GIỚI THIỆU CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 35 - 56)

3.1. GIỚI THIỆU CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.1.1. Khái quát về kinh tế xã hội khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long

3.1.1.1. Đặc điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long là phần cuối cùng của lưu vực sông Mêkông với tổng diện tích tự nhiên là 3,96 triệu ha bằng 11,9% diện tích cả nước, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 2.598 triệu ha bằng 35% diện tích đất nông nghiệp cả nước - Đồng bằng sông Cửu Long đã thực sự trở thành một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ởĐông Nam Á và thế giới, là một vùng đất quan trọng, sản xuất lương thực lớn nhất nước, là vùng thủy sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn của cả nước (chiếm 52% sản lượng lương thực của cả nước), bao gồm 12 tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang và Thành phố Cần Thơ.

Thành phố Cần Thơ – trung tâm kinh tế văn hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long - có diện tích tự nhiên 1.390 km2, bên bờ tây sông Hậu, cách biển Đông 75 km, cách thủđô Hà Nội 1.877 km và cách thành phố Hồ Chí Minh 169 km về phía bắc (theo đường bộ). Phía bắc giáp tỉnh An Giang và Đồng Tháp, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp.

Đặc biệt kể từ khi được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định 21/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ thời kỳ 2006-2020 thì mọi hoạt động của thành phố càng sôi động hơn, góp phần phát triển kinh tế cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thành phố Cần Thơđang phấn đấu trở thành Thành phố hiện đại và văn minh, là đô thị loại I trước năm 2010 và cơ bản trở thành Thành phố công nghiệp trước năm 2020; là trung tâm kinh tế - xã hội, trung tâm giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ,

trung tâm y tế và văn hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long; là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước; là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay thành phố Cần Thơ có bốn Quận : Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn và các huyện Thốt Nốt, CờĐỏ, Vĩnh Thạnh, Phong Điền.

3.1.1.2. Thuận lợi

Đồng bằng sông Cửu Long có những thuận lợi sau + Vị trí địa lý

Đồng bằng sông Cửu Long có bờ biển dài trên 700 km khoảng 360.000 km2 vùng kinh tế đặc quyền, giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.

Đồng bằng sông Cửu Long nằm giữa một khu vực kinh tế năng động và phát triển, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vùng phát triển năng động nhất Việt Nam bên cạnh các nước Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore, Malaixia, Philippin, Indonesia...) một khu vực kinh tế năng động và phát triển là những thị trường và đối tác đầu tư quan trọng.

Đồng bằng sông Cửu Long nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố rất dày thuận lợi cho giao thông thủy vào bậc nhất so với các vùng ở nước ta.

+ Tài nguyên tự nhiên:

Nhờ vào khí hậu nhiệt đới gió mùa và một hệ thống kênh ngòi chằng chịt, cung cấp lượng nước ngọt và bồi đắp phù sa quanh năm đã tạo nên vùng đất phì nhiêu, màu mỡ này, và đưa Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vựa lúa lớn nhất cả nước. Bên cạnh đó thì vùng còn có hệđộng gồm 23 loài có vú, 386 loài và bộ chim, 6 loài lưỡng cư và 260 loài cá, có triển vọng dầu khí trong thềm lục địa tiếp giáp thuộc biển Đông và Vịnh Thái Lan gồm các bể trầm tích sau:

o Bể trầm tích Cửu Long: thềm lục địa tiếp giáp Đông Nam Bộ ở phía Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long ở phía Nam. Dự báo khoảng 2 tỷ tấn dầu quy đổi.

o Bể trầm tích Nam Côn Sơn: Tiềm năng dự báo địa chất khoảng 3 tỷ tấn dầu quy đổi.

o Bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai thuộc Vịnh Thái Lan có trữ lượng dự báo không lớn, khoảng vài trăm triệu tấn dầu.

Đá vôi có trữ lượng khoảng 130 đến 440 triệu tấn. Đá Granit, Andesit có khoảng 450 triệu m3. Sét gạch ngói có trữ lượng đến 40 triệu m3. Cát sỏi có trữ lượng đến 10 triệu m3/năm

Than bùn có lượng 370 triệu tấn, trong đó U Minh khoảng 300 triệu tấn Nước khoáng có ở Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Minh Hải. Ngoài những thuận lợi trên thì đồng bằng sông Cửu Long còn nhận dược sự quan tâm từ phía chính phủ như những chính sách hỗ trợ giúp đỡ sự phát triển của vùng.

Những yếu tố trên vừa là mặt mạnh, đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi giúp phát triển kinh tế vùng lớn mạnh nếu như ta biết khai thác và sử dụng chúng có hiệu quả.

Riêng ở Thành phố Cần Thơ, các cơ sở hạ tầng ngày càng ngày càng mọc lên dày đặc tạo ra một thị trường tiêu thụ năng động thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ngoài ra Thành phố Cần Thơ còn là đầu mối giao thông quan trọng trong nước và quốc tế của vùng ĐBSCL. Cộng thêm việc Thành phố mới trở thành

thành phố trực thuộc trung ương nên có nhiều chính sách ưu đãi của nhà nước đối với Thành phố. Đó là những điều kiện thuận lợi để phát triển.

3.1.1.3. Khó khăn

Bên cạnh những mặt thuận lợi trên thì Đồng bằng sông Cửu Long đang gặp phải một số khó khăn sau:

• Trừ diện tích khoảng 30% rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, diện tích còn lại như diện tích đất phèn 1,6 triệu ha, đất xám 134.000 ha, nhìn chung là khó khăn cho phát triển nông nghiệp. Ngoài ra so nền đất yếu cho nên rất khó khăn cho công tác xây dựng cơ bản.

• Đồng bằng sông Cửu Long chia 2 mùa rõ rệt, gắn chặt với chế độ thủy văn, mùa khô gắn với xâm nhập mặn ở vùng ven biển với diện tích mặn 0,75 triệu ha.

• Mùa mưa gắn với lũ lụt. Diện tích bị lũ lụt đã lên tới gần 2 triệu ha khoảng 50% diện tích thuộc 8 tỉnh, tình trạng ngập lụt bắt đầu tháng 7 và kết thúc vào tháng 12. Độ sâu thường 0,5 m đến 4m, trong đó diện tích ngập trên 1m vào năm lũ lớn tới 1 triệu ha. Điều này không những gây thiệt hại về người và của mà còn làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế của vùng.

• Kết cấu hạ tầng rất yếu kém đặc biệt giao thông, điện, cung cấp nước. Nhà nước ở tranh, tre, nứa (nhà tạm) 73% trong khi cả nước 42,3%. Số hộ dùng điện 24,4% cả nước 54,8%.

• Hệ thống đường bộ có 6.600 km (không kểđường nông thôn) trong đó có 12 quốc lộ với chiều dài 1.600 km các tỉnh lộ 2.499 km. Ngoài đường quốc lộ 1A là trục chính tương đối tốt còn lại đường xuống cấp nghiêm trọng gây cản trở lưu thông. Đường làng xã quá ít khoảng 400 xã vùng sâu ô tô loại nhỏ không đi được. Cầu khỉ còn nhiều. Tỷ lệ người mù chữ trong độ tuổi cao gần 20% trong khi cả nước 16,5%. Tỷ lệ lao động kỹ thuật so với lao động trong độ tuổi của vùng đạt thấp nhất khoảng 4% thấp nhất so với các vùng, thấp hơn trung bình cả nước khoảng 10% (theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Chính điều này cũng đã trở thành vật cản trở cho bước tiến của vùng.

Thành phố Cần thơ cũng chịu những khó khăn này nhưng mức độ không bằng các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, dân cư vùng ngập lũ như Thốt Nốt, Ô Môn… phải chịu thiệt hại lớn hằng năm khi lũ kéo về vì phần lớn nhà ở củu dân cư là nhà tạm bợ.

Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội từ năm 2000 – 2010 Thành phố Cần Thơđã tiến hành xây dựng nhiều dự án ưu tiên phát triển nhà ở cho dân cư nhất là dân cư vùng lũ. Việc khó khăn nhất khi chuẩn bị tiến hành các dự án này là vấn đề thiếu vốn đầu tư trong việc giúp người dân “an cư lạc nghiệp”. Vì vậy sự ra đời của Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông cửu Long là đòi hỏi khách quan và tất yếu.

3.1.2. Giới thiệu chi nhánh ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long thành phố Cần Thơ

3.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL (NHPTN ĐBSCL) là ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước được thành lập theo qui định số 769/TTg ngày 18/09/1997 của Thủ tướng chính phủ với tên giao dịch là HOUSING BANK OF MEKONG DELTA (MHB), ngân hàng chính thức bắt đầu hoạt động từ tháng 4/1998 với vốn điều lệ là 800 tỷđồng.

Với trụ sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh và một hệ thống mạng lưới rộng khắp, NHPTN ĐBSCL với mục tiêu chủ yếu là huy động vốn và hỗ trợ cho vay xây dựng và phát triển nhà ở góp phần thúc đẩy công trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của đất nước

Chi nhánh Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long Thành phố Cần Thơđược thành lập theo Công văn số 350/CV-NHNN ngày 21/04/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 28/04/1999 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long. Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động ngày 26/03/1999 với trụ sở chính đặt tại số 5 Phan Đình Phùng-Thành phố Cần Thơ.

Từ một chi nhánh được thành lập vào năm 1999, đến nay NHPTN ĐBSCL chi nhánh Cần Thơđã mở thêm hai phòng giao dịch hoạt động trên địa bàn Quận Ninh Kiều, Quận Ô Môn. Đặc biệt hiện nay ngân hàng đã mở thêm phòng giao dịch tại Thốt Nốt.

Với mạng lưới công nghệ thông tin hiện đại, luôn được cải tiến và đổi mới nâng cao theo xu hướng hiện nay, NHPTN ĐBSCL chi nhánh Cần Thơđã có mối quan hệ thanh toán với tất cả các ngân hàng trong và ngoài hệ thống trên toàn quốc. Ngoài ra, ngân hàng còn tham gia thanh toán với hơn 100 đại lý thanh toán quốc tế trên thế giới.

Bên cạnh những dịch vụ phong phú như các NHTM khác, NHPTN ĐBSCL chi nhánh Cần Thơđặc biệt chú trọng cho vay xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng với các hình thức: cho vay trực tiếp hộ gia đình mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở, cho vay các đơn vịđầu tư xây dựng các khư dân cư tập trung. Bằng chứng hữu hiệu nhất là đến cuối năm 2003, chi nhánh đã đầu tư 450 tỷ đồng cho hơn 5000 hộ

trên địa bàn thành phố cần Thơđể mua, xây dựng, sửa chữa nhà, tham gia đầu tư vào các khu dân cư lớn của địa phương như khu dân cư 91B-TP Cần Thơ, khu dân cư phường Hưng Phú-TP Cần Thơ, khu dân cư vượt lũ Thốt Nốt. Với những nỗ lực không ngừng, NHPTN ĐBSCL chi nhánh Cần Thơ sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược tăng trưởng lâu dài bằng việc đầu tư công nghệ, nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên nhằm phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.

3.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ

a) Huy động vốn

+ Huy động vốn bằng đồng Việt Nam:

Nhận tiền gửi không kỳ hạn (ký thác hoạt kỳ) của dân cư, cá nhân và các tổ chức kinh tế - xã hội trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh sống tại Việt Nam.

Nhận tiền gửi có kỳ hạn (ký thác định kỳ) loại 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và các định kỳ dài hạn đến 5 năm.

Nhận tiền gửi tiết kiệm của cá nhân trong nước và người ngoài nước ngoài sinh sống ở Việt Nam bao gồm tiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn với các hình thức trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi định kỳ, tiết kiệm xổ số có thưởng..

Phát hành kỳ phiếu có mục đích nhiều loại kỳ hạn với lãi suất cao, hình thức trả lãi phong phú như: trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi định kỳ.

+ Huy động tiền gửi bằng ngoại tệ

Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long nhận tiền gửi bằng các loại ngoại tệ mạnh như: Dollar Mỹ (USD) với hình thức không kỳ hạn và các loại kỳ hạn đa dạng (1 tuần, 10 ngày, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng…).

+ Các hình thức huy động vốn khác trên thị trường liên ngân hàng

• Nhận tiền gửi của các tổ chức tài chính – tín dụng trong nước với lãi suất cao.

• Nhận tiền gửi đối ứng giữa đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ mạnh với các tổ chức tín dụng khác.

• Nhận vốn tài trợ, ủy thác đầu tư của các tổ chức trong nước và tổ chức tài chính quốc tế để phục vụ cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam.

• Hoán đổi ngoại tệ để nhận đồng Việt Nam và ngược lại với các tổ chức tín dụng khác.

b) Về hoạt động tín dụng

Thực hiện cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các thành phần kinh tế trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt chú trọng cho vay xây dựng nhà ở, mua nhà và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Cho vay xây dựng và phát triển nhà ở cho các đối tượng thuộc diện chính sách theo quy định của Tổng giám đốc.

Ngoài ra ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ khác như các hoạt động thanh toán liên hàng, thanh toán bù trừ, thanh toán quốc tế và các nghiệp vụ liên quan đến việc mở tài khoản thanh toán, mở L/C…

3.1.2.3. Bộ máy tổ chức

a. Sơđồ bộ máy tổ chức

SƠ ĐỒ 2: CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ

b. Chức năng của các phòng ban

Ban giám đốc:

+ Giám đốc: chỉđạo, phụ trách chung, là người trực tiếp nhận các chủ trương của NHPTN ĐBSCL Việt Nam, của NHNN và đề ra phương hướng nhiệm vụ theo định hướng của ngân hàng cấp trên. Trực tiếp giám sát hoạt động của các phòng ban. Phòng kiểm soát nội bộ Phòng kế toán ngân quỹ Phòng nghiệp vụ kinh doanh Phòng hành chánh nhân sự Ban giám đốc

+ Phó giám đốc:

Là người thừa lệnh của giám đốc, quản lý một số hoạt động của chi nhánh do giám đốc phân công, chịu trách nhiệm trước giám đốc về những công việc được giao, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.

Phó giám đốc được ủy quyền thay mặt giám đốc giải quyết các công việc chung khi giám đốc đi vắng và báo cáo khi giám đốc có mặt.

Phòng nghiệp vụ kinh doanh

Nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội trong địa bàn hoạt động để lập và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn; lập và tổ chức thực hiện kế hoạch, dự án khai thác nguồn vốn; lập chương trình kế hoạch phát triển mạng lưới và kế hoạch phát triển của chi nhánh.

Tiếp cận thị trường, thu thập thông tin, đề xuất các phương án kinh doanh, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Tìm khách hàng mới và quan hệ với khách hàng theo chiến lược khách hàng của ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long. Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ xin vay đúng quy trình nghiệp vụ, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xin vay theo chế độ tín dụng của NHNN và theo hướng dẫn của NHPTN ĐBSCL, trình giám đốc duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 35 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)