từ 2005 đến 2007 tại ngân hàng
Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng trả lãi hoặc vốn không đúng thời hạn cho ngân hàng. Nó phản ánh chất lượng tín dụng, khi nợ quá hạn càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại, hay nói cách khác nó là một tiêu chí phản ánh hoạt động tín dụng có hiệu quả hay không. Khi ngân hàng đi vào quá trình hoạt động kinh doanh thì luôn mong muốn nợ quá hạn càng thấp càng tốt nhưng không thể nào đạt được tình trạng nợ quá hạn bằng không. Bởi vì dù cho quá trình thẩm định tín dụng có tốt, chuẩn xác đến đâu đi nữa thì khách hàng khi nhận được tiền vay cũng đều có thái độ khác so với lúc ban đầu đi vay. Và một điều không thể tránh khỏi khi thời tiết thay đổi thất thường, thiên tai, dịch bệnh… làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ không có khả năng trả nợ hoặc trả trễ cho ngân hàng. Đó là những rủi ro xảy ra trong hoạt động tín dụng, làm ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy việc phân tích tình hình nợ quá hạn không phải nhằm mục tiêu triệt tiêu hoàn toàn rủi ro cho ngân hàng mà nhằm tìm ra nguyên nhân đểđề ra giải pháp nhằm hạn chế nợ quá hạn xuống một mức cho phép mà ngân hàng có thể kiểm soát được. Sau đây là tình hình nợ quá hạn trong hoạt động cho vay xây dựng và phát triển nhà tại ngân hàng PTNĐBSCL qua 3 năm từ 2005 đến 2007
Bảng 7: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ GIAI ĐOẠN 2005- 2007 ĐVT: Triệu đồng Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngành xây dựng 2.417 15,76 8.050 48,76 4.758 21,27 5.633 233,06 -3.292 -40,89 +Ngắn hạn 301 -1,96 382 2,31 53 0,24 81 26,91 -329 -86,13 +Trung và dài hạn 2.116 13,80 7.668 46,45 4.705 21,03 5.552 262,38 -2.963 -38,64 Ngành khác 12.920 84,24 8.959 51,24 17.610 78,73 -4.451 -34,45 9.151 108,18 Tổng NQH 15.337 100 16.509 100 22.368 100 1.172 7,64 5.859 35,49
(Nguồn:Phòng nghiệp vụ kinh doanh.)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ quá hạn cho vay xây dựng và phát triển nhà tại ngân hàng qua 3 năm tăng giảm kkông đều. Nợ quá hạn tăng trong năm 2006 và giảm vào năm 2007. Cụ thể, vào năm 2005 nợ quá hạn ngành xây dựng là 2.417 triệu đồng, chiếm 15,76% trong tổng nợ quá hạn theo ngành, trong đó nợ quá hạn xây dựng ngắn hạn là 301 triệu đồng, trung và dài hạn 2.116 triệu đồng. Qua năm 2006 nợ quá hạn xây dựng tăng vọt lên 8.050 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 5.633 triệu đồng, tốc độ tăng tương ứng là 233,06%. Nhưng trong đó nợ quá hạn ngắn hạn ngành xây dựng tăng không đáng kể, năm 2006 (382 triệu đồng) tăng so với năm 2005 (301 triệu đồng) thì chỉ tăng 81 triệu đồng, tương đương tăng 26,91%. Phần lớn là sự gia tăng của nợ quá hạn trung dài hạn, năm 2006 đạt 7.668 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 5.552 triệu đồng, tốc độ tăng tương ứng lên tới 262,38%. Nguyên nhân là do vào năm 2006 đối tượng vay chủ yếu là khách hàng xây dựng trung và dài hạn, tình hình giá cả vật tư leo thang đẩy chi phí lên cao, họ gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh của mình nên khả năng trả nợ đúng thời hạn giảm. Mặt khác là do ngân hàng đang trong giai đoạn thực hiện cơ cấu lại nợ theo quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN về việc xử lý nợ quá hạn và trích rủi ro theo quy định. Đến năm 2007, nợ quá hạn giảm còn 4.758 triệu đồng, giảm so với năm 2006 là 3.292 triệu, tốc độ giảm tương ứng là 40,89%. Trong đó nợ quá hạn ngắn hạn ngành xây dựng đạt
53 triệu, giảm 329 triệu so với năm 2006, tốc độ giảm tương ứng là 86,13%. Nợ quá hạn trung và dài hạn ngành xây dựng tăng lên 4.705 triệu, tương ứng tăng 38,64% so với năm 2006. Nguyên nhân là do năm 2007 doanh số cho vay trong ngành xây dựng giảm kéo theo nợ quá hạn có phần giảm theo
Đồ thị 7: CƠ CẤU NỢ QUÁ HẠN CHO VAY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ GIAI ĐOẠN 2005-2007
0 2000 4000 6000 8000 10000 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tr i ệ u đồ ng Ngành xâydựng +Ngắn hạn +Trung và dài hạn
3.2.5. Đánh giá tình hình cho vay xây dựng và phát triển nhà tại ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ
3.2.5.1. Đánh giá qua các chỉ tiêu tài chính
Phần trên đã trình bày từng nội dung cụ thể của hoạt động cho vay xây dựng và phát triển nhà như doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ tín dụng và nợ quá hạn. Sau đây chúng ta sẽ đánh giá tổng hợp tình hình cho vay xây dựng và phát triển nhà qua các chỉ số như hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng, dư nợ trên tổng nguồn vốn, dư nợ trên vốn huy động. Sau đây là bảng thống kê tổng hợp tình hình cho vay xây dựng và phát triển nhà tại chi nhánh NHPTNĐBSCL giai đoạn 2005-2007.
Bảng 8: ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP TÌNH HÌNH CHO VAY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ GIAI ĐOẠN 2005-2007
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 Tỷ lệ (%) Chênh lệch 2007/2006 Tỷ lệ (%) Tổng nguồn vốn ( TNV) Triệu đồng 719.731 676.756 899.858 -5,97 132,97 Vốn huy động ( VHĐ) Triệu đồng 231.161 261.441 345.050 13,10 31,98 DSCV xd nhà ở Triệu đồng 108.047 249.027 194.546 130,48 -21,88 DSTN xd nhà ở Triệu đồng 159.566 237.010 125.323 48,53 -47,12 DN xd nhà ở Triệu đồng 288.719 300.736 400.723 4,16 33,25 DN xd nhà bình quân (DNBQ) Triệu đồng 314.478,5 294.727,5 350.729,5 -6,28 19,00 NQH xd nhà ở Triệu đồng 2.417 8.050 4.758 233,06 -40,89 1.DN xd nhà ở/ TNV % 40,12 44,44 44,532 10,78 0,21 2.DN xd nhà ở/ VHĐ % 124,90 115,03 116,14 -7,90 0,96 3.Hệ số thu nợ (DSTN/DSCV) % 147,68 95,17 64,42 -35,56 -32,32 4.Vòng quay vốn TD (DSTN/DNBQ) Vòng 50,74 80,42 35,73 58,49 -55,57 5. Tỷ lệ nợ quá hạn/ Dư nợ % 0,84 2,68 1,19 219,75 -55,64
(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh.)
a) Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn
Dựa trên số liệu từ bảng 8 ta thấy, sử dụng vốn của chi nhánh vào nhà ở là khá cao và tăng qua các năm. Cụ thể là vào năm 2005 dư nợ xây dựng nhà chiếm 40,1155 trong tổng nguồn vốn, sang năm 2005 tăng lên 44,44%, tăng so với năm 2005 là 10,78%, đến năm 2007 tăng lên 44,53%, tăng 0,21%.
b) Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh trong dư nợ mà chi nhánh cho vay xây dựng nhà ở đối với cá nhân và hộ gia đình thì có bao nhiêu đồng vốn được đầu tư từ nguồn
vốn huy động. Dư nợ cho vay xây dựng nhà ở trên vốn huy động biến động trong ba năm như sau:
Năm 2005 tỷ lệ này đạt 124,9% và năm 2006 đạt 115,03%, giảm 7,9% so với năm 2005 và năm 2007 lại tăng lên 116,135; tốc độ tăng tương ứng là 0,96% so với năm 2006. Tuy tỷ lệ này tăng giảm qua các năm nhưng đều đạt trên 100% vốn huy động. Như vậy qua chỉ tiêu này ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng là rất tốt, qua 3 năm tổng vốn huy động và tổng dư nợ đều tăng lên. Đây là điều tốt, uy tín của ngân hàng sẽđược nâng cao và thuận lợi cho ngân hàng trong việc huy động vốn.
c) Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ phản ánh khả năng thu nợ của ngân hàng so với số vốn cho vay. Chỉ tiêu này cho biết số tiền ngân hàng sẽ thu được trong một thời kỳ nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Nhìn vào bảng trên ta thấy hệ số thu nợ của ngành xây dựng tại NHPTNĐBSCL giảm đều qua các năm. Năm 2005 tỷ lệ này là 147,68% đều đó có nghĩa là khi ngân hàng cho vay một đồng thì khả năng thu hồi nợ rât cao lên tới 147,68%, sang năm 2006 giảm xuống còn 95,17%, tốc độ giảm tương ứng là 35,56%. Đến năm 2007 thì tỷ lệ này tiếp tục giảm 64.418 so với năm 2006. Hệ số thu nợ này giảm một phần là do doanh số cho vay giảm 21,88% năm 2007 so với năm 2006 nhưng giảm với tốc độ chậm hơn doanh số thu nợ là 47,12%. Vì vậy mặc dù năm 2007 ngân hang đang có xu hướng hạn chế cho vay về lĩnh vực xây dựng và phát triển nhà nhưng dựa trên số liệu phân tích ta thấy tình hình thu nợ của ngân hàng không mấy khả quan một phần do khả năng trả nợ của khách hàng và một phần do công tác thẩm định thu hồi nợ của ngân hàng.
d) Vòng quay vốn tín dụng
Dùng để đo lường vòng luân chuyển của tín dụng nhanh hay chậm, vòng quay càng nhanh thì hoạt động tín dụng ngân hàng càng có hiệu quả và ngược lại. Nhìn chung thì vòng quay tín dụng tại ngân hàng tăng giảm qua các năm. Năm 2005 vòng quay vốn tín dụng ngân hàng đạt 50,74 vòng và tăng nhanh qua năm 2006 lên tới 80,42 vòng, tốc độ tăng so với năm 2005 là 58,49%. Đến năm 2007 thì tỷ lệ này giảm xuống nhanh và còn 35,73 vòng, tốc độ giảm tương ứng là 55,57% so với năm 2006. Nguyên nhân này là do doanh số thu nợ năm 2007 có
xu hướng giảm xuống so với 2006, trong khi dư nợ bình quân năm 2007 lại tăng 19% so với năm 2006 nên vòng quay vốn tín dụng giảm là điều tất yếu. Vì vậy đòi hỏi ngân hàng cần phải có những chính sách thu nợ thích hợp hơn.
e) Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng của khoản vay trước đó của ngân hàng cũng như khả năng thu hồi nợ của ngân hàng, giúp đánh giá chính xác thực trạng rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Nhìn chung qua 3 năm từ năm 2005 đến năm 2007 thì tỷ lệ này tăng giảm qua các năm. Năm 2005 thì tỷ lệ đạt 0,84%, sang năm 2006 tăng lên 2,68% và đến năm 2007 giảm xuống 1,19%. Ta thấy năm 2006 tỷ lệ này tăng so với 2005 là 219,75% nhưng sang năm 2007 do một phần có chính sách thường xuyên kiểm tra các khoản nợ và báo cho khách hàng tốt và một phần doanh số cho vay giảm làm giảm tỷ lệ này xuống 55,64% so với năm 2006, phần lớn khách hàng đến gia hạn nợ khi đến hạn vì không có khả năng trả nợ nên mặc dầu doanh số thu nợ giảm nhưng nợ quá hạn cũng giảm.
3.2.5.2. Đánh giá chung tình hình cho vay xây dựng và phát triển nhà tại ngân hàng
a) Ưu điểm
Nhìn chung qua quá trình phân tích ở phần trên ta thấy ngân hàng chú trọng trong lĩnh vực cho vay xây dựng và phát triển nhà, thể hiện là nguồn vốn huy động và tổng nguồn vốn sử dụng cho mục đích cho vay này cao và tăng qua các năm. Từđó giúp ta thấy các cán bộ ngân hàng đã làm tốt trong công tác huy động vốn.
Doanh số cho vay của ngân hàng vào năm 2007 tuy có giảm nhưng là do chính sách thắt chặt tín dụng của chính phủ, và so năm 2006 so với 2005 ta thấy doanh số cho vay tăng cao, từđó ta thấy ngân hàng không chỉ làm tốt trong công tác huy động vốn mà còn tốt cả công tác cho vay với những chính sách khuyến khích khách hàng.
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tuy có tăng giảm qua 3 năm nhưng nhìn chung tỷ lệ này giảm mạnh vào năm 2007, giảm 55,64% so với 2006. Bên cạnh dư nợ cho vay tăng lên từ 300.736 triệu đồng lên 400.723 triệu đồng thì nợ quá hạn lại giảm từ 8.050 còn 4.758 triệu đồng nên làm tỷ lệ này giảm xuống. Tỷ lệ này thấp hơn so với quy định của hệ thống ngân hàng PTNĐBSCL (3%) và mức
trung bình của ngành ngân hàng 5%. Đây là điều tốt cho thấy ngân hàng quản lý tốt trong việc kiểm tra và thông báo cho khách hàng về thời gian các khoản nợ của họ.
b) Hạn chế.
Bên cạnh những ưu điểm trên thì hoạt động cho vay xây dựng nhà vẫn còn một số hạn chế sau:
Hệ số thu nợ giảm đều qua 3 năm, mà nguyên nhân chính là do doanh số thu nợ giảm nhanh hơn doanh số cho vay, điều này cho thấy ngân hàng cần chú ý đến công tác thu hồi nợ của mình.
Vòng quay vốn tín dụng chưa cao và vào năm 2007 chỉđạt gần 36 vòng so với 80 vòng trong năm trước đó. Sự giảm sút này là do doanh số thu nợ năm 2007 có xu hướng giảm mạnh, trong khi đó thì dư nợ bình quân lại theo chiều hướng ngược lại. Nguyên nhân chủ yếu của mặt hạn chế này là do vào năm 2007 ngân hàng phải thi hành chính sách thắt chặt tín dụng theo quy định của ngân hàng nhà nước nên làm cho doanh số cho vay giảm, và một phần do giá cả vật liệu xây dựng tăng nên khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ cho ngân hàng dẫn đến tình trạng thu nợ của ngân hàng giảm.
Mặt khác trên địa bàn thành phố Cần Thơ còn có nhiều tổ chức tín dụng khác cùng kinh doanh trong lĩnh vực này, nên ngân hàng phải thường xuyên chịu sự cạnh tranh về cơ sở hạ tầng, lãi suất cho vay cũng như huy động của các ngân hàng bạn
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍN DỤNG CHO VAY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ
Nhìn chung thì nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tín dụng cho vay xây dựng và phát triển nhà tại ngân hàng là do các yếu tố chủ yếu sau:
Dư nợ tín dụng Nợ quá hạn
Đây chính là hai chỉ tiêu chính nhằm đánh giá hiệu quả tín dụng tại một ngân hàng thông qua hệ số nợ quá hạn trên dư nợ tín dụng.
4.1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG DƯ NỢ TÍN DỤNG
4.1.1. Yếu tố về số lượng khách hàng giữa các năm
Bảng 9: SỐ LƯỢNG KHÁCH HÀNG VAY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ GIAI ĐOẠN 2005-2007 Đơn vị tính: người Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng % Số lượng % 1.485 3.144 1.850 1.264 68,32 -1.269 -40,75
(Nguồn: phòng nghiệp vụ kinh doanh)
Số lượng khách hàng qua các năm tại ngân hàng tăng giảm qua các năm, năm 2005 số lượng khách hàng giao dịch là 1485, sang năm 2006 tỷ lệ này tăng vọt với tốc độ 68,32% so với 2005, nhưng đến năm 2007 thì số lượng khách hàng lại giảm xuống còn 1.850 người, tốc độ giảm tương ứng so với năm 2006 là 40,75%. Số lượng khách hàng thường thì có ảnh hưởng thuận với tình hình dư nợ nên dư nợ năm 2005 và 2006 đều tăng, nhưng vào năm 2007 tuy số lượng khách hàng giảm nhưng tình hình dư nợ vẫn tăng là do giá cả vật liệu xây dựng leo
thang, bên cạnh đó ngân hàng lại hạn chế tín dụng cho vay nên các khách hàng không có khả năng trả nợ làm số dư nợ cho vay tăng.
4.1.2. Yếu tố về đối tượng cho vay, lĩnh vực cho vay
Trong giai đoạn 2005 đến 2007, ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay trung và dài hạn và đối tượng là các chủ xây dựng dự án về phát triển nhà hơn là đối tượng cá nhân, cho vay trung và dài hạn chiếm hơn 50% tổng cho vay xây dựng phát triển nhà (2005) và chiếm hơn 80% tổng cho vay xây dựng và phát triển nhà trong hai năm 2006 và 2007, mà cho vay theo đối tượng và lĩnh vực này thường có thời gian thu hồi vốn chậm hơn so với cho vay ngắn hạn nên làm cho dư nợ cho vay tăng qua các năm.
4.1.3. Yếu tố về địa bàn cho vay
Khách hàng chủ yếu của ngân hàng phần lớn tập trung tại địa bàn thành phố