Xưởng hoàn thiện:

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH Thương Mại Đà Lạt (Trang 28 - 32)

• Nhận sản phẩm về để tiến hành giặt.

• Là toàn bộ sản phẩm sau khi giặt

• Kiểm tra chất lượng sản phẩm. Nếu phát hiện sai hỏng thì chuyển trả xưởng và chủ gia công để sửa.

• Gấp, gói, đóng kiện để xuất khẩu.

2.1.3 Sản phẩm chính của công ty:

Công ty chuyên sản xuất áo len các loại cho người lớn và trẻ em. Một số ít các sản phẩm dùng tiêu thụ trong nước thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, còn phần lớn được gia công, sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng và được xuất khẩu ra nước ngoài.

2.1.4 Môi trường kinh doanh của công ty

2.1.4.1 Ngành

Công ty TNHH Thương Mại Đà Lạt hoạt động trong lĩnh vực dệt may. Trong những năm qua ngành Dệt May Việt Nam được đánh giá là ngành có bước phát triển mới, đóng góp lớn vào sự phát triển nền kinh tế của đất nước.

18%, các chuyên gia kinh tế dự báo trong năm 2009 tốc độ tăng trưởng của ngành vẫn đạt mức hai con số.

Ngày 14/3/2008 thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định ”phê duyệt chiến lược phát triển công nghiệp Dệt May Việt Nam đến 2015, định hướng đến năm 2020”. Ngành phấn đấu đạt mức tăng trưởng hàng năm 16% - 18% giai đoạn 2008 – 2010 , 15% trong giai đoạn 2011 – 2020.

Qua phân tích trên thấy tiềm năng phát triển của ngành Dệt May trong những năm tới tương đối tốt.

2.1.4.2 Khách hàng

Là một công ty chủ yếu sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may, hơn 10 năm trong nghề công ty đã tìm cho mình hai đối tác nước ngoài quan trọng, là những khách hàng tiêu thụ sản phẩm chính và tin cậy của công ty trong những năm qua là:

i . Công ty: THINH MAI KFT

Địa chỉ: H – 1094 Budapest, Tuzolto U. 94. 1/5 Hungary Giám đốc: Bà Lê Vũ Mai

ii. Công ty: P.F.O s.r.o

Địa chỉ: Podvinný mlýn 2117/23, 190 00 , Praha 9, Czech Republic Giám đốc: Ông Nguyễn Anh Văn

2.1.5 Tình hình lao động và tài sản cố định của doanh nghiệp

2.1.5.1. Tình hình lao động của doanh nghiệp:

Được thành lập từ năm 1998, với hơn 10 năm trưởng thành và phát triển đến nay công ty đã xây dựng được cho mình đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, năng động, lành nghề.

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính

ĐVT: Người Năm Tổng số lao động Nữ Nam Số lượng % Số lượng % 2007 317 250 79 67 21 2008 326 258 79 68 21

Qua bảng số liệu trên ta thấy số lao động của công ty năng 2008 tăng so với năm 2007 là 9 người. Tuy co tăng ít nhưng chứng tỏ công ty mở rộng quy mô sản xuất. Số lao động nữ năm 2008 tăng so với năm 2007 la 8 người nhưng về cơ cấu vẫn chiếm 79%. Số lao động nam tương đối ít so với lao động nữ chiếm 21% hay 68 người năm 2008. Số lao động nam làm việc chủ yếu ở các bộ phận giặt là và bảo vệ, một số ít làm ở các bộ phận khác. Vì đặc thù là ngành may mặc cần có sự khéo léo lên số lao động nữ là chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn.

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo tuổi đời

ĐVT: Người

Năm Dưới 30 tuổi Từ 30 đến 55 tuổi

Trên 55 tuổi

2007 198 113 6

2008 204 117 5

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

Ta thấy số lao động ở độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm tỷ trọng lớn nhất 62% năm 2006 và 63% năm 2008. Số lao động trên 55 tuổi chiếm tỷ trọng nhỏ nhất chỉ dưới 2%, những công nhân đó phần lớn ở phòng bảo vệ đi làm do đã nghỉ công tác ở cơ quan khác hoặc nông dân được công ty tuyển vào làm thêm. Số còn lại là các công nhân có độ tuổi từ 30 đến 55 tuổi.

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo trình độ

ĐVT: Người Trình độ Năm 2007 Năm 2008 Tỷ lệ % năm 2007 Đại học và cao học 17 21 6.4 Trung cấp 126 154 47.2 Công nhân 174 151 46.4 Tổng 317 326 100 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

Là một công ty vừa và nhỏ, số lao động có trình độ đại học và cao học của công ty chưa cao, nhưng cuối năm 2008 tăng so với đầu năm. Qua đó cũng thấy công ty đã biết chú trọng vào việc thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao.

2.1.5.2. Tình hình tài sản cố định.

Tài sản cố định của công ty được ghi nhận theo giá gốc và các chi phí có liên quan trực tiếp mà công ty bỏ ra đến thời điểm đưa TSCĐ vào vị trí sẵn sàng sử dụng. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định được ghi theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao được ước tính như sau:

Bảng 2.4: Bảng thời gian khấu hao

Nhà cửa 20-25 năm

Máy móc thiết bị 5 - 10 năm

Phương tiện vận tải 5 - 10 năm Thiết bị văn phòng 5 - 7 năm

(Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán)

Bảng 2.5: Tình hình tài sản cố định của công ty năm 2008

ĐVT: VNĐ

STT Tài sản Nguyên giá Giá trị còn lại % theoNG % theoGTCL

1 Nhà cửa, vật kiến trúc 20,533,578,077 16,878,910,681 90.88% 94.85%

2 Máy móc thiết bị 1,015,173,110 592,493,504 4.49% 3.33%

3 Phương tiện vận tải 703,256,190 146,100,725 3.11% 0.82%

4 Thiết bị, dụng cụ quản lý 342,248,051 176,967,341 1.51% 0.99%

Tổng cộng 22,594,255,428 17,794,472,251 100.00% 100.00%

(Nguồn: Phòng Tài Chính - Kế Toán)

Nhận xét:

Qua bảng phân tích trên ta thấy nhóm tài sản nhà cửa, vật kiến trúc chiếm tỷ trọng lớn nhất 90.88%. Điều này cũng dễ hiểu vì công ty chú trọng vào việc xây dựng nhà xưởng và vật kiến trúc. Những năm vừa qua công ty đã xây dựng một khu nhà

xưởng khang trang với toà nhà 3 tầng to lớn, còn có tầng hầm để xe trên nền đất rộng do tỉnh Hà Tây cho phép đầu tư, xây dựng.

Chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là thiết bị, dụng cụ quản lý chỉ có 1.51%. Còn lại là máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải, tài sản cố định vô hình.

Trong năm 2008 công ty đã tiến hành mua mới thêm máy móc, thiết bị 82.5 triệu đồng, mua thiết bị dụng cụ dùng cho quản lý 90 triệu đồng.

Tình hình sử dụng vật tư và quản lý tài sản cố định của công ty được đặc biệt chú trọng. Các loại vật tư khi nhập kho hay xuất kho đều có phiếu thu và phiếu chi rõ ràng. Ở phòng kỹ thuật có một đội ngũ kỹ sư có chất lượng đã tính toán chặt chẽ và chính xác định mức sử dụng nguyên vật liệu cho từng sản phẩm, từ đó sử dụng tiết kiệm vật tư để nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty.

Tài sản cố định rất quan trọng đối với ngành dệt may. Đặc biệt là máy móc thiết bị, nhân tố chính để tạo nên sản phẩm. Vì vậy công tác quản lý tài sản cố định được công ty chú trọng. Từ việc tính hao mòn để tính giá trị còn lại theo sổ sách và theo dõi tình hình thực tế của các loại tài sản cố định có trong tình trạng sử dụng tốt không, đã quá hạn sử dụng chưa. Từ đó để đầu tư các loại máy móc, thiết bị mới, thanh lý các loại máy móc thiết bị đã lạc hậu, kém hiệu quả.

2.2. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.

2.2.1 Phân tích báo cáo tài chính2.2.1.1 Bảng cân đối kế toán 2.2.1.1 Bảng cân đối kế toán

Phân tích bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát tình hình tài chính có khả quan hay không. Đánh giá chung tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá kết quả trạng thái tài chính của doanh nghiệp cũng như dự tính được rủi ro và tiềm năng tài chính trong tương lai.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH Thương Mại Đà Lạt (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w