Phương hướng, mục tiêu của công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex (Trang 53 - 56)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU

3.1.3. Phương hướng, mục tiêu của công ty

3.1.3.1. Mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:

Trong những năm tới mục tiêu chính của công ty đó là: duy trì sự phát triển ổn định đồng thời tiếp tục khắc phục những tồn tại nhằm tạo lập lại môi trường kinh doanh lành mạnh, an toàn, nâng cao hiệu quả cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, phát huy những điểm là thế mạnh của công ty để công ty hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Trong năm 2007, nhiệm vụ chính của công ty là tiến hành cổ phần hóa thành công nên hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có phần hơi giảm sút. Trong những năm tới, sau khi đã ổn định hoạt động theo phương thức mới, công ty sẽ đẩy mạnh dần hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

3.1.3.2. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu Intimex

* Kinh doanh xuất khẩu:

• Đảm bảo sự phát triển ổn định lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu, nâng cao toàn diện chất lượng hoạt động xuất khẩu, đặc biệt nâng cao tính chuyên nghiệp trong kinh doanh hàng nông sản, thủy sản. Chú trọng nâng cao hơn nữa hiệu quả các hoạt động kinh doanh xuất khẩu bằng cách đổi mới phương

thức kinh doanh, cơ chế điều hành kinh doanh cho phù hợp với tình hình phát triển của thị trường.

• Đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, tăng cường xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng giá trị gia tăng đồng thời tập trung xây dựng thêm các hàng chủ lực mới.

• Kế hoạch xuất khẩu nông sản theo mặt hàng của công ty xuất nhập khẩu Intimex năm 2006 và định hướng đến năm 2010.

Bảng 5: Kế hoạch xuất khẩu nông sản theo mặt hàng của công ty xuất nhập khẩu Intimex năm 2006 và định hướng năm 2010

Mặt hàng KN năm 2006 (nghìn USD) Tỷ trọng năm 2006 (%) KN năm 2010 (nghìn USD) Tỷ trọng năm 2010 (%) Cà phê 128.046 80,9 181.235 81,1 Hạt tiêu 22.125 14 25.100 11,2 Chè 2.822 1,8 4.800 2,1 Lạc nhân 1.890 1,2 3.500 1,6 Hạt điều 1.300 0,8 4.270 1,9 Bột sắn 1050 0,7 3.200 1,4 Nông sản khác 970 0,6 1.400 0,7 Tổng cộng 158.208 100 223.505 100

(nguồn: kế hoạch xuất khẩu nông sản của công ty Intimex năm 2006, năm 2010)

• Kế hoạch xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex theo thị trường năm 2006 và định hướng đến năm 2010.

Bảng 6: Kế hoạch xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex theo thị trường năm 2006 và định hướng đến năm 2010

Thị trường KN năm 2006 (nghìn USD) Tỷ trọng năm 2006 (%) KN năm 2010 (nghìn USD) Tỷ trọng năm 2010 (%)

Đông Bắc Á 56.322 35,6 79.791 35,7 Mỹ 26.895 17,0 38.442 17,2 Nga và Đông Âu 25.741 16,1 35.760 16,0 EU 23.731 15,0 36.654 16,4 Asean 19.776 12,5 23.021 10,3 Châu Phi 3.164 2,0 5.140 2,3 Thị trường khác 2.849 1,8 4.697 2,1 Tổng cộng 158.208 100 223.505 100

(nguồn: kế hoạch xuất khẩu nông sản của công ty Intimex năm 2006, năm 2010)

* Kinh doanh nhập khẩu:

• Hoạt động nhập khẩu tiếp tục được duy trì và phát triển trong giai đoạn tới, trong đó đặc biệt chú trọng tăng cường quản lý nâng cao hiệu quả, chống thất thoát hàng hóa và nợ đọng vốn. Kiên quyết không thực hiện những phương án kinh doanh có lợi nhuận thấp, mức độ rủi ro cao…

• Tiến hành tổ chức lại hoạt động kinh doanh nhập khẩu theo hướng chuyên sâu với những ngành hàng, mặt hàng phù hợp và có thế mạnh phát triển. Gắn việc tăng trưởng nhập khẩu với việc phát triển kinh doanh nội địa, đặc biệt là hoạt động phân phối hàng hóa. Đồng thời, tiếp tục tiến hành xây dựng hệ thống phân phối tại thị trường nội địa để đảm bảo chủ động trong kinh doanh nhập khẩu.

* Kinh doanh nội địa:

• Phát triển hệ thống siêu thị và trung tâm phân phối hàng hóa là định hướng kinh doanh nội địa chủ yếu của công ty. Trong đó, kinh doanh siêu thị được nghiên cứu phát triển mở rộng thành hệ thống siêu thị trên toàn quốc với quy mô vừa và nhỏ, thống nhất trong tổ chức và quản lý, mang đặc trưng của thương hiệu Intimex. Từng bước hình thành và phát triển các trung tâm phân phối nhằm hỗ trợ cho hệ thống siêu thị.

• Tiến hành mở rộng khai thác lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nhằm tăng cơ cấu doanh thu nội địa trong tổng doanh thu, đồng thời làm phong phú thêm cơ cấu ngành hàng và hiệu quả kinh doanh. Từng bước hình thành và phát triển loại hình kinh doanh khác như: đầu tư kinh doanh tài chính, ngoại hối, đầu tư chứng khoán, trái phiếu…Tiếp tục khai thác và phát triển kinh doanh các dịch vụ viễn thông, kho bãi, du lịch, cho thuê văn phòng…Đẩy mạnh và phát triển một số loại hình thương mại hiện đại gắn với hoạt động kinh doanh siêu thị và phân phối như: nhượng quyền thương mại, thương mại điện tử…

* Hoạt động đầu tư và sản xuất:

• Đối với các dự án đang trong quá trình đầu tư, tập trung đẩy mạnh tiến độ thực hiện để sớm đưa vào vận hành và khai thác có hiệu quả.

• Đối với các nhà máy, xí nghiệp, dự án đã hoàn thành giai đoạn xây dựng (như nhà máy tinh bột sắn Nghệ An,…) phấn đấu đi vào sản xuất ổn định một cách vững chắc, trên cơ sở ổn định nguồn cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

• Khai thác các dự án nuôi trồng một cách có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu hàng hóa cho xuất khẩu và kinh doanh nội địa, thu hồi vốn nhanh.

Ngoài ra công ty cần tổ chức lại sản xuất đối với những cơ sở sản xuất không có hiệu quả như nhà máy Hoàng Trường, xí nghiệp thủy sản Thanh Hóa…

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w