Rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 28 - 32)

2.1.5.1. Khái niệm

Rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện các biến cố không lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho Ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từđó tác động quá hạn đến hoạt động, và có thể làm cho Ngân hàng bị phá sản.

Rủi ro của Ngân hàng được đánh giá bằng chỉ tiêu sau:

2.1.5.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng

a) Nguyên nhân từ phía khách hàng: khách vay vốn của ngân hàng có hai loại: khách vay là cá nhân và khách vay là doanh nghiệp

+ Đối với khách hàng là cá nhân:

Đối tượng vay vốn của ngân hàng thuở ban đầu chủ yếu là các nhà kinh doanh, nhưng để mở rộng khách hàng và hạn chế rủi ro về đồng vốn, ngân hàng còn cho các cá nhân vay để tiêu dùng. Các cá nhân sinh hoạt trong môi trường đầy rẫy rủi ro, do vậy qua con đường tín dụng họ có thể chuyển rủi ro đó cho ngân hàng.

Khi các cá nhân vay vốn gặp phải các nguy cơ sau đây thường không trả nợ cho Ngân hàng đầy đủ cả vốn và lãi như:

• Thu nhập không ổn định • Bị sa thảy, thất nghiệp • Bị tai nạn lao động ● Hỏa hoạn, lũ lụt • Hoàn cảnh gia đình khó khăn • Sử dụng vốn sai mục đích • Thiếu năng lực pháp lý + Đối với khách hàng là doanh nghiệp:

Doanh nghiệp cũng là những người hoạt động trong các môi trường rủi ro. Các yếu tố gây ra rủi ro cho doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú bắt nguồn từ

Nợ quá hạn trên tổng dư nợ =

Nợ quá hạn

Tổng dư nợ

nhiều nguồn gốc khác nhau và khi xảy ra rủi ro qua các kênh tín dụng chúng chuyển rủi ro đó đến cho ngân hàng.

Các doanh nghiệp thường không trả được nợ vay của Ngân hàng đầy đủ cả gốc và lãi khi gặp phải các trường hợp sau:

• Ban quản lý hoặc chủ các doanh nghiệp thiếu kiến thức, thiếu khả năng kinh doanh, không hoạch định được chiến lược, không xác định được mục tiêu, đưa ra quyết định sai lầm.

• Kinh doanh thua lỗ dẫn tới mất khả năng về tài chính.

• Sử dụng vốn sai mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

• Những biến động từ thị trường cung cấp vật tưđầu vào của doanh nghiệp.

• Doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh, bị mất thị trường tiêu thụ.

• Chính sách Nhà nước thay đổi làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

• Thiếu kế hoạch về nguồn vốn.

• Mở rộng thị trường kinh doanh quá mức kiểm soát của doanh nghiệp.

• Những tai nạn bất ngờ như: hỏa hoạn, động đất, công nhân đình công, chiến tranh…

• Ngoài ra cơ cấu pháp lý và cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp gắn với những mức độ rủi ro khác nhau. Ví dụ doanh nghiệp tư nhân thường có rủi ro lớn hơn so với doanh nghiệp nhà nước hoặc công ty cổ phần. Một ví dụ khác doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp thường gặp rủi ro cao hơn doanh nghiệp thương mại hay doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.

b) Nguyên nhân từđiều kiện khách quan

+ Điều kiện kinh tế trong nước

Hoạt động cho vay của ngân hàng là một hoạt động rất nhạy cảm với những biến đỗi của nền kinh tế - xã hội, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Sự suy thoái hay khủng hoảng kinh tế sẽ làm xuất hiện nhiều doanh nghiệp thua lỗ phá sản, từ đó có các khoản vay ngân hàng không thể thu hồi được. Điều này làm cho nợ quá hạn trong ngân hàng tăng lên nhanh chóng.

Ở thời kỳ lạm phát của nền kinh tế tăng cao thì dễ dẫn đến rủi ro tín dụng bởi vì trong thời kỳ này người gửi tiền có tâm lý lo sợ rằng đồng tiền của mình bị

mất giá khi gửi ở trong ngân hàng, cho nên họ muốn rút tiền ra khỏi ngân hàng. Trong khi đó ở thời kỳ này người vay tiền cũng có lợi cho nên họ muốn gia tăng nhu cầu vay vốn và kéo dài thời hạn vay. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn huy động của ngân hàng cũng như những khoản cho vay của ngân hàng càng trở nên khó thu hồi. Nguy cơ này có thể làm cho hoạt động cho vay của ngân hàng bị phá sản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Điều kiện kinh tế thế giới

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia có vay trò như một tế bào của nền kinh tế thế giới chung. Hoạt động kinh tế các nước đều có tác động ảnh hưởng lẫn nhau do xu hướng toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới. Nhiều tập đoàn công ty có xu hướng mở rộng kinh doanh ra nước ngoài. Sự hình thành các khu vực kinh tế và các khu mậu dịch tự do như AFTA, NAFTA… cho chúng ta thấy sựảnh hưởng không nhỏ của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới đối với mỗi nước thành viên.

Trong điều kiện như vậy, khi có những biến cố về tình hình kinh tế, chính trị, quân sự xảy ra ở bất kỳ một nước nào thì cũng có thể tác động nhiều nước khác trên toàn thế giới và sẽ dẫn đến biến động kinh tế trong nước và tác động quá hạn tới hoạt động của ngân hàng. Qua các cuộc khủng hoảng kinh tế nhưở Thái Lan (1997), nó ảnh hưởng mạnh đến cả những nền kinh tế của các nước trong khu vực, kể cả những nền kinh tế mạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc và làm cho hệ thống tài chính ngân hàng ở những nước này phá sản hàng loạt.

c) Nguyên nhân liên quan đến việc đảm bảo tín dụng

+ Đối với bảo lãnh vay vốn ngân hàng

Trường hợp người bảo lãnh (trong bảo lãnh vay vốn ngân hàng) gặp phải những tình huống chủ quan hay khách quan đã được trình bày ở phần trên. Điều đó có thể dẫn đến người bảo lãnh không có khả năng thực hiện những lời cam kết của mình, tức là không có khả năng trả nợ gốc và lãi thay cho người đi vay vốn cho ngân hàng.

+ Đối với thế chấp và cầm cố

Rủi ro tín dụng xảy ra liên quan đến vật dùng để thế chấp và cầm cố nợ vay khi gặp phải những trường hợp sau:

• Tài sản thế chấp và cầm cố không chuyển nhượng được.

• Không được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về tài sản thế chấp và cầm cố nên không thể phát mãi.

• Tài sản thế chấp và cầm cố bị sự cố rủi ro như hỏa hoạn hoặc bị cấm lưu thông.

d) Nguyên nhân về phía ngân hàng: Có rất nhiều các yếu tố khách quan và chủ quan về phía ngân hàng tạo nên các rủi ro tín dụng, thường là:

• Do các quan chức của ngân hàng lợi dụng chức quyền phán quyết các khoản cho vay trong nội bộ không lành mạnh.

• Ngân hàng quá say mê lợi nhuận nên chạy theo các khoản vay chứa đựng rủi ro cao.

• Vi phạm các nguyên tắc cho vay, cho vay vượt tỉ lệ an toàn (ví dụ như cho một khách hàng vay quá 15% vốn tự có của ngân hàng), thiếu tài sản thế chấp và cầm cố, cho vay khống…

• Các quyết định, thủ tục, thời hạn, các thỏa thuận …của mỗi khoản vay được xem xét không đầy đủ.

• Chủ quan, buông lỏng trong kiểm tra, phân tích khách hàng.

• Năng lực phân tích yếu kém về tình hình môi trường vĩ mô, môi trường cạnh tranh có liên quan.

2.1.5.3. Tác động của rủi ro tín dụng

a) Đối với ngân hàng:

Tác động đến lợi nhuận của ngân hàng làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Rủi ro với mức độ cao có thể dẫn đến mất cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, gây ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng gửi tiền tại ngân hàng, làm họ mất lòng tin vào ngân hàng. Đây là một tác hại rất quan trọng đối với ngân hàng, làm ảnh hưởng tới hoạt động lâu dài của ngân hàng. Trên cơ sở tín dụng là lòng tin, một ngân hàng hoạt động có uy tín ngày càng thu hút được nhiều khách hàng về phía mình và sẽ mở rộng quy mô ngày càng có lời và có hiệu quả.

Một ngân hàng hoạt động trong hoàn cảnh rủi ro xảy ra thường xuyên với mức độ cao thì tác hại cuối cùng là dẫn đến phá sản, đây là tác hại lớn nhất mà rủi ro gây ra.

b) Đối với khách hàng của ngân hàng

+ Đối với khách hàng có tiền gửi tại ngân hàng: họ sẽ gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống khi ngân hàng không có khả năng thanh toán cho họ, tạm thời sẽ làm ảnh hưởng dây chuyền đến khách hàng có liên quan làm họ không tin vào ngân hàng.

+ Đối với khách hàng vay tiền: ngân hàng không có nguồn đáp ứng kịp thời các nhu cầu tiền tệ tạm thời thiếu hụt trong nền kinh tế làm cho khách hàng khó khăn về vốn đầu tư, từđó ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của họ.

c) Đối với hoạt động kinh tế - xã hội

+ Ở gốc độ vĩ mô: sự phá sản của ngân hàng ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế vì ngân hàng phá sản kéo theo một bộ phận xí nghiệp và dân cư, các thành phần khác trong xã hội có liên quan với họ, gặp khó khăn về vốn, kết quả là bị ảnh hưởng bởi tác động dây chuyền đối với nền kinh tế dẫn đến phá sản hàng loạt.

+ Về phía ngân hàng: khi một ngân hàng gặp rủi ro hậu quả sẽ kéo theo các ngân hàng cùng hệ thống và ngoài hê thống có quan hệ cũng sẽ gặp rủi ro, đặc biệt làm cho lòng tin của khách hàng vào ngân hàng giảm mạnh.

Do đó, rủi ro tín dụng thật sự là vấn đề nghiêm trọng và cần được quan tâm đặc biệt hơn từ chính phủ, từ NHTW, NHTW cần phải có những chính sách khuyến cáo thường xuyên thông qua công tác thanh tra kiểm soát hoạt động của các NHTM, và cần thiết có sự hỗ trợ cho các NHTM khi có các biến cố rủi ro xảy ra.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 28 - 32)