Chọn trò chơi phù hợp với mục đích, yêu cầu và hứng thú chơi của trẻ,

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TOÁN HỌC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP SƯ PHẠM MẦM NON THÁI BÌNH (Trang 39 - 44)

phù hợp với chủ điểm đang dạy. Đối với trò chơi phân vai theo chủ đề trẻ có thể tự chọn trò chơi để chơi với nhau, ví dụ trò chơi “Bác sỹ khám bệnh” hay trò chơi “Mẹ con” trẻ thích chơi trò chơi nào thì tìm đến tạo nhóm chơi với nhau. Cô giáo chỉ là ngời gợi ý, quan sát trẻ chơi, hớng trẻ chơi cho phù hợp với nội dung trò chơi. Nhng đối với trò chơi toán học cô giáo phải là ngời chọn trò chơi cụ thể cho trẻ chơi vì trò chơi toán học liên quan đến các biểu tợng toán học trẻ đang tiếp nhận, liên quan đến phần ôn kiến thức cũ và dạy kiến thức mới. Kỹ năng này học sinh đợc học ở phần thực hành của môn

toán.

6- Chọn đúng đồ chơi cần thiết theo yêu cầu của bài dạy và của biểu t- ợng, sắp xếp theo đúng yêu cầu của nhóm mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Sau khi chọn trò chơi cô giáo phải chọn đồ chơi cần thiết, phù hợp để trẻ chơi, ví dụ: trò chơi củng cố biểu tợng tập hợp – số lợng – phép đếm phải có các thẻ số, phải có các đồ dùng trực quan để trẻ đếm nh hoa, quả, các con vật...Đồ chơi phải đủ cho từng trẻ và phải đợc sắp xếp một cách hợp lý để trẻ dễ chơi, dễ tìm. Kỹ năng này học sinh đợc giới thiệu qua ở môn toán

7- Biết lập kế hoạch chơi. Đây là kỹ năng quan trọng, cô lập kế hoạch càng sát bao nhiêu thì kết quả của việc tổ chức, hớng dẫn trẻ chơi càng cao bấy nhiêu. Cô phải lên kế hoạch trớc là trong giờ học này phải chơi trò chơi gì để củng cố biểu tợng gì, cần những đồ chơi gì, cần chú ý đến cháu nào, cần những phơng pháp và biện pháp nào. Kỹ năng này học sinh đợc học rất kỹ trong môn giáo dục học.

8- Dự đoán tình huống xảy ra và hớng giải quyết. Đây là một kỹ năng khó đối với học sinh vì học sinh cha đợc tiếp xúc nhiều với trẻ. Trong quá trình chơi, có rất nhiều tình huống xảy ra. Ví dụ: trẻ tranh giành đồ chơi của nhau, trẻ nói chuyện không chú ý tới giờ học, trẻ đã chán các biểu tợng toán học trong trò chơi vì trẻ đợc học quá nhiều về biểu tợng này... Kỹ năng này đòi hỏi học sinh phải có kiến thức tâm lý trẻ em rất chắc chắn. Kỹ năng này học sinh đợc học trong môn tâm lý học trẻ em.

9- Biết hớng trẻ chơi phù hợp với hứng thú, khả năng của trẻ và yêu cầu của trò chơi.Trò chơi toán học thờng tổ chức cho cả tập thể nhóm chơi. Do đó cô phải biết hớng trẻ chơi trên cơ sở hứng thú , khả năng của trẻ đồng thời kết hợp với yêu cầu giáo dục. Ngời giáo viên có kỹ năng này là ngời biết thu hút, h- ớng trẻ vào trò chơi mà không phải áp đặt, cỡng bức trẻ. Đối với học sinh đây là kỹ năng khó, ít học sinh thực hiện tốt kỹ năng này vì học sinh cha có kinh nghiệm. đợc thực hành nhận biết hứng thú của trẻ còn yếu. Kỹ năng này học sinh đợc học ở môn tâm lý học trẻ em

10- Có khả năng kết hợp vừa chơi với trẻ vừa điều khiển các nhóm chơi khác trong nhóm. Buổi chiều thờng một tuần, một lần trẻ đợc học các trò chơi toán học mới. Khi học trò chơi mới trẻ hay phân nhóm chơi. Cô giáo thờng tổ chức cho từng nhóm chơi. Trong quá trình chơi học sinh phải có khả năng kết hợp vừa chơi với nhóm trẻ này và điều khiển các nhóm chơi khác. Đây là kỹ năng đặc trng của trò chơi phân vai theo chủ đề nhng với trò chơi toán học cũng rất cần thiết vì hiện nay một nhóm mẫu giáo có thể rất đông cháu (có nhóm lên tới 40 –50 cháu) không thể cho chơi cả tập thể đợc. Kỹ năng này học sinh học trong môn tâm lý học trẻ em và môn giáo dục học.

11- Biết liên kết các trẻ cùng chơi. Trẻ mẫu giáo có đặc trng thích chơi một mình hoặc chơi theo nhóm 2 – 3 trẻ một nhóm. Trò chơi toán học là trò chơi yêu cầu nhiều trẻ tham gia do đó cô giáo cần phải biết liên kết trẻ chơi. Đây là một kỹ năng khó đối với học sinh vì học sinh cha có kinh nghiệm tổ chức trò chơi, nhng khi đợc luyện tập nhiều thì kỹ năng biết liên kết trẻ chơi sẽ

đợc nâng lên. Ví dụ trò chơi “Thỏ tìm chuồng” tức là trẻ phải tìm đợc chuồng thỏ có các khối giống nh khối có trên tay trẻ. Trong khi chơi có 3 - 4 em tách ra dùng khối của mình để xây chuồng thỏ. Nếu nh giáo viên có kinh nghiệm thì sẽ dùng kỹ năng giao tiếp để lôi kéo trẻ vào trò chơi toán học. Còn đối với học sinh, không biết xử lý thế nào nên trẻ vẫn cứ tiếp tục xây chuồng cho thỏ và trò chơi đã chuyển sang hớng khác. Kỹ năng này học sinh đợc học trong môn tâm lý học trẻ em đó là các tình huống s phạm thờng xảy ra.

12- Biết phối hợp nhịp nhàng giữa các bớc trong trò chơi. Trong 4 bớc tổ chức trò chơi toán học học sinh phải biết phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt, biết tích hợp các nội dung theo chủ điểm nhng không đợc bỏ bớc hoặc xáo trộn các bớc hớng dẫn vì trò chơi toán học mang tính lôgic rất cao. Kỹ năng này học sinh đợc học trong môn toán

13- Biết phổ biến luật chơi, nội dung chơi một cách hợp lý hấp dẫn. Tiến hành đúng các bớc quy định. Đây là kỹ năng đặc trng của trò chơi toán học. Luật chơi quyết định kết quả của quá trình chơi. Phổ biến nội dung chơi và luật chơi là kỹ năng sử dụng thờng xuyên nhất trong khi tổ chức trò chơi toán học. Luật chơi của trò chơi toán học sẽ xác định tính chất, phơng pháp hành động, cách tổ chức và điều khiển hành vi thực hiện hành động chơi của trẻ. Phổ biến luật chơi là kỹ năng mà mọi học sinh đều cần phải học và làm tốt. Hớng dẫn trò chơi toán học có hấp dẫn hay không là do cách phổ biến luật chơi của học sinh. Kỹ năng này học sinh đợc học ở môn giáo dục học và môn toán

14- Biết chơi cùng trẻ khi cần thiết (làm mẫu) và điều khiển trẻ theo đúng yêu cầu của nhóm mẫu giáo 5-6 tuổi. Cô phải biết trực tiếp chơi cùng trẻ, biết làm một trẻ thực thụ khi chơi trò chơi toán học, có nh vậy thì việc làm mẫu của cô mới sinh động và hấp dẫn đợc. Việc điều khiển trẻ chơi theo yêu cầu của nhóm mẫu giáo 5 –6 tuổi cũng là công việc khó đối với học sinh. Kỹ năng này học sinh đợc học trong môn giáo dục học.

15- Phát hiện kịp thời, uốn nắn những sai sót của trẻ. Đối với học sinh việc phát hiện ra những sai sót của trẻ còn yếu, học sinh còn mải nhớ giáo án

lên khả năng bao quát trẻ kém. Khi phát hiện ra sai sót học sinh chỉ nhắc qua, cha khéo léo sửa sai cho trẻ, nhiều em còn ngại sửa sai, uốn nắn cho trẻ. Kỹ năng này học sinh đợc học ở môn giáo dục học.

16- Biết đánh giá, nhận xét kết quả chơi. Đây là kỹ năng học sinh phải làm thờng xuyên không chỉ ở trò chơi toán học mà ở tất cả các trò chơi khác. Đối với trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi phải đánh giá, nhận xét chính xác. Nếu đánh giá, nhận xét sai sẽ làm giảm hứng thú toán học ở trẻ. Kỹ năng này học sinh đợc học ở môn toán và môn giáo dục học

17- Có khả năng sử dụng đa dạng, phong phú các phơng tiện ngôn ngữ khác nhau (giọng nói, nét mặt, cử chỉ). Ngữ điệu giọng nói rất cần trong khi h- ớng dẫn trò chơi toán học. Giọng nói của cô giáo phải lu loát, rõ ràng, biết nhấn mạnh vào những chỗ cần thiết, quan trọng, biết lớt qua các chi tiết phụ để trẻ không bị rối khi nghe nội dung chơi và luật chơi. Nét mặt của cô giáo phải thể hiện đúng lúc, đúng chỗ phù hợp với hoàn cảnh của trò chơi. Các cử chỉ phải đa dạng, tinh tế làm trẻ không bị phân tán. Kỹ năng này học sinh đợc học ở môn làm quen với văn học.

18- Biết động viên, khuyến khích trẻ kịp thời. Đặc điểm nổi bật của trẻ mẫu giáo là thích đợc khen. Để duy trì hứng thú chơi của trẻ cô giáo phải biết động viên trẻ kịp thời, đúng lúc. Lời khen của cô giáo phải chân tình, nhấn mạnh vào nội dung cần khen, hớng các trẻ khác chú ý để làm gơng. Kỹ năng này học sinh đợc học ở môn giáo dục học, tâm lý học trẻ em.

19- Biết xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình chơi. Khi trẻ chơi, có rất nhiều tình huống xẩy ra. Có tình huống cô đã lờng trớc đợc cũng có tình huống xảy ra ngoài dự kiến của cô. Cô giáo phải có những biện pháp xử lý đúng lúc các tình huống trên cơ sở tôn trọng cá nhân trẻ, công bằng và không làm mất hứng thú chơi của trẻ. Kỹ năng này học trong môn tâm lý học trẻ em

20- Biết trao đổi bàn bạc với trẻ, với giáo viên khác. Trong khi hớng dẫn trẻ chơi cô giáo vừa là ngời hớng dẫn trẻ chơi vừa là bạn của trẻ. Có những vấn đề cô phải bàn bạc với trẻ, với các cô giáo khác. Kỹ năng giao tiếp của cô trong

trờng hợp này phải chú ý nh tránh những câu nói lóng, câu nói không có chủ hoặc vị ngữ. Kỹ năng này học sinh học ở môn tâm lý học và môn làm quen với văn học.

Trên đây là 20 kỹ năng tối thiểu mà học sinh cần có để tổ chức tốt trò chơi toán học cho trẻ 5-6 tuổi. ở trờng THSP mầm non, chúng tôi thờng dạy các kỹ năng đơn lẻ mà cha liên kết chúng với nhau thành một chỉnh thể thống nhất. Một số kỹ năng dạy ở môn giáo dục học, tâm lý học, văn học còn một số kỹ năng đợc dạy ở phần thực hành của môn toán. Do đó học sinh nắm các kỹ năng còn rất yếu, cha đầy đủ, cha hệ thống.

Từ thực tế và dựa vào cơ sở lý luận về kỹ năng tổ chức của N.V. Kuzmina chúng tôi đa các kỹ năng tổ chức này thành các nhóm sau:

* Nhóm kỹ năng nhận thức gồm các kỹ năng thành phần là các kỹ năng 1, 2, 3, 4.

* Nhóm kỹ năng thiết kế gồm các kỹ năng thành phần là các kỹ năng 5, 6, 7, 8.

* Nhóm kỹ năng kết cấu gồm các kỹ năng thành phần là các kỹ năng 9 ,10, 11 ,12.

* Nhóm kỹ năng thực hiện nhiệm vụ gồm các kỹ năng thành phần là các kỹ năng 13, 14, 15, 16.

* Nhóm kỹ năng giao tiếp gồm các kỹ năng thành phần là các kỹ năng 17, 18, 19, 20.

Các nhóm kỹ năng này liên hệ rất chặt chẽ với nhau đúng nh sơ đồ mối quan hệ kỹ năng tổ chức của N.V. Kuzmina. Các nhóm kỹ năng luôn hỗ trợ cho nhau và có mối quan hệ qua lại với nhau theo sơ đồ sau:

Nhận thức

Hình 3: sơ đồ mối quan hệ giữa các kỹ năng tổ chức trò chơi toán học

Khi thực hiện các kỹ năng tổ chức trò chơi toán học không phải tất cả các học sinh thực hiện nh nhau. Có học sinh nắm vững lý thuyết, thực hành tốt. Có học sinh nắm lý thuyết tốt nhng thực hành còn sai sót nhiều. Có học sinh không nắm đợc lý thuyết và thực hành cũng yếu. Tất cả đều phụ thuộc vào sự học hỏi, luyện tập của học sinh cũng nh sự hớng dẫn của giáo viên s phạm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TOÁN HỌC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP SƯ PHẠM MẦM NON THÁI BÌNH (Trang 39 - 44)