Trò chơi toán học

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TOÁN HỌC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP SƯ PHẠM MẦM NON THÁI BÌNH (Trang 25 - 27)

Cho đến nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về trò chơi toán học. Chúng tôi định nghĩa trò chơi toán học nh sau: Trò chơi toán học là loại trò chơi có

luật giúp trẻ củng cố các biểu tợng toán học. Kết quả thu đợc qua trò chơi là củng cố các biểu tợng toán cụ thể và gây cho trẻ những hứng

thú toán học.

Là một loại trò chơi học tập nên nó mang nhiều tính chất của việc dạy học, nó gắn chặt với việc học tập các biểu tợng toán.

Tính chất đặc biệt của trò chơi toán học là do ngời lớn lựa chọn nhằm mục đích giáo dục, giảng dạy để củng cố các biểu tợng toán đã học. Khi chơi trò chơi toán học trẻ đợc thu hút vào các hoàn cảnh chơi phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ nên trẻ tham gia giải quyết nhiệm vụ một cách hào hứng, thoải mái, không cảm thấy là mình đang thực hiện nhiệm vụ học tập.

Trò chơi toán học ở trờng mẫu giáo nhằm thực hiện việc phát triển quá trình nhận thức các biểu tợng toán học, kích thích tính ham hiểu biết ở trẻ về

mối quan hệ giữa các biểu tợng toán, phát triển t duy, ngôn ngữ, óc tởng tợng và trí nhớ của trẻ.

Mỗi trò chơi toán học gồm 3 thành phần: * Nội dung chơi :

Đây chính là nhiệm vụ học tập, nó có tính chất nh một bài toán mà trẻ phải giải dựa trên những điều kiện đã cho. Nội dung chơi là thành phần cơ bản của trò chơi toán học, nó khêu gợi hứng thú sinh động của trẻ, kích thích tính tích cực và nguyện vọng chơi của trẻ. VD: trò chơi “thi xem ai nhanh”, nội dung chơi là yêu cầu trẻ phải giơ nhanh số hoặc hình nào đó theo hiệu lệnh của cô. Nếu ai giơ chính xác và nhanh số mà cô yêu cầu thì sẽ chiến thắng, còn ai giơ sai hoặc chậm thì sẽ thua.

* Hành động chơi :

Là những hành động trẻ làm trong lúc chơi. Những hành động ấy càng phong phú, nhiều hình, nhiều vẻ bao nhiêu thì số trẻ tham gia trò chơi càng nhiều bấy nhiêu và bản thân trò chơi càng lý thú bấy nhiêu. Những động tác chơi do cô giáo thực hiện. Động tác chơi cho phép cô có thể hớng dẫn trò chơi thông qua tiến hành làm thử. Trong động tác chơi của trẻ mẫu giáo nhỏ chính là sự di chuyển, sắp xếp lại, thu thập các đồ vật, so sánh chúng và lựa chọn theo dấu hiệu, màu sắc, kích thớc. Động tác chơi của trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn phức tạp hơn, nó đòi hỏi phải có sự liên kết lẫn nhau giữa hành động của một số trẻ này với một số trẻ khác, đòi hỏi phải có tính liên tục và tuần tự. Nhiều trò chơi của trẻ mẫu giáo lớn đòi hỏi phải suy nghĩ kỹ trớc khi làm động tác chơi. Ví dụ trò chơi “Tìm số nhỏ hơn số của cô”, trẻ phải nhìn xem số của cô là số mấy, tìm xem những số nào nhỏ hơn số ấy.

* Luật chơi:

Mỗi trò chơi toán học đều có luật do nội dung chơi quy định. Những luật này có một vai trò to lớn, nó xác định tính chất, phơng pháp hành động, tổ chức và điều khiển hành vi cùng mối quan hệ lẫn nhau của trẻ trong khi chơi. Những luật chơi trong trò chơi toán học là tiêu chuẩn đánh giá hành động chơi đúng hay

sai. VD: trò chơi “tìm đúng số nhà” luật chơi là về nhà có chữ số 5, nếu ai về nhà không phải số 5 thì ngời đó bị thua (sai). ở trò chơi toán học, vị trí của mọi trẻ tham gia trò chơi nh nhau và đợc xác định bằng luật chơi. Luật chơi là tiêu chuẩn khách quan để đánh giá khả năng của mọi trẻ.

Cả 3 thành phần (nội dung chơi, hành động chơi, luật chơi) có liên quan chặt chẽ với nhau và chỉ cần thiếu một trong 3 bộ phận trên đều không thể tiến hành trò chơi đợc [1].

Trò chơi toán học bao giờ cũng có một kết quả nhất định, đó là lúc kết thúc trò chơi, trẻ hoàn thành một nhiệm vụ nhận thức nào đó (tìm đúng một biểu tợng toán nào đó). Đối với trẻ thì kết quả của trò chơi khuyến khích trẻ tích cực hơn nữa trong các trò chơi tiếp theo. Còn đối với cô giáo thì kết quả trò chơi luôn luôn là chỉ tiêu về mức độ thành công hoặc sự lĩnh hội đợc tri thức của trẻ. Kết quả trò chơi không thể là sự may rủi, không thể là do lừa dối, do tranh giành với các bạn ...

Nh vậy trò chơi toán học có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển nhân cách của trẻ mầm non. Nó là công cụ không thể thiếu khi củng cố biểu tợng toán, tạo hứng thú toán học cho trẻ đặc biệt là đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TOÁN HỌC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP SƯ PHẠM MẦM NON THÁI BÌNH (Trang 25 - 27)