Môi trường cạnh tranh

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC THU HÚT KHÁCH HÀNG TRONG ĐẦU TƯ VỐN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 43)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…)

4.2.1.6. Môi trường cạnh tranh

Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long đang phải canh tranh với trên 40 NHTM trong đó có 4 Ngân hàng nhà nước lớn (Ngân hàng Ngoại Thương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn), 1 Ngân hàng chính sách, 1 ngân hàng phát triển, 37 NHTM cổ phần... Những NHTM trong nước hiện đang nắm giữ khoảng gần 90% thị phần (cả tiền gửi và cho vay), trong đó riêng các NHTM Nhà nước chiếm 70%. Phần các Ngân hàng nước ngoài (có 4 Ngân hàng liên doanh, 28 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, 43 văn phòng đại diện) chỉ chiếm khoảng dưới 10% thị phần.

Như vậy cạnh tranh trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng sẽ ngày càng gay gắt và quyết liệt, đặc biệt là với sự hiện diện của các Ngân hàng nước ngoài như HSBC, ANZ, Citibank,… Họ rất mạnh về tài chính, khả năng quản lý toàn cầu, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Các Ngân hàng trong nước gặp nhiều thách thức rất lớn như áp lực cạnh tranh trên các mặt như năng lực tài chính, công nghệ, trình độ quản lý, hệ thống sản phẩm, chất lượng dịch vụ, các chuẩn mực an toàn theo thông lệ quốc tế, dự phòng rủi ro, phân loại nợ. Và

Ngân hàng Việt Nam cũng phải đối mặt với sự gia tăng rủi ro thuộc mảng khách hàng doanh nghiệp nhà nước bởi việc hội nhập đặt các doanh nghiệp trước thế cạnh tranh gay gắt, khả năng mất thị phần cao, khuynh hướng sáp nhập.

Kết quả một cuộc điều tra của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc được thực hiện vào cuối năm 2005 cho biết: có 45% khách hàng (là doanh nghiệp và cá nhân) sẽ chuyển sang vay vốn của Ngân hàng nước ngoài thay vì của Ngân hàng trong nước; 50% chọn dịch vụ Ngân hàng nước ngoài thay thế, và 50% còn lại chọn Ngân hàng nước ngoài để gửi tiền, đặc biệt là ngoại tệ... Như vậy, các Ngân hàng trong nước có thể sẽ mất đi khoảng một nửa các hoạt động kinh doanh hiện nay; và khả năng huy động vốn cũng bị giảm sút.

4.2.1.7. Ma trận các yếu tố bên ngoài

Từ các phân tích về môi trường kinh tế, môi trường chính trị - pháp luật, môi trường văn hóa- xã hội- địa lý- dân số, môi trường công nghệ, phân tích khách hàng và môi trường cạnh tranh ta rút ra được những yếu tố bên ngoài chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Số

thứ tự Yếu tố bên ngoài chủ yếu

Mức quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng

1 Kinh tế phát triển nhanh, ổn định. 0,1 3 0,3

2 Khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng ngày càng hoàn thiện.

0,15 3 0,45

3 Sự ổn định về chính trị xã hội. 0,1 3 0,3

4 Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. 0,1 3 0,3 5 Qui mô dân số và trình độ dân trí ngày

càng được cải thiện.

0,1 4 0,4

6 Sự gia tăng cạnh tranh giữa ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh trong nước.

0,1 2 0,2

7 Thói quen sử dụng tiền mặt còn phổ biến.

0,05 2 0,1

8 Khách hàng trở nên khó tính và mong đợi nhiều hơn ở dịch vụ của ngân hàng.

0,1 3 0,3

9 Lãi suất thị trường không ổn định 0,1 3 0,3

10 Giá USD giảm liên tục trong thời gian qua

0,05 2 0,1

11 Thu nhập và mức sống của người dân càng cao

0,05 4 0,2

Tổng cộng 1 2,95

Nhận xét:

Qua bảng đánh giá các yếu tố bên ngoài với số điểm là 2,95 khá cao so với mức trung bình là 2,5 điểm. Cho thấy chiến lược của MHB Chi nhánh An Giang tận dụng khá tốt các cơ hội và phản ứng khá tích cực với những thách thức bên ngoài. Ngân hàng đang theo đuổi các chiến lược nhằm tận dụng có hiệu quả “Quy mô dân số và trình độ dân trí ngày càng được cải thiện” và “Thu nhập và mức sống của người dân càng cao”.

4.2.2. Môi trường bên trong4.2.2.1. Nguồn lực tài chính 4.2.2.1. Nguồn lực tài chính

- Để đánh giá nguồn lực tài chính thì trước hết cần đánh giá được hoạt động của một Ngân hàng có hiệu quả hay không thông qua việc phân tích vốn huy động, doanh số cho vay và dư nợ thực tế của Ngân hàng.

Bảng 3: Khái quát tình hình hoạt động của MHB Chi nhánh An Giang từ 2005- 2007

Đơn vị: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo cuối năm 2006, 2007 của Phòng Kinh doanh)

Nhận xét:

Chi nhánh MHB tỉnh An Giang là Chi nhánh cấp I thuộc Hội sở tại Thành phố Hồ Chí Minh nên trong cơ cấu tổng nguồn vốn không có vốn tự có mà chỉ có vốn huy động và vốn điều hòa (vốn được chuyển về từ Hội sở nhưng phải chịu lãi suất).

* Vốn huy động: tăng liên tục qua 3 năm, cụ thể là năm 2006 tăng 39.630 triệu đồng với tốc độ 26,42% so với năm 2005. Đặc biệt là năm 2007 vốn huy động của Chi nhánh đã tăng đến 102.025 triệu đồng với tốc độ 53,81% so với năm 2006. Qua đó cho thấy công tác huy động vốn của Chi nhánh đang phát triển khá tốt, đó là do thương hiệu MHB ngày càng được nhiều người biết đến, đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, phục vụ tận tình. Mặc dù vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn nhưng có dấu hiệu tiến triển khả quan qua từng năm (năm 2005 tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn là 20,24%, đến năm 2006 thì tỷ lệ này tăng lên 21,93% và lên đến 27,98% vào năm 2007). Điều này cho thấy Chi nhánh đang cố gắng trong công tác huy động vốn.

* Tổng nguồn vốn: cũng tăng liên tục qua 3 năm, cụ thể năm 2006 tăng 123.534 triệu đồng với tốc độ tăng 16,67%, và đến năm 2007 thì tốc độ này tăng lên 20,58% với số tiền là 177.900 triệu đồng. Trong tổng nguồn vốn thì vốn điều hòa luôn chiếm tỷ trọng cao,

luôn chiếm trên 70%. Mặc dù vậy nhưng Chi nhánh đã cố gắng hạ thấp tỷ lệ này qua mỗi năm (năm 2005 tỷ lệ vốn điều hòa là 79,76%, đến năm 2006 thì giảm xuống còn 78,07% và đến năm 2007 thì giảm xuống chỉ còn 72,02%). Do lãi suất vốn điều hòa cao thường hơn lãi suất vốn huy động nên tỷ lệ cao này sẽ làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Chi nhánh.

* Doanh số cho vay và dư nợ qua 3 năm đều tăng liên tục với tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước. Điều này cho thấy công tác tín dụng của Chi nhánh được quan tâm để tăng doanh số cho vay, từ đó tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.

- Hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thể hiện rõ qua các tỷ số tài chính như: tỷ suất lợi nhuận ROA, hệ số sử dụng tài sản, hệ số rủi ro tín dụng. Các tỷ số đó thể hiện qua bảng sau.

Bảng 4: Các chỉ tiêu tài chính từ năm 2005 – 2007

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2006, 2007)

Nhận xét:

* Tỷ suất lợi nhuận (ROA) cho biết cứ 1 đồng tài sản thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Trong 3 năm qua mặc dù tổng tài sản tăng liên tục nhưng ROA vẫn tăng năm 2005 là 0,94%, năm 2006 tăng lên 1,6% và năm 2007 đạt cao nhất là 2,08%. Qua đó cho thấy công tác sắp xếp, phân bổ, quản lý và sử dụng tài sản ngày càng hợp lý và hiệu quả hơn. Ngân hàng cần tiếp tục phát huy thế mạnh này trong thời gian sắp tới.

* Hệ số sử dụng tài sản cho biết cứ một đồng tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu, mặc dù năm 2007 bằng với năm 2006 là 13,16% nhưng vẫn cao hơn năm 2005, chứng tỏ việc sử dụng tài sản để sinh lời ngày càng có hiệu quả hơn.

* Về rủi ro tín dụng: năm 2006 có giảm so với 2005 (giảm 0,61%) nhưng năm 2007 lại tăng lên 0,19% so với năm 2006, cho thấy tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh không ổn định, cần xem xét lại hiệu quả của việc cho vay để xử lý nợ tốt hơn. Mặc dù vậy thì tỷ số này của Chi nhánh vẫn ở mức thấp, đảm bảo an toàn về rủi ro tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

4.2.2.2. Cơ sở vật chất

Hệ thống máy tính, máy in, máy photocoppy được trang bị khá đầy đủ, thuận tiện cho việc phục vụ kinh doanh của Ngân hàng. Mỗi cán bộ kinh doanh được trang bị một máy tính riêng để hoàn thành hồ sơ một cách nhanh chóng cho khách hàng. Ngoài ra Chi nhánh còn trang bị đầy đủ bàn ghế để phục vụ khách hàng trong khi chờ đợi các giao dịch.

Năm 2007, MHB đã ký hợp đồng hợp tác chiến lược giữa MHB và VNPT. Đây là bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại Ngân hàng nhằm xây dựng một cơ sở hạ tầng công nghệ làm nền tảng bền vững đủ khả năng phục vụ các dịch vụ tài chính đa kênh, đa quốc gia. Hợp đồng này cho phép MHB tiết kiệm nguồn lực của mình do không cần phải phát triển một số hệ thống dịch vụ truyền thống của riêng mình nhờ sử dụng dịch vụ bên ngoài của VNPT.

4.2.2.3. Marketing

a. Sản phẩm

 Huy động vốn: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước, các tổ chức và người nước ngoài ở Việt Nam.

 Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ, ủy thác và các nguồn vốn khác của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để đầu tư cho các chương trình phát triển nhà ở và phát triền kinh tế – xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng tại tỉnh An Giang và các khu vực lân cận tỉnh An Giang.

 Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, chủ yếu vào mục đích làm nhà ở đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ dân cư trên địa bàn tỉnh An Giang và khu vực lân cận tỉnh An Giang. Ngoài ra cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội và sản xuất, kinh doanh trên cơ sở khả năng nguồn vốn cho phép.

 Cho vay phát triển sản xuất, kinh doanh: Ưu tiên đầu tư vốn cho các doanh nghiệp sản xuất, thu mua và chế biến hàng xuất khẩu.

 Cho vay chiết khấu chứng từ có giá, cầm cố bất động sản.

 Cho vay tiêu dùng phục vụ đời sống cán bộ công nhân viên và dân cư.

 Cho vay phát triển kinh tế phụ gia đình.

 Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở, nhằm chỉnh trang đô thị và từng bước kiên cố hóa nhà ở nông thôn theo chủ trương của tỉnh.

 Thực hiện dịch vụ cầm cố tài sản, kinh doanh ngoại tệ và vàng bạc, góp vốn liên doanh, liên kết.

 Thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong hệ thống và ngoài hệ thống Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

 Thực hiện nghiệp vụ Ngân hàng đối ngoại, nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn đầu tư phát triển.

Tuy nhiên sản phẩm chính của Ngân hàng vẫn là cung cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống. Chính vì vậy mà thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của Chi nhánh. Điều này thể hiện qua bảng sau:

Bảng 5: Tình hình thu nhập của MHB Chi nhánh An Giang từ năm 2005 – 2007

Đơn vị: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáokết quả kinh doanh năm 2006,2007)

Bảng trên cho ta thấy thu từ hoạt động tín dụng của MHB Chi nhánh An Giang luôn là nguồn thu quan trọng. Tỷ lệ này luôn chiếm trên 90% và đến năm 2007 thì tỷ lệ này đã lên đến 96,03%. Đây là một tỷ lệ rất cao thể hiện ưu điểm của Ngân hàng trong hoạt động đầu tư tín dụng và cần phải phát huy thế mạnh này trong thời gian tới.

Hình 3: Biểu đồ tình hình thu nhập của MHB Chi nhánh An Giang từ năm 2005 – 2007

b. Lãi suất

Sau tết Nguyên Đán năm 2008 lãi suất của các Ngân hàng tăng liên tục, và MHB cũng vậy. Điều này thể hiện rõ qua bảng sau:

Bảng 6: Bảng lãi suất cho vay của MHB trước và sau tết Nguyên Đán

(Nguồn: Các thông báo tăng lãi suất của Giám đốc tháng 03 năm 2008)

Bảng trên là lãi suất cho đến ngày 24 tháng 03 năm 2008. Ở thời gian trước tết lãi suất thất nhất là 1,0% và cao nhất là 1,3%, nhưng đến sau tết thì lãi suất đã tăng lên từ 1,45% đến 1,7%. Đây là tỷ lệ tăng rất cao trong một thời gian ngắn đã tăng với tỷ lệ trung bình 36%. Trước và sau tết đã có sự biến động lãi suất rất lớn đó là do tác động của lạm phát, giá cả tiêu dùng tăng mạnh sau tết. Với sự biến động lãi suất như vậy thì Ngân hàng sẽ gặp những khó khăn trong hoạt động tín dụng của mình, khách hàng không an tâm khi đi vay với lãi suất không ổn định như thế.

c. Phân phối

Hiện tại Chi nhánh có một Hội sở tỉnh ở Long Xuyên và ba phòng giao dịch ở Châu Đốc, Châu Phú và Tân Châu. Với mạng lưới này thì không đủ để phục vụ nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân trong huyện cũng như ở các huyện lân cận. Cả tỉnh có đến 1 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện trong khi đó mạng lưới MHB chỉ có mặt trên 4 trong tổng số 11 địa bàn. Đây chính là tiềm năng rất lớn cho Ngân hàng mở rộng mạng lưới của mình để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân ở các vùng khác nhau của tỉnh, đặc biệt là vùng còn khó khăn, miền núi, các huyện nhiều người dân tộc sinh sống như: Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn, An Phú. Bởi vì bên cạnh mục đích kinh doanh vì lợi nhuận thì Ngân hàng còn một nhiệm vụ quan trọng đó là giúp người dân có một cuộc sống ổn định với một căn nhà vững chắc hơn.

Ngoài ra MHB Chi nhánh An Giang còn có quan hệ với hầu hết các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh An Giang. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Ngân hàng đưa ra lãi suất mang tính cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn.

d. Chiêu thị và khuyến mãi

Thời gian qua Ngân hàng quảng bá hình ảnh qua website, băng rôn treo ở Chi nhánh, các tờ bướm, tờ rơi và trên báo là chủ yếu. Vì vậy trong thời gian tới, ngân hàng cần tăng cường các hoạt động quảng bá sản phẩm, quảng bá thương hiệu đến khách hàng.

4.2.2.4. Nguồn nhân lực

Tổng số nhân viên tính đến thời điểm ngày 31/12/2007 là 140 người trên toàn tỉnh. Cụ thể như sau:

Bảng 7: Trình độ nhân viên Ngân hàng

Số thứ

Số lượng Trình độ chuyên môn Trình độ ngoại ngữ

Tổng số Nữ ĐH CĐ TC Khác Cử nhân CC C CC B CC A 1 Chi nhánh An Giang 67 38 48 4 7 8 1 2 27 9 2 PGD Châu Phú 29 9 21 2 3 3 1 - 7 2 3 PGD Châu Đốc 19 10 12 2 2 3 - 2 7 3 4 PGD Tân Châu 25 7 20 1 1 3 - 1 9 2 Tổng 140 64 101 9 13 17 2 5 50 16

(Nguồn: Báo cáo cuối năm 2007 của Phòng Hành chánh – Nhân sự) Ghi chú: - PGD: Phòng Giao dịch

- ĐH: Đại học - CĐ: Cao đẳng - TC: Trung cấp - CC: Chứng chỉ

Qua bảng trên ta thấy nguồn nhân lực của Chi nhánh vẫn chưa đáp ứng đủ cho công việc hiện tại. Trong thời gian tới sẽ nâng cấp Phòng Giao dịch Châu Đốc thành Chi nhánh và mở thêm Phòng Giao dịch Thoại Sơn thì nhu cầu về nhân lực sẽ tăng cao. Do đó Chi nhánh cần tăng cường nhân sự trong tương lai để hoạt động tốt hơn.

Hình 4: Biểu đồ trình độ chuyên môn của nhân viên Chi nhánh

Trình độ chuyên môn của nhân viên đa số là đại học chiếm 73% trên tổng số nhân viên, còn trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm tỷ lệ thấp. Tuy nhiên, Ngân hàng vẫn chưa có nhân viên có trình độ thạc sĩ. Và trong tổng số 140 nhân viên thì chỉ có 73 nhân viên có trình độ ngoại ngữ, đây là một con số còn khá khiêm tốn trong thời kỳ hội nhập như hiện

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC THU HÚT KHÁCH HÀNG TRONG ĐẦU TƯ VỐN TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH AN GIANG (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w