Nhóm giải pháp quản lý và sử dụng vốn FDI trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2015 (Trang 84 - 96)

- Cần xem xét xây dựng Quỹ xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp trên cơ sở ngân sách Nhà nước cấp (trích từ nguồn thu của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN) kết hợp với huy động đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp.

- Cần triển khai nghiên cứu tiềm năng, thế mạnh của các nước, vùng lãnh thổ cũng như của nhà ĐTNN trong việc đầu tư vào lĩnh vực này để có chính sách, cơ chế vận động thích hợp. Kết hợp hoạt động xúc tiến đầu tư với hoạt động xúc tiến thương mại tổ chức tại các thị trường trọng điểm qua các hội trợ, triển lãm, hội thảo chuyên ngành…

- Cần đổi mới và nâng cao chất lượng các ấn phẩm tuyên truyền ĐTNN nói chung và đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp nói riêng (bao gồm Sách hướng dẫn đầu tư, Danh mục dự án gọi vốn ĐTNN....) nhằm tạo sức hấp dẫn ban đầu của nhà đầu tư nước ngoài.

3.2.2. Nhóm giải pháp quản lý và sử dụng vốn FDI trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn nghiệp và phát triển nông thôn

Để quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, cần phải thực hiện một cách đồng bộ và triệt để các giải pháp sau đây:

3.2.2.1. Cải cách hành chính trong quản lý vốn đầu tư nước ngoài

Thực hiện sắp xếp lại các cơ quan quản lý nhà nước tạo ra sự đột phá về tổ chức để khắc phục sự chồng chéo trong quản lý vốn đầu tư nước ngoài như hiện nay.

Chủ trương phân cấp là đúng nhưng trong điều kiện hệ thống quy hoạch chưa đồng bộ, năng lực quản lý ở một số địa phương còn yếu, việc phân cấp phải gắn với nâng cao năng lực. Không thể phân cấp đồng bộ như nhau mà phải tuỳ theo năng lực của chính quyền địa phương để đảm bảo hiệu quả kinh tế cho các dự án.

Trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng như hiện nay, việc thu hút vốn FDI nói chung và thu hút FDI vào nông nghiệp nói riêng càng trở nên khó khăn hơn. Song không nên vì sức ép đạt mục tiêu vốn đăng ký mà cấp phép tràn lan, không quan tâm tới chất lượng dự án. Trước tiên, hãy tạo thuận lợi cho những nhà đầu tư đã được cấp giấy phép giải ngân nhanh chóng. Để đảm bảo khả năng giải ngân tốt, trong điều kiện hiện nay, các bộ ngành cần ra soát phân các dự án đầu tư ra làm ba loại: một là các dự án có triển vọng thực hiện, những dự án này nếu gặp khó khăn thì các bộ, ngành nên giúp đỡ. Với những dự án thu hẹp phạm vi, dãn tiến độ, các bộ ngành cần xem họ bao giờ làm, thu hẹp như thế nào, cùng với họ có kế hoạch cụ thể, không nên để DN muốn làm lúc nào cũng được. Với những dự án không có khả năng thực hiện, cần kiên quyết rút giấy phép, không nên chờ đợi như cách chúng ta đã chờ đợi việc thực hiện của rất nhiều dự án kéo dài từ 2001 đến nay mà không có động tĩnh gì.

Từ khi Chính phủ phân cấp trong việc cấp phép và quản lý lĩnh vực FDI cho chính quyền địa phương, nhiều chính quyền địa phương đã đặt lợi ích địa phương lớn hơn lợi ích quốc gia, chạy theo thành tích dẫn đến tình trạng cấp phép tràn lan làm mất cân đối chung, gây thiệt hại cả về kinh tế và tài nguyên thiên nhiên, gây xáo trộn và ảnh hưởng môi trường.

3.2.2.2. Xây dựng chiến lược và quy hoạch dài hạn

Trong lĩnh vực nông lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn, hạn chế lớn nhất là chưa có quy hoạch rõ ràng cả về quy hoạch vùng sản xuất và quy hoạch nguồn lực. Điều này dẫn đến có những lĩnh vực có quá

nhiều nhà đầu tư, nhưng có những lĩnh vực lại quá ít nhà đầu tư; nơi hấp thụ không hết vốn, nơi thì thiếu vốn. Điều này đã gây ra sự phát triển thiên lệch, thiếu đồng bộ giữa các ngành và các địa phương trong cả nước, giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Do đó, Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và PNTN phối hợp với các bộ ngành và địa phương xây dựng chiến lược phát triển nền nông nghiệp trong toàn quốc; rà soát, lập quy hoạch từng ngành, sản phẩm, trong đó xác định rõ ràng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển, đặc biệt là phương án huy động vốn đầu tư của từng thành phần kinh tế khác nhau trong đó có vốn đầu tư nước ngoài một cách dài hạn.

Căn cứ vào quy hoạch nói trên, các bộ, ngành và các địa phương cần xây dựng các danh mục dự án ưu tiên kêu gọi vốn ĐTNN với các thông tin cụ thể về mục tiêu, địa điểm, công suất và đối tác Việt Nam để làm cơ sở cho các nhà đầu tư lựa chọn, cũng như làm cơ sở cho chính quyền địa phương quản lý và bố trí lồng ghép các chương trình phát triển khác với FDI có hiệu quả.

3.2.2.3. Thắt chặt công tác thẩm định, quản lý dự án

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc quản lý đầu tư và xây dựng là quản lý tốt công tác chuẩn bị đầu tư, trong đó có việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư. Thẩm định dự án được xem như một nhu cầu không thể thiếu và là cơ sở để ra quyết định hoặc cấp giấy phép đầu tư. Thực hiện tốt công tác này sẽ định hướng sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả cao và phù hợp với quy hoạch phát triển chung của đất nước.

Ngoài ra, cần bổ sung các quy định cải tiến thủ tục đầu tư, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với ĐTNN theo hướng áp dụng từng bước chế độ đăng ký cấp giấp phép đầu tư và giảm thời gian xét duyệt dự án; quy định rõ chế độ thanh tra, kiểm tra, và quyền khiếu nại của doanh nghiệp; áp dụng chế độ khen thưởng và xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ chuyên ngành và các địa phương rà soát lại các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đang thực hiện để một phần giúp đỡ các nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn, mặt khác thúc giục các nhà đầu tư thực hiện đúng tiến độ cam kết, thậm chí thu hồi quyết định đầu tư khi dự án đầu tư không hiệu quả và trái mục tiêu.

3.2.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực

Để khắc phục những yếu kém hiện nay của nguồn nhân lực phục vụ các dự án ĐTNN trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, cần phải có chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhiều mặt cho lực lượng lao động hiện tại, cũng như đối với lực lượng lao động tương lai, kể cả cán bộ quản lý Nhà nước về ĐTNN và cán bộ tham gia quản lý doanh nghiệp ĐTNN và người lao động trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong lĩnh vực này. Cần triển khai thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

+ Khẩn trương xây dựng một đội ngũ công chức chuyên nghiệp và hiện đại, cương quyết loại bỏ những cán bộ công chức gây phiền hà, nhũng nhiễu, những người không đủ năng lực thiếu trách nhiệm khi thực thi công vụ liên quan đến đầu tư và đầu tư nước ngoài.

+ Tăng chất lượng nguồn nhân lực và sử dụng nguồn lực thông qua phát triển hệ thống đào tạo nghề ở nông thôn, hệ thống khuyến nông, khuyến ngư, đào tạo chuyên giao kỹ thuật, kiến thức kinh tế và quản lý sản xuất, kiến thức về thị trường và thông tin.

+ Tập trung đầu tư đào tạo nghề nông thôn phi nông nghiệp, đặc biệt các nghề chế biến nông lâm thủy sản, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông nghiệp.

+ Hỗ trợ việc làm cho nông nghiệp và phi nông nghiệp để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, coi đây là hướng chuyển dịch quan trọng để tăng thu nhập dân cư nông thôn.

+ Cải thiện nhanh hệ thống hạ tầng phúc lợi xã hội nông thôn, nâng cao tỷ lệ dân nông thôn tiếp cận với các dịch vụ phúc lợi.

3.2.2.5. Chính sách hỗ trợ, ưu đãi

Tiếp tục duy trì và mở rộng các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư hiện hành đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp, nhưng cần loại bỏ các tiêu chí áp dụng ưu đãi liên quan đến việc khuyến khích xuất khẩu và ưu tiên sử dụng nguyên liệu trong nước thay thế hàng nhập khẩu.

Áp dụng tối đa các hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư được WTO cho phép (bao gồm các biện pháp được áp dụng trong khuôn khổ “ Hộp xanh” và “ Chương trình phát triển”) để khuyến khích các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này.

Xem xét áp dụng các biện pháp ưu đãi, hỗ trợ đầu tư khác cho dự án nuôi, trồng, chế biến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản để thay thế ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án này đã bị loại bỏ theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới được thông qua gần đây.

Tiếp tục áp dụng thuế thu nhập ưu đãi cho các dự án đầu tư ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất các loại giống mới, dự án phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp, dịch vụ nông thôn.

3.2.2.6. Chính sách tín dụng đầu tư

Xem xét lại các điều kiện và thủ tục vay vốn tín dụng đầu tư phát triển (dưới 3 hình thức: cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng) nhằm tạo thuận lợi hơn nữa để các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân, không phân biệt doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, tiếp cận một cách thuận lợi với nguồn tín dụng ưu đãi này (hiện có đến 70% dự án và 80% giá trị tín dụng ưu đãi được cấp cho các doanh nghiệp Nhà nước).

Tạo kênh hỗ trợ vốn cho các dự án liên doanh với nước ngoài để đáp ứng nguồn vốn bổ sung cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia góp vốn liên doanh thực hiện một số dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư như giống, sản xuất sản phẩm xuất khẩu….

Áp dụng chính sách hỗ trợ ngân sách hoặc các nguồn vay ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài trong thực hiện công tác giải tỏa, đền bù đất thỏa đáng; khuyến khích người dân để đưa đất vào góp vốn.

3.2.2.7. Chính sách thương mại và thị trường

Để khai thác có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế của Việt Nam về nông nghiệp, cần phát triển thị trường nông, lâm, thủy sản đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện mục tiêu đó là đẩy mạnh thực hiện chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 80/2002/QĐ – TTG ngày 24/6/2002. Theo đó, những giải pháp cấp bách cần thực hiện gồm:

+ Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới quy hoạch sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, nghề muối; hình thành vùng sản xuất nông sản hàng hóa lớn, gắn sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến và thị trường.

+ Thực hiện tốt chính sách về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đất đai, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, thông tin thị trường; phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác thu mua, tiêu thụ nông sản qua hợp đồng.

+ Kịp thời xử lý các hành vi vi phạm hợp đồng tiêu thụ nông sản theo quy định của pháp luật; tiếp tục phổ biến, tuyên truyền pháp luật và các chính sách liên quan đến sản xuất, tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng.

+ Xây dựng chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển các mô hình hợp tác giữa hộ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với các cơ sở chế biến, tiêu thụ, phát triển các tổ chức liên kết cộng đồng những người sản xuất trong ngành hàng.

+ Hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất có hợp đồng tiêu thụ nông sản thực hiện đề án ứng dụng, đổi mới nâng cao trình độ khoa học công nghệ

vay vốn trung và dài hạn từ Quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia của Bộ và địa phương.

Ngoài ra, cần mở rộng hệ thống hoạt động xúc tiêns thương mại; xây dựng sàn giao dịch nông sản; thiết lập hệ thống kinh doanh trên mạng và tăng cường hệ thống thông tin thị trường nông sản.

3.2.2.8. Chính sách đất đai, mặt nước trong nông nghiệp

Để thực hiện những khó khăn trong việc sử dụng đất đai của các dự án ĐTNN vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, cần thực hiện các biện pháp sau:

+ Thức đẩy thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa để tránh tình trạng đất đai bị manh mún như hiện nay. Sớm sửa lại Luật Đất đai để tạo điều kiện trong việc tích tụ đất đai và sử dụng hiệu quả 7 quyền đối với người sử dụng đất.

+ Thực hiện nhất quán chính sách giao đất, sử dụng sản phẩm rừng trồng cho nhà đầu tư theo hướng vừa quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên rừng, vừa khuyến khích đầu tư, đảm bảo thực hiện cam kết trong việc giao đất thực hiện các dự án trồng rừng, trồng chè; xây dựng quy trình về giao đất, giao rừng để hướng dẫn các địa phương thống nhất thực hiện. Việc giao đất, mặt nước để nuôi trồng thủy sản phải theo quy hoạch đã được phê duyệt và gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái.

+ Hỗ trợ bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hoặc các nguồn vay ưu đãi để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, đặc biệt là đền bù đất cho nông dân để đưa đất vào góp vốn.

+ Đơn giản hóa thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu rừng để đảm bảo cho rừng và đất rừng có chủ sở hữu cụ thể, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư có tài sản thế chấp khi vay vốn tại các tổ chức cho vay để đầu tư phát triển rừng.

+ Cho phép nông dân được chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông lâm ngư nghiệp nếu không trái với các yêu cầu bảo vệ vì lợi ích chung của xã hội. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa, đất có rừng tự nhiên, ruộng muối kém hiệu quả sang phát triển nuôi trồng thủy sản phai tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt.

Ngoài ra cần tiến hành quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất ở từng địa phương theo yêu cầu mới để khai thác tốt nhất quỹ đất chưa sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng tổng quỹ đất nông nghiệp hiện tại. Theo đó, từng địa phương phải tiến hành quy hoạch lại các mục đích sử dụng đất và xác định kế hoạch sử dụng đất để trên cơ sở đó xem xét cụ thể thực trạng sử dụng đất của từng tổ chức, doanh nghiệp và hộ gia đình ở nông thôn so với các mục đích sử dụng đất được xác định trong quy hoạch, kế hoạch.

3.2.2.9. Giảm thiểu chi phí kinh doanh

Việc cải cách quy trình cấp giấy phép kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp FDI giảm thiểu được chi phí kinh doanh cả trực tiếp và gián tiếp, làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp từ đó sẽ làm tăng hiệu quả thu hút và sử dụng vốn.

Việc các doanh nghiệp phải nộp quá nhiều loại phí và lệ phí đã làm cho giá thành sản phẩm bị đội lên đáng kể, dẫn tới sản phẩm không có tính cạnh tranh không chỉ trên thị trường quốc tế mà ngay cả thị trường nội địa. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp, làm giảm nhu cầu đầu tư để sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế các loại phí, lệ phí bất hợp lý cần được loại bỏ hoặc giảm thiểu.Ví dụ bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, bỏ thuế thu nhập do tái đầu tư, các loại cước phí đối với hàng xuất nhập khẩu như phí tắc nghẽn cảng, phí ưu tiên

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2015 (Trang 84 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w