Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC THU HÚT KHÁCH HÀNG TRONG ĐẦU TƯ VỐN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 25)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…)

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

- Dùng phương pháp so sánh + So sánh số tuyệt đối

Là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Số tuyệt đối là cơ sở để tính các trị số khác. So sánh các chỉ tiêu tuyệt đối giữa các năm (từ năm 2005 đến năm 2007) để thấy được sự tăng giảm về quy mô. So sánh tính theo công thức:

Số tuyệt đối = Chỉ tiêu kỳ sau – chỉ tiêu kỳ trước

Để thấy được tốc độ tăng trưởng của một chỉ tiêu nào đó qua từng năm, chủ yếu là dùng so sánh số tương đối lũy tiến, được tính theo công thức:

Chỉ tiêu kỳ sau – chỉ tiêu kỳ trước

Số tương đối = x 100%

Chỉ tiêu kỳ trước - Phân tích các chỉ số tài chính

+ Phân tích tỷ suất lợi nhuận ROA: tỷ số này cho biết cho biết cứ 1 đồng tài sản thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. ROA được tính theo công thức:

Lợi nhuận ròng

ROA = x 100%

Tổng tài sản

+ Phân tích hệ số sử dụng tài sản: hệ số này cho biết cứ một đồng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Và được tính theo công thức:

Tổng doanh thu

Hệ số sử dụng tài sản = x 100% Tổng tài sản

+ Phân tích hệ số rủi ro tín dụng: hệ số rủi ro tín dụng của Ngân hàng là rủi ro mà lãi hoặc gốc, hoặc cả lãi lẫn gốc trên các khoản cho vay sẽ không nhận được như khách hàng đã cam kết. Để phân tích rủi ro tín dụng, số liệu liên quan đến nợ xấu hoặc các khoản tổn thất tín dụng sẽ đánh giá chính xác.

Nợ xấu

Hệ số rủi ro tín dụng = x 100% Tổng dư nợ

- Sử dụng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài để tổng hợp, tóm tắt và đánh giá các cơ hội và nguy cơ chủ yếu của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng.

- Sử dụng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong để tóm tắt và đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu cơ bản của Ngân hàng, cho thấy các lợi thế cạnh tranh cần khai thác và các điểm yếu cơ bản mà Ngân hàng cần cải thiện.

- Phân tích ma trận SWOT: trên cơ sở ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài và ma trận đánh giá các yếu tố bên trong để chỉ ra một số chiến lược tốt nhất được chọn để thực hiện.

- Phân tích ma trận QSPM: sử dụng thông tin đầu vào từ ba ma trận trên để đánh giá khách quan các chiến lược thay thế tốt nhất.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH AN GIANG

3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH AN GIANG

3.1.1. Lịch sử hình thành

Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long là NHTM Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 796/TTg ngày 18/09/1997 của Thủ tướng Chính phủ, vốn điều lệ là 800 tỷ đồng. Với mục tiêu là một NHTM hoạt động đa năng, vận hành theo cơ chế thị trường, MHB được huy động mọi nguồn vốn và đầu tư chuyên sâu vào lĩnh vực tín dụng trung, dài hạn, đặc biệt là đầu tư xây dựng, phát triển nhà ở và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội.

Bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 04 năm 1998 đến nay, MHB có Hội sở chính đặt tại số 09 đường Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh và một hệ thống mạng lưới bao gồm 01 Sở giao dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, 01 Văn phòng đại diện tại Hà Nội, 01 Trung tâm Thẻ, 01 Công ty Chứng khoán và hơn 130 Chi nhánh, Phòng Giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm trên khắp cả nước.

Tuy là một Ngân hàng non trẻ, MHB đã và đang thực hiện dự án hiện đại hóa Ngân hàng theo hướng tự động hóa, phù hợp với thông lệ quốc tế, có nhiều dịch vụ hiện đại phục vụ khách hàng. Trong những năm tới, MHB sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả trong tất cả các mặt kinh doanh của Ngân hàng cũng như nâng cao phong cách phục vụ khách hàng.

Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh An Giang được thành lập theo quyết định số 18/QĐ–NHN–HĐQT của Hội đồng quản trị MHB ban hành ngày 27 tháng 05 năm 1999 và đi vào hoạt động tháng 09 năm 1999, với cơ sở vật chất thiếu thốn và đội ngũ nhân viên đa phần còn trẻ, chưa nhiều kinh nghiệm. Với hai trách nhiệm lớn: phải hoạt động hiệu quả theo cơ chế thị trường và thực hiện các mục tiêu xã hội trong đó chú trọng tới việc “xóa nhà đạp, nhà đá”.

 Tên gọi: Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh An Giang

 Tên giao dịch: Housing Bank of Mekong Delta An Giang branch (MHB AG)

 Trụ sở: 15 Tôn Đức Thắng, Thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang

 Điện thoại: 076.857319 – 076.853456

 Fax: 076.857276

3.1.2. Các sản phẩm dịch vụ chính

+ Huy động:

- Nhận tiền gửi tiết kiệm lãi suất cố định từ 01 đến 36 tháng. - Huy động vốn với lãi suất linh hoạt.

- Huy động thông qua phát hành kỳ phiếu MHB và nhiều hình thức huy động vốn khác.

+ Cho vay: Với phương thức cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay trả dần theo thoả thuận đảm bảo thuận tiện theo yêu cầu của khách hàng.

- Cho vay mua, xây dựng, sữa chữa nhà ở đến 15 năm; - Cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng;

- Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn phục vụ sản xuất kinh doanh; - Cho vay phục vụ các nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt, du học … - Cho vay mua xe ô tô;

- Cho vay tiểu thương;

- Cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ;

- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng …

+ Dịch vụ:

Thực hiện chuyển tiền nhanh trong và ngoài nước theo hệ thống chuyển tiền Union và hệ thống ATM trong toàn hệ thống MHB có liên kết với các Ngân hàng như: Ngân hàng Đông Á, Sài Gòn Công Thương và Ngân Hàng Nhà Sài Gòn – Hà Nội nên đáp ứng nhu cầu khách hàng về thời gian và địa điểm tương đối tốt.

3.1.3. Sơ đồ tổ chức và chức năng của các phòng ban

Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức * Ban Giám đốc:

Có nhiệm vụ tổ chức, điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh; trực tiếp ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh theo quy định, quy trình nghiệp vụ tín dụng của MHB và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình.

* Phòng Hành chánh – Nhân sự:

- Phỏng vấn, tuyển dụng nhân viên và thực hiện hợp đồng lao động theo kế hoạch được Hội sở chính duyệt hằng năm. Sắp xếp bố trí cán bộ, công nhân viên vào công việc phù hợp

- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị và công cụ lao động.

* Phòng Kinh doanh:

Thẩm định các phương án, dự án đầu tư, thực hiện nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh.

* Phòng hỗ trợ kinh doanh:

Lập báo cáo thống kê, lưu giữ bảo quản hồ sơ. Phòng Giao

dịch Tân Châu Phòng Giao dịch Châu Đốc dịch Châu PhúPhòng Giao Phòng Kiểm tra nội bộ Phòng Kinh doanh Phòng Kế toán Ngân quỹ Phòng Hành chánh Nhân sự Ban Giám Đốc Phòng Hỗ trợ Kinh doanh Phòng Quản lý rủi ro

* Phòng quản lý rủi ro:

Thực hiện công tác thông tin phòng ngừa rủi ro. * Phòng kế toán – ngân quỹ:

- Tổ chức thực hiện các dịch vụ thanh toán, kiểm tra chuyên đề kế toán, ngân quỹ trong phạm vi Chi nhánh. Tổ chức bảo quản hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh do phòng kinh doanh chuyển sang theo chế độ quy định.

- Lập kế hoạch thu chi tài chính của Chi nhánh và theo dõi việc thực hiện. Chấp hành chế độ quyết toán hàng năm với Hội sở.

- Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh của Chi nhánh, tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán.

* Phòng kiểm tra nội bộ:

- Thực hiện việc kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Chi nhánh và báo cáo kết quả kiểm tra. Theo dõi, phúc tra Chi nhánh trong việc sửa chữa những sai phạm; thực hiện những kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra và những kiến nghị của kiểm tra nội bộ tài chính Chi nhánh.

3.1.4. Mạng lưới hoạt động

Hiện nay MHB Chi nhánh An Giang có ba phòng giao dịch:

 Phòng Giao dịch Châu Đốc: hoạt động vào tháng 07 năm 2001, trụ sở đặt tại 54 Nguyễn Văn Thoại, Khóm 5 Phường Châu phú A, Thị xã Châu Đốc, An Giang.

 Phòng Giao dịch Châu Phú: hoạt động vào tháng 09 năm 2001, trụ sở đặt tại 02 Nam Cái Dầu, Huyện Châu Phú, An Giang.

 Phòng Giao dịch Tân Châu: hoạt động vào tháng 06 năm 2002, trụ sở đặt tại 217 Tôn Đức Thắng,Thị Trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, An Giang.

3.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH AN GIANG TỪ NĂM 2005 – 2007

Sau khi chính thức đi vào hoạt động từ tháng 09 năm 1999 đến nay, MHB Chi nhánh An Giang có kết quả hoạt động kinh doanh rất khả quan, điều đó thể hiện qua tổng thu nhập và tổng chi phí luôn tăng qua các năm, đặc biệt là chênh lệch thu chi luôn tăng với tốc độ rất cao. Báo cáo của Phòng Kinh doanh về tình hình thu, chi của MHB từ năm 2005 đến năm 2007 thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1: Tình hình thu, chi của MHB từ năm 2005 đến năm 2007

Đơn vị: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007)

Nhận xét:

* Tổng thu nhập: của Ngân hàng qua 3 năm tăng liên tục từ 94.742 triệu đồng năm 2005 thì đến năm 2007 đã tăng lên đến 137.218 triệu đồng, với tốc độ tăng mỗi năm là trên 20%, cụ thể là năm 2006 tăng 20,08% so với năm 2005 và đến năm 2007 thì tốc độ tăng cao hơn đạt 20,61% so với năm 2006. Trong cơ cấu của tổng thu nhập thì thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 90%) cho thấy hoạt động tín dụng là một thế mạnh của Ngân hàng và Ngân hàng đang tiếp tục phát huy thế mạnh này.

* Tổng chi phí: cũng đã tăng liên tục qua 3 năm, cụ thể là năm 2006 tăng 9.395 triệu đồng (11,04%) so với năm 2005; và năm 2007 tăng 12.530 triệu đồng (13,26%) so với năm 2006. Chi phí tăng như vậy là do Ngân hàng phải cạnh tranh gay gắt với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn tỉnh An Giang trong công tác huy động vốn làm cho lãi suất huy động tăng, kèm theo các hình thức khuyến mãi để thu hút khách hàng. Bên cạnh nguyên

nhân cạnh tranh thì nguyên nhân lạm phát tăng cao trong năm qua cũng làm cho lãi suất huy động vốn tăng dẫn đến chi phí tăng. Ngoài ra, trong năm qua Ngân hàng cũng đã tiến hành phát hành thẻ ATM của MHB nên Ngân hàng đã đầu tư một chi phí khá lớn cho máy rút tiền, chi phí làm thẻ…

* Chênh lệch thu chi: cũng tăng liên tục qua 3 năm. Cụ thể năm 2006 tăng 9.631 triệu so với năm 2005, và năm 2007 tăng 10.920 triệu so với năm 2006. Tuy nhiên xét về tốc độ tăng trưởng thì năm 2007 tăng 56,69% so với năm 2006 thấp hơn so với tốc độ tăng của năm 2006 so với năm 2005 đạt 100,01%. Đó là do năm 2006 tổng thu nhập có tốc độ tăng gần gấp đôi so với tốc độ tăng của tổng chi phí (20,01% so với 11,04%), nhưng đến năm 2007 thì chênh lệch giữa tốc độ tăng của tổng thu nhập và tổng chi phí đã giảm đáng kể (tổng thu nhập tăng 20,61% và tổng chi phí tăng 13,26%). Năm 2007, Ngân hàng đã đầu tư vào việc phát hành thẻ, cũng như máy móc, thiết bị, công nghệ mà chưa có được thu nhập từ những hoạt động đầu tư đó.

Hình 2: Biểu đồ tình hình thu, chi của MHB từ năm 2005 - 2007

Nhìn chung, tình hình hoạt động của Ngân hàng trong ba năm gần đây, từ 2005 đến 2007, khá tốt, tăng lên cả về tổng thu nhập cũng như lợi nhuận trước thuế. Cứ theo tốc độ tăng trưởng này thì MHB Chi nhánh An Giang là một Ngân hàng có sức hấp dẫn lớn đối

với các nhà đầu tư khi cổ phần hóa và tạo niềm tin cho các doanh nghiệp trong tỉnh vay vốn để tăng cường sản xuất, kinh doanh cũng như người dân vay vốn để mua, xây dựng, sửa chữa nhà và tiêu dùng.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC THU HÚT KHÁCH HÀNG TRONG ĐẦU TƯ VỐN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG

SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH AN GIANG

4.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG

Trên cơ sở kết quả đạt được trong năm 2007, theo định hướng của Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc, Chi nhánh MHB An Giang sẽ có những biện pháp cụ thể hơn để khắc phục những tồn tại, tập trung phấn đấu thực hiện các mục tiêu, kế hoạch năm 2008.

4.1.1. Mục tiêu phấn đấu

Tập trung công tác huy động vốn, vận dụng công cụ lãi suất và thực hiện các chính sách khuyến mãi phù hợp, tiết kiệm nhưng hiệu quả để thu hút khách hàng mới. Tăng trưởng tín dụng ổn định, chất lượng được đặt lên hàng đầu, phân tán tối đa rủi ro. Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, cơ cấu cụ thể danh mục đầu tư, sử dụng vốn an toàn và hiệu quả. Mở rộng mạng lưới Phòng Giao dịch, tăng cường công tác quản lý cán bộ, thực hiện tốt chính sách lương thưởng phù hợp để giữ cán bộ.

4.1.2. Một số chỉ tiêu chủ yếu

- Nguồn vốn huy động tại chỗ: 320 tỷ đồng.

- Tổng dư nợ: 1.300 tỷ đồng, mức răng trưởng: 7,39%. - Nợ xấu (nhóm 3-5): < 2%/tổng dư nợ.

- Lợi nhuận: 38 tỷ đồng.

4.1.3. Phương hướng

- Tổ chức tập huấn và trao đổi nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn khuyến khích cán bộ tự học để không bị tụt hậu trong thời kỳ kinh tế hội nhập. Nắm bắt thị trường và cải tiến phong cách phục vụ, chăm sóc khách hàng tận tình và chu đáo, giải quyết nghiệp vụ nhanh chóng và khoa học nhưng đúng quy trình và có chính sách ưu đãi đối với khách hàng truyền thống để thu hút khách hàng.

- Tiếp tục tập trung cho công tác huy động vốn, triển khai các hình thức khuyến mãi phù hợp và linh hoạt với tình hình thực tế trên địa bàn để thu hút khách hàng mới và giữ

khách hàng cũ. Nâng dần tỷ lệ huy động vốn tại chỗ tối thiểu lên 30%/ tổng dư nợ cho vay hiện hữu.

- Tiếp thị, quảng cáo phát triển thẻ ATM của MHB rộng rãi trên địa bàn tỉnh An Giang; giới thiệu, quảng cáo mạnh hơn nữa các sản phẩm tín dụng mới như: cho vay hạn mức, cho vay mua/ xây dựng, sửa chữa nhà,… với thời hạn đến 15 năm và các sản phẩm tín dụng khác để thu hút khách hàng.

- Thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của MHB theo quyết định số 59/2007/QĐ-NHN-HĐQT ngày 03/12/2007. Triển khai ngay mô hình quản lý tín dụng tại Chi nhánh theo Công văn số 1821/NHN-TD ngày 28/12/2007 về việc chỉnh sửa mô hình bộ máy quản lý tín dụng tại Chi nhánh, Phòng giao dịch theo hướng thành lập thêm phòng quản lý rủi ro và Phòng hỗ trợ kinh doanh.

- Định hướng cơ cấu và danh mục đầu tư, danh mục về tài sản thế chấp hạn chế và kiểm tra kỹ đối tượng vay vốn cảnh báo rủi ro từ Trung Ương như: chăn nuôi cá, các khoản

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC THU HÚT KHÁCH HÀNG TRONG ĐẦU TƯ VỐN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w