CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU
3.1.2. Phương hướng xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong những năm tớ
năm tới
Nhà nước ta đã khẳng định xuất khẩu nông sản là một thế mạnh, là ngành xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Hoạt động xuất khẩu nông sản trong những năm qua đã mang lại những kết quả to lớn cho nước ta, đã tạo ra được nguồn
ngoại tệ tương đối lớn phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đang dần dần tạo dựng được hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Với những thành tựu to lớn như vậy, Nhà nước ta đang có những chủ trương chính sách để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu nông sản.
Tuy nhiên Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu hàng có hàm lượng tinh chế và hàm lượng kỹ thuật cao để nâng cao giá trị cho hàng nông sản Việt Nam, giảm bớt việc xuất khẩu sản phẩm thô. Điều này làm cho các doanh nghiệp phải không ngừng đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc hiện đại, kỹ thuật công nghệ tiên tiến để tạo ra những sản phẩm tốt có giá trị cao, nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Về thị trường xuất khẩu, nhà nước chủ trương tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào các thị trường truyền thống và tích cực tìm kiếm xâm nhập các thị trường mới. Hiện nay hoạt động xuất khẩu của công ty đã vươn tới các thị trường như: các nước Asean, một số nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước châu Âu như Pháp, Đức, Anh, Thụy Sỹ, Đan Mạch, Italia, Rumani…, một số nước thuộc châu Mỹ, châu Úc, châu Phi và Trung Đông trong đó một số thị trường như: Trung Quốc, các nước EU, Mỹ, Nhật,Trung Đông là một số thị trường lớn của nông sản xuất khẩu Việt nam. Thế nhưng không chỉ dừng ở đó mà nhà nước còn khuyến khích các công ty một mặt vừa đảm bảo duy trì và phát triển các thị trường cũ đồng thời tích cực tìm kiếm và mở rộng hoạt động xuất khẩu sang các thị trường mới.
Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực, tăng nhanh cả sản lượng và giá trị xuất khẩu, phấn đấu đến năm 2010 có kim ngạch xuất khẩu từ 7-8 tỷ USD, nâng cao vị thế của Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng nông sản trên thị trường thế giới.
Phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, có khả năng chiếm lĩnh thị phần đáng kể trên thị trường thế giới. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô; đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ.
Những mục tiêu cụ thể cần đạt được:
- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá bình quân 17,5%/năm và đến năm 2010 đạt khoảng 72,5 tỷ USD.
- Đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ cả nước bình quân 16,3%/năm và đến năm 2010 đạt khoảng 12 tỷ USD.
- Đến năm 2010, xuất khẩu các mặt hàng nông - lâm - thuỷ sản chiếm khoảng 13,7%, nhóm hàng nhiên liệu - khoáng sản chiếm khoảng 9,6%, nhóm hàng công nghiệp và công nghệ cao chiếm khoảng 54,0% và nhóm hàng hoá khác chiếm 22,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá.Về cơ cấu địa lý, xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu Á chiếm khoảng 45,0%, thị trường châu Âu chiếm khoảng 23%, thị trường châu Mỹ chiếm khoảng 24%, thị trường châu Đại Dương chiếm khoảng 5,0% và thị trường khác chiếm khoảng 3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá.
- Tiến tới cân bằng xuất khẩu - nhập khẩu vào những năm đầu sau năm 2010.
Bảng 4: Mục tiêu về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chính của Việt Nam năm 2010.
Mặt hàng Sản lượng XK(1000T) Kim ngạch (triệu USD) Tỷ trọng trong tổng KNXK (%) Cà phê 420 700 8.2 Cao su 300 450 5.9 Hạt điều 60 300 3.5 Chè 100 140 1.65 Lạc nhân 250 150 7.76 Hạt tiêu 40 150 1.76 (nguồn: Bộ NN&PTNT)