Đổi mới cơ chế nhập – xuất lương thực

Một phần của tài liệu Hoạt động dự trữ mặt hàng lương thực tại cục Dự Trữ Quốc Gia (Trang 80 - 81)

- Bảo quản thường xuyên

TRỮ QUỐC GIA

3.2.3. Đổi mới cơ chế nhập – xuất lương thực

Phương thức nhập - xuất lương thực hợp lý quyết định thành công của hoạt động nhập - xuất. Vì vậy cần có cơ chế nhập - xuất lương thực hợp lý. Nếu trước đây nhập xuất lương thực được thực hiện theo phương thức “cho vay đổi hạt” với quá nhiều sơ hở và tiêu cực thì hiện nay, khi chuyển sang cơ chế thị trường nhập - xuất lương thực được mua, bán theo cơ chế thị trường, đó chính là phương thức đấu thầu và đấu giá. Cụ thể:

Nhập (mua) thóc, gạo để đổi mới dự trữ hoặc mua để bổ sung dự trữ thì thực hiện mua theo mức giá trần tức là đặt mức giá cao nhất có thể mua vào. Nếu mua để can thiệp thị trường, bình ổn thị trường, bảo vệ lợi ích của người nông dân khi giá thóc, gạo ngoài thị trường quá thấp thì cục DTQG tiến hành mua theo giá sàn tức mức giá thấp nhất có thể mua vào.

Xuất (bán) thóc, gạo DTQG trong trường hợp đổi mới dự trữ, bán giảm dự trữ thì thực hiện theo mức giá sàn, tức đặt mức giá thấp nhất có thể bán. Nếu bán để bình ổn thị trường, ổn định đời sống nhân dân, bảo vệ lợi ích của người

tiêu dùng khi giá lương thực trên thị trường quá cao thì cục DTQG áp dụng bán theo giá trần tức mức giá cao nhất có thể bán.

Đổi mới cơ chế quản lý giá để phát huy tính chủ động, sáng tạo tại các đơn vị dự trữ cơ sở trong việc thực hiện các kế hoạch mua bán, điều này đặc biệt quan trọng khi việc mua lương thực dự trữ có tính thời vụ và được thực hiện theo phương thức đấu thầu. Bộ Tài Chính cần quy định khung trần giá mua, khung sàn giá bán ngay từ đầu kì kế hoạch, sau đó hướng dẫn các đơn vị cơ sở thực hiện.

Đối với mua lương thực theo phương thức đấu thầu thì cần phải quy định cụ thể thời gian giải quyết các thủ tục từ thành lập hội đồng đấu thầu, mở thầu và mở thầu từ 5 – 7 ngày. Có như vậy việc mua lương thực mới thực hiện đúng được theo kế hoạch và kịp thời vụ, tránh tình trạng đấu thầu kéo dài hàng tháng là bỏ lỡ thời vụ phải mua với giá cao.

Trong quá trình nhập - xuất lương thực phải có văn bản hướng dẫn và tổ chức tập huấn cho cán bộ công chức nắm vững về phương thức nhập - xuất, đối tượng mua bán, các yêu cầu quản lý, chức trách từng người. Người lãnh đạo quản lý phải thường xuyên theo dõi sát diễn biến quá trình nhập xuất để kịp thời có những điều chỉnh tổ chức thực hiện hoặc kiến nghị với cấp trên về giá, phí, đối tượng mua bán… nhằm thực hiện tốt kế hoạch nhập - xuất. Cần chú trọng kiểm tra giám sát cụ thể ngay khi quá trình nhập - xuất đang diễn ra, nhất là ở khâu kiểm tra chất lượng hàng, cân, đo, giao, nhận, ghi chép chứng từ, thanh toán tiền hàng…

Một phần của tài liệu Hoạt động dự trữ mặt hàng lương thực tại cục Dự Trữ Quốc Gia (Trang 80 - 81)