Nợ quá hạn chờ xử lý: Không có nợ quá hạn chờ xử lý của các doanh nghiệp quốc doanh mà toàn bộ số nợ này đều của khu vực kinh tế ngoài quốc

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng công thương Đông Anh (Trang 54 - 58)

nghiệp quốc doanh mà toàn bộ số nợ này đều của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong đó điển hình là thành phần kinh tế t nhân cá thể, hộ gia đình. Trong năm 2001, chi nhánh đã có nhiều thành tích đáng kể khi giảm đợc số nợ xấu này chỉ còn 573 triệu đồng, chiếm 13,9 % tổng nợ quá hạn cuả chi nhánh.

3. Những tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong hoạt động tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng công thơng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng công thơng Đông Anh:

3.1.Về quy mô tín dụng

Qua phân tích hoạt động kinh doanh tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng công thơng Đông Anh ta có thể tóm tắt một số đặc điểm cuả vấn đề quy mô tín dụng nh sau:

- Tỷ trọng cho vay đối với khu vực này ngày càng giảm trong tổng d nợ toàn chi nhánh, bên cạnh đó nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng cũng chiếm tỷ trọng không đáng kể.

- Phơng thức cấp tín dụng chủ yếu là theo phơng thức cho vay từng lần, các món vay nhỏ lẻ.

- Thành phần đợc cấp tín dụng chủ yếu trong khu vực này là các doanh nghiệp liên doanh, các công ty TNHH và các công ty cổ phần.

Sự thu hẹp quy mô tín dụng cũng nh là sự mất cân đối trong công tác tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh do rất nhiều nguyên nhân gây ra, khách quan có, chủ quan có, nguyên nhân từ phía khách hàng có, từ phía Ngân hàng có và xa hơn còn là do những nguyên nhân từ bên ngoài tác động đến.

- Trớc hết ta cần phải để cập đến nguyên nhân đầu tiên đó chính là từ phía khách hàng vay vốn. Đó là tình trạng không có năng lực kinh doanh đã dẫn tới thua lỗ hoặc do mục đích vay vốn sẽ sử dụng vốn sai mục đích. Kết quả là thiệt

hại cho Ngân hàng, từ đó dẫn tới mất lòng tin của Ngân hàng đối với đối tợng vay vốn này.

- Trong những năm đầu đổi mới do hiểu sai lệch về định hớng phát triển thành phần kinh tế ngoài quốc doanh của Đảng và Nhà nớc, cho rằng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đợc u đãi và đợc sự che chở vô điều kiện từ phía Nhà nớc, do đó các Ngân hàng cho vay ồ ạt đối với khu vực này mà k hông có quá trình thẩm đinh kĩ càng, hơn thế nữa còn bỏ qua khâu này, khiến cho nhiều món tiền cho vay ra Ngân hàng không thể thu hồi về đợc gây thiệt hại không nhỏ cho phía Ngân hàng . Từ đó các Ngân hàng đều mang nặng tâm lý “ cực kì thận trọng” khi xem xét cho vay. Từ đấy về sau để tránh rủi ro khi cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp bảo đảm rất cứng nhắc, nhiều điều kiện đặt ra với doanh nghiệp ngoài quốc doanh này khó có thể thực hiện đợc ngay cả với các doanh nghiệp Nhà nớc. Đó là điều kiện các doanh nghiệp ngoài quốc doanh muốn vay vốn phải có xác nhận của tổ chức kiểm toán đối với kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp.Bên cạnh đó là điều kiện ràng buộc về tài sản bảo đảm tiền vay cũng là một cản trở đối với việc mở rộng quy mô tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Về nguyên tắc tài sản bảo đảm tiền vay không phải là nguyên nhân quan trọng nhất, tiên quyết trong quyết định cho vay của Ngân hàng. Nhng đối với cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì đây là điều kiện không thể thiếu đợc trong quyết định có cho vay hay không. Trong khi đó c ác doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại rất khó khi xác định tính chất sở hữu hợp pháp của mình đối với chính tài sản của mình, cha kể một số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do tài sản không đủ giá trị để đảm bảo cho khoản vay hoặc không có tài sản để đảm bảo cho khoản vay đều phải đứng ở ngoài cuộc, không thể vay đợc vốn của Ngân hàng. Điều kiện này đối với các doanh nghiệp Nhà nớc không cứng nhắc nh vậy do các doanh nghiệp Nhà nớc nếu không có đủ tài sản bảo đảm thì đã có Nhà nớc hoặc một số tổ chức kinh tế khác đứng ra bảo đảm.

Trong khi đó nguồn vốn huy động củachi nhánh lại cha đủ mạnh để đáp ứng tất cả nhu cầu đầu t. Vì vậy, với nguồn vốn huy động đợc, chi nhánh chủ trơng phát triển thị trờng tín dụng đối với các doanh nghiệp Nhà nớc hơn là cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà cuối cùng khó có thể thu hồi đợc nợ gốc và nợ lãi do các thành phần này trên địa bàn vẫn cha có kinh nghiệm trong kinh doanh.

- Chính sách tín dụng củachi nhánh lại chịu sự chỉ đạo sát sao phải thực hiện theo chủ trơng cuả Ngân hàng công thơng Việt Nam là chủ trơng phát triển mạnh thành phần kinh tế quốc doanh.

- Mặc dù đã có những cố gắng nhiều về mọi mặt nhng một số công tác phục vụ hoạt động tín dụng của Ngân hàng còn nhiều hạn chế. Trong đó phải kể đến là công tác

Marketing, mở rộng thị trờng. Tại chi nhánh công tác marketing Ngân hàng vẫn cha thực sự phát huy tác dụng của nó. Nguyên nhân là do công tác này cha đợc tiến hành một cách tổng thể và đồng bộ. Trong khi đó cơ sở vật chất trang thiết bị của Ngân hàng còn nhiều hạn chế,chi nhánh lại là chi nhánh mới thành lập, cả tuổi đời và tuổi nghề còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm so với các tổ chức tín dụng khác cùng hệ thống và khác hệ thống. Một yếu kém phải kể đến là công tác đánh giá tài sản bảo đảm của chi nhánh. Nguyên nhân cũng là do các quy định về việc đánh giá tài sản bảo đảm của Ngân hàng công thơng Việt Nam còn cha xác định chính xác giá trị thực sự của nó, giá trị đánh giá khi thẩm định còn kém nhiều so với giá trị thực sự của tài sản, dẫn tới số tiền đợc vay của khách hàng rất thấp, nhiều khi không đủ đáp ứng cho nhu cầu vay vốn của họ.

- Đông Anh là một huyện ngoại thành, tình hình tăng trởng của các doanh nghiệp trên địa bàn gần đây tuy có những chuyển biến tích cực nhng nhìn chung các doanh nghiệp vẫn chủ yếu sản xuất với quy mô nhỏ và sản phẩm tiêu thụ đợc chủ yếu là trong nớc. Do đó,các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ là rất hãn hữu. Mặt khác, muốn vay đợc ngoại tệ thì các doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện là có nguồn thu ngoại tệ để trả nợ Ngân hàng. Trong khi đó tình hình biến động tỷ giá gần đây khiến cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không muốn vay ngoại tệ cũng nh Ngân hàng không muốn mở rộng cho vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khi thấy rằng nguồn thu ngoại tệ của các doanh nghiệp là rất nhỏ.

- Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh còn yếu. Vì vậy, chi nhánh chủ yếu cho vay ngắn hạn đối với thành phần này. Trong những năm gần đây, do cơ chế thị trờng bung ra, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn do kém trong cạnh tranh nên hàng hoá sản xuất ra khó tiêu thụ, ứ đọng nhiều đã chủ động thu hẹp hơn nữa quy mô sản xuất, chủ động thay đổi cách làm ăn, phát triển những hình thức làm ăn nhỏ lẻ nhng thu đợc đồng vốn nhanh. Do đó nhu cầu vay vốn của họ thờng là ngắn hạn và không nhiều.

3.2. Về chất lợng tín dụng

Chất lợng tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã và đang là một thách thức đối với Ngân hàng. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do:

- Về phía khách hàng, mục tiêu quan trọng của các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh, t nhân, cá thể là tối đa hoá lợi nhuận bằng mọi thủ đoạn, bằng bất kỳ giá nào trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên trong quá trình lập hồ sơ vay vốn nh dự án sản xuất kinh doanh, luận chứng kinh tế, kỹ thuật, báo cáo cân đối tài sản, thu chi tài chính, hợp đồng kinh tế... doanh nghiệp hay sử dụng những số liệu "ma" để tạo lòng tin đối với Ngân hàng.Đây là nguyên nhân chứng minh vì sao tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh

lại phần lớn xuất phát từ nguyên nhân do doanh nghiệp sử dụng vốn sai muc đích, do doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn tới giải thể hay phá sản doanh nghiệp. Điều này cũng xuất phát từ một thực tế là phần lớn các khoản vay của doanh nghiệp ngoài quốc doanh là ngắn hạn và không theo dự án, do đó các cán bộ tín dụng rất khó khi thẩm định vì có rất ít căn cứ để đánh giá.

- Một phần không nhỏ trong tổng nợ quá hạn tạichi nhánh là của các khoản nợ quá hạn từ những năm trớc khi chi nhánh cha tách riêng. Trong nhiều năm qua chi nhánh đã bằng nhiều biện pháp nhằm tích cực thu hồi số nợ quá hạn này nhng vẫn cha thể giảm nh mong đợi. Không những thế chi nhánh lại không tạo ra đợc sự phối hợp có hiệu quả cùng với các cấp chính quyền địa phơng, các cấp các ngành liên quan trong công tác xử lý tài sản thế chấp. Theo quy định của Thông t 06 khi cần phát mãi tài sản để thu hồi nợ vay, trờng hợp sau khi phát mãi, số tiền thu đợc không trả hết nợ, khách hàng lâm vào hoàn cảnh này đơng nhiên không còn nguồn nào để trả nợ nhng vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với số còn lại. Lúc này số d nợ còn lại không còn tài sản bảo đảm, trớc đây các Ngân hàng đợc hạch toán số còn lại vào quỹ dự phòng rủi ro, nhng nay theo quy định mới tổ chức tín dụng phải tiếp tục treo chờ xử lý khoản nợ bị coi là cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Nội dung quy định này là hợp lý, một mặt nhằm tăng cờng khâu thẩm định, dự đoán giá trị tài sản bảo đảm tiền vay trớc khi cho vay bên cạnh việc xác định nguồn trả nợ từ dự án hoặc phơng án sản xuất- kinh doanh ; mặt khác tăng cờng trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của ngời vay. Song nh phân tích ở trên vô hình chung đã tạo ra một khoảng tối về chất lợng tín dụng của các tổ chức tín dụng khi biết trớc rằng các khoản nợ naỳ là vô cùng khó khăn trong việc thu hồi nợ. Các khoản nợ quá hạn khó đòi tạichi nhánh do cũng không đợc quyền hạch toán vào quỹ dự phòng rủi ro nên nhìn chung tình hình nợ quá hạn tạichi nhánh vẫn cha đợc cải thiện.

- Công tác thẩm định tín dụng của các cán bộ tín dụng là một nguyên nhân từ phía Ngân hàng sẽ dẫn tới kết quả xác định sai đối tợng cho vay, khoản tiền vay sẽ khó thu hồi từ đó dẫn tới các khoản nợ quá hạn khác. Hiện nay phần lớn các cán bộ tín dụng thẩm định thờng gặp khó khăn trong vấn đề xác định địa vị pháp lý của ngời vay vốn, họ khó xác định ngời đứng ra vay vốn là đại diện cho một hộ vay vốn để sản xuất kinh doanh hay chỉ là mang t cách cá nhân vay vốn cho chính họ. Lợi dụng sơ hở này, một số cá nhân đã lợi dụng t cách cá nhân để vay vốn cho cả hộ. Khi phát sinh nợ quá hạn không thể trả đợc thì Ngân hàng chỉ có thể quy trách nhiệm cho duy nhất một cá nhân đó mà không thể quy trách nhiệm cho cả hộ sản xuất. Một vớng mắc nữa hiện nay là các cán bộ tín dụng do sơ suất

nên đã để tình trạng quyết định cho vay đối với những doanh nghiệp mà tài sản bảo đảm tiền vay của họ đã mang đi thế chấp ở nhiều nơi để vay nhiều món, tổng các món vợt quá giá trị của tài sản bảo đảm tiền vay. Trong khi đó quy định trong quy chế cho vay là chỉ đợc cho vay tối đa là 70% giá trị của tài sản bảo đảm tiền vay. Điều này dẫn đến tình trạng không thể thu hồi đợc nợ khi khách hàng không có khả năng trả nợ Ngân hàng.

- Cuối cùng phải kể đến là những tồn tại trong vấn đề xử lý tài sản bảo đảm tiền vay ở cấp vĩ mô, không những các thủ tục tiếp nhận và xử lý tài sản còn quá chặt chẽ, phức tạp,thiếu đồng bộ mà quyền lợi của Ngân hàng trong các quy định còn cha đợc nâng cao. Hiện nay, vấn đề thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay cũng nh vấn đề xử lý tài sản thế chấp còn có nhiều bất cập mà các cấp vĩ mô vẫn ch a có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục.

Trên đây là một số trong rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ quá hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng công thơng Đông Anh cũng nh tại hệ thống các Ngân hàng thơng mại hiện nay. Chính tình trạng nợ quá hạn cũng là một nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc ngày càng thu hẹp quy mô tín dụng đối với khu vực này. Trong mỗi nguyên nhân trình bày ở trên lại chứa đựng rất nhiều vớng mắc cha thể giải quyết.

Với mục đích của bài viết là tìm hiểu tình hình hoạt động tín dụng tại chi

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng công thương Đông Anh (Trang 54 - 58)