 6 tháng hoặc đang thực hiện mà trước đó đã được tiến hành đấu giá tính từ thời điểm ký hợp đồng với mức giá được xác định trong hợp đồng
- Thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ định cụ thể về đối tượng, số lượng, thời hạn xuất, phương thức thanh toán, giá cả.
- Bán lương thực dự trữ bị hư hỏng, giảm phẩm chất do thiên tai, hoả hoạn cần được xử lý ngay để hạn chế thiệt hại, tổn thất cho Nhà nước.
* Đối với xuất lương thực dự trữ quốc gia cứu trợ, cứu đói :
- Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc người được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền, phân bổ, giao