Những đề xuất đối với cơ quan các cấp chính quyền địa phương và hội sở

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 81 - 83)

hội sở

6.2.2.1. Đối với chính phủ và cơ quan các cấp chính quyền địa phương

+ Tổ chức xem xét, rà soát lại tất cả văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động tín dụng nói chung và lĩnh vực xây dựng và phát triển nhà nói riêng và có biện pháp bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế các văn bản này nhằm đảm bảo tính chặt chẽ, hợp lý, rõ ràng. Không có sự chồng chéo, mâu thuẫn, xây dựng một hệ thống pháp luật minh bạch, hiệu quả. Bên cạnh đó cần ban hành các văn bản

hướng dẫn cụ thể và có chế tài đối với các cơ quan, ban ngành có liên quan tại các địa phương.

+ Ban hành khung giá đất mới cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay để chi nhánh có thểđịnh giá đất thế chấp phù hợp hơn khi cho vay và cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở nhanh hơn, kịp thời hơn. Vì có nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn nhưng chưa có sổ xác nhận quyền sử dụng đất nên không vay được vốn, làm chậm trễ quá trình kinh doanh của khách hàng.

6.2.2.2. Đối với hội sở

+ Về phía hội sở nên trang bị thiết bị máy móc hiện đại để tiện cho việc trao đổi thông tin, liên lạc giữa chi nhánh với hội sở. Và giảm lãi suất khi cho chi nhánh vay vốn nhằm giúp chi nhánh bổ sung nguồn vốn của mình khi cần thiết, và tạo điều kiện giúp chi nhánh cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

+ Ngoài ra ngân hàng hội sở cần tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với trung tâm thông tin tín dụng nhằm mục đích giúp cho ngân hàng có thêm những thông tin cần thiết để làm cơ sở cho việc đầu tư tín dụng có hiệu quả, tránh thất thoát vốn, ngăn ngừa phát sinh nợ quá hạn.

+ Chuyển đổi mô hình quản lý theo chiều ngang sang mô hình theo chiều dọc. Theo mô hình này các nghiệp vụ kinh doanh chính, trong đó có hoạt động tín dụng được quản lý tập trung tại hội sở chính, các chi nhánh chủ yếu làm chức năng bán hàng.

+ Phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác như quan hệ khách hàng, bộ phận quản lý rủi ro tín dụng, bộ phận tác nghiệp (lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay)

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê văn Tề (2003), Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê.

2. Lê Văn Tư (2005), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính- Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Kiều (2006), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hang, NXB Tài Chính.

4. Thái Văn Đại (2007), “Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại”, NXB Trường Đại học Cần Thơ.

5. Huỳnh Thị Kiều Trinh (2007), luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ

6. Nguyễn Duy Khanh (2007), luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Bến Tre.

7. Nguyễn Ngọc Châu Thủy (2004), luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệu quả

tín dụng công thương nghiệp và tiêu dùng tại Ngân hàng Á Châu – chi nhánh An Giang.

8. Sử Ngọc Thanh (2007), luận văn tốt nghiệp Phân tích hoạt động tín dụng tại NHPTN ĐBSCL chi nhánh thành phố Cần Thơ.

9. Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22 tháng 4 ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

10. Website NHPTN ĐBSCL thành phố Cần Thơ: www. mhb.com.vn 11. Website sở xây dựng thành phố Cần Thơ:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)