Các giải pháp thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp và phát

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2015 (Trang 81 - 84)

năm 2015, Việt Nam cần tập trung vào 2 nhóm giải pháp cơ bản đó là nhóm giải pháp thu hút hiệu quả FDI và nhóm giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả FDI. Nội dung cụ thể của hai nhóm giải pháp này như sau:

3.2.1. Các giải pháp thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn nông thôn

Để thu hút một cách có hiệu quả các nhà đầu tư quốc tế (các dòng vốn FDI) đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, cần phải thực hiện một cách đồng bộ và triệt để các giải pháp sau đây:

3.2.1.1. Tiếp tục đổi mới chính sách cải thiện môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh

Thủ tục đầu tư trực tiếp nước ngoài có ý nghĩa quan trọng đối với việc thu hút đầu tư. Thủ tục quá phức tạp, rườm rà nhiều khi gây khó hiểu thậm chí hiểu nhầm dẫn đến không thu hút được các nhà đầu tư và khó thực hiện khi đã quyết định dự án đầu tư. Ngoài ra, thủ tục đầu tư rườm rà, phức tạp tạo ra những khe hở để quan chức địa phương sách nhiễu gây phiền hà hoặc đòi ăn hối lộ, gây thiệt hại đến lợi ích và làm nản lòng các nhà đầu tư.

Hiện nay, hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư và kinh doanh vẫn còn một số điểm thiếu đồng bộ và nhất quán giữa các luật chung và luật chuyên ngành; thu tục cấp phép chưa nhanh chóng, còn nhiều phức tạp. Điều này đã tạo ra sự phân biệt giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt là thành phần kinh tế trong nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; tạo ra cách hiểu khác nhau với cùng một vấn đề nên gây khó khăn cho việc xét cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng như hướng dẫn các doanh nghiệp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án.

Do đó, Chính phủ nên giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ chuyên nghành, các địa phương tiếp tục rà roát, điều chỉnh lại những điểm đang còn bất cập trong các văn bản pháp luật, chính sách hiện hành nhằm tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch và thu tục nhanh gọn tạo ấn tượng để các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thay vì đầu từ vào lĩnh vực khác hoặc cùng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhưng lại ở nước khác.

Kinh nghiệm quốc tế những năm qua cũng cho thấy, mức độ thông thoáng như nhau, tính hấp dẫn do luật đầu tư mang lại cao như nhau, nhưng ở nước nào có thủ tục đơn giản, gọn nhẹ thì ở đó thu hút vốn đầu tư mạnh hơn. Chẳng hạn trong một số nước ở khu vực, Thái Lan là nước thực hiện đơn giản hóa thủ tục đầu tư khá mạnh. Cơ quan hợp tác đầu tư là cửa duy nhất tiếp nhận hồ sơ và giải quyết công việc tiếp theo, đồng thời thay mặt các nhà đầu tư đi liên hệ với các cơ quan hữu quan, rồi trả lời các nhà đầu tư, tạo điều kiện rất thuận lợi cho họ. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho Thái Lan trở thành một nước thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất trong khu vực.

3.2.1.2. Nâng cấp cơ sở hạ tầng sản xuất

Hiện nay, sự yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất như đường giao thông, hệ thống cảng biển, nguồn điện, nguồn nước, thông tin... đang là nhân tố quan trọng gây tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư. Thông thường các nhà đầu tư sẽ tính toán từ việc thực hiện tiến độ xây dựng công trình dự án đến việc vận chuyển nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nếu hệ thống cơ sở hạ tầng không đảm bảo, các nhà đầu tư sẽ lo ngại, thậm chí có muốn cũng không thể đầu tư được. Để thu hút mạnh hơn nữa đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, Nhà nước cần đầu tư toàn bộ, hay có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp để xây dựng mới hoặc nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng. Trong các hạng mục của hạ tầng sản xuất, đặc biệt cần coi trọng đến

các tuyến đường giao thông giữ vai trò kết nối liên thông giữa các vùng có lượng hàng hoá lớn đến các đường các bến cảng bốc xếp tiêu thụ.

Trong những năm qua, chúng ta chưa chú trọng thu hút các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp có vốn ĐTNN đang hoạt động ở nông thôn bỏ một phần lợi nhuận để đầu tư vào các công trình hạ tầng. Do vậy ở nhiều vùng sản xuất hàng hóa, đường giao thông và các kết cấu hạ tầng khác đang quá tải xuống cấp nhưng không được tu bổ và nâng cấp. Để khắc phục tình trạng này phải có cơ chế, chính sách thu hút vốn của doanh nghiệp và các chủ thể khác đang tham gia kinh doanh tại chỗ cùng bỏ vốn cải tạo, nâng cấp các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn.

Bên cạnh việc huy động nguồn vốn Nhà nước là chủ yếu để phát triển hạ tầng nông nghiệp và nông thôn, cần khuyến khích doanh nghiệp có vốn ĐTNN tham gia mở rộng hạ tầng nông thôn theo hướng nâng cấp, tu bổ hệ thống tưới, tiêu, đê điều; xây dựng mới công trình thủy lợi cấp nước sản xuất và sinh hoạt ở các vùng trọng điểm thường bị hạn, lũ lụt đe dọa; áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm phù hợp với từng vùng sinh thái; xây dựng cơ chế quản lý hệ thống hạ tầng để tăng hiệu quả khai thác.

3.2.1.3. Đổi mới và đẩy mạnh công tác vận động, xúc tiến đầu tư

Đổi mới về cơ bản nội dung cũng như phương thức vận động, xúc tiến đầu tư; coi việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai dự án là biện pháp tốt nhất để xây dựng hình ảnh, nâng cao sự hiểu biết của nhà đầu tư nước ngoài về sức hấp dẫn và cạnh tranh của Việt Nam. Việc tạo điều kiện thuận lợi để triển khai có hiệu quả các dự án FDI đã được cấp phép đầu tư sẽ là biện pháp tốt nhất để xây dựng hình ảnh, nâng cao sự hiểu biết của nhà ĐTNN trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp ở Việt Nam, cùng với đó là gián tiếp thúc đẩy nền nông nghiệp và nông thôn phát triển. Cụ thể giải pháp để thực hiện vấn đề này là:

- Cần nhanh chóng xây dựng kế hoạch và chương trình vân động đầu tư cụ thể ở trong nước và ngoài nước, tập trung vào các ngành, dự án và đối tác đầu tư trọng điểm cần thu hút FDI.

- Phải bố trí đủ ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực này thành một khoản chi riêng nằm trong kinh phí ngân sách chi thường

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2015 (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w