Đánh giá những mặt được của FDI cho sự phát triển của ngành

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2015 (Trang 57 - 60)

tầng, phúc lợi cho người dân…nên chủ yếu chỉ tạo ra hiệu quả về mặt xã hội, chứ ít tạo ra giá trị xuất khẩu.

Tỷ trọng FDI trong nông nghiệp rất thấp, thậm trí còn có xu hướng giảm sút nhưng tỷ trọng xuất khẩu của FDI lại không ngừng tăng lên. Điều này chứng tỏ, khu vực FDI đã thực hiện tương đối tốt chiến lược hướng về xuất khẩu.

2.3.2. Đánh giá những mặt được của FDI cho sự phát triển của ngành nông nghiệp nông nghiệp

2.3.2.1. FDI góp tăng thu cho ngân sách Nhà nước

Cùng với đóng góp chung của FDI cho phát triển kinh tế của cả nước, trong những năm qua, FDI vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Các dự án đang còn hiệu lực và đi vào sản xuất, kinh doanh tính đến 31/12/2007 đã góp vốn thực hiện đạt 2 tỷ USD (chiếm 45% tổng vốn đăng ký); trong đó, các dự án chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc đạt 54%; các dự án trồng rừng và chế biến lâm sản đạt 50%; các dự án thủy sản đạt 37,4%.

Tổng doanh thu hàng năm của các dự án FDI đang tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bình quân đạt 312 triệu đô la Mỹ/năm và tăng dần qua các năm (năm 1999 tăng 37% so với năm 1998, năm 2000 tăng gần gấp 2 lần năm 1999, năm 2002 tăng 52% so với năm 2001). Từ năm 1988 đến nay, doanh thu lũy kế của lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp đạt trên 5,5 tỷ USD.

Giá trị xuất khẩu từ năm 2001 đến nay tăng gấp 2 lần so với giai đoạn 1991 – 1995. Trong vài năm gần đây, giá trị xuất khẩu đã tiếp tục tăng lên; trong đó, năm 2001 tăng 16% so với năm 2000, năm 2002 tăng 31% so với năm 2001. Từ năm 1998 đến nay, doanh thu xuất khẩu lũy kế của lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp đạt trên 2 tỷ USD (chiếm 35% tổng doanh thu).

Nộp ngân sách của khu vực có vốn FDI trong lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp tuy mới đạt mức khiêm tốn khoảng hơn 200 triệu USD (tính từ năm 1988 cho tới nay), nhưng đã tăng dần qua các năm (giai đoạn 1996 – 2000 tăng gấp 10 lần so với giai đoạn 1991 – 1995). Điều này là do phần lớn các dự án hoạt động trong các lĩnh vực và địa bàn khuyến khích đầu tư đang được hưởng chính sách ưu đãi về miễn, giảm thuế và mức tiền thuê đất trong những năm đầu.

2.3.2.2. FDI và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Mặc dù nguồn vốn đầu tư còn hạn chế song, các dự án FDI đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn, nâng cao giá trị xuất khẩu cho nông sản Việt Nam, trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh và áp dụng các công nghệ mới, công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh khi tham gia hội nhập. Với 758 dự án đã và đang triển khai, lĩnh vực FDI trong nông nghiệp đem lại doanh thu hàng năm khoảng 312 triệu USD, xuất khẩu trên 100 triệu USD/năm và tăng mạnh trong thời gian gần đây..

Các dự án FDI đã đem vào Việt Nam nhiều thiết bị, công nghệ tiên tiến, nhiều giống cây, giống con có năng suất, chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế(tiêu biểu như các dự án của Công ty TNHH mía đường Việt Nam - Đài Loan, Công ty TNHH mía đường Bourbon – Tây Ninh, các dự án tròng và chế biến khoai mỳ tại Tây Ninh, Bình Phước, Gia Lai…); nhiều dự án đã trở thành mô hình làm ăn kiểu mới có hiệu quả cao để nông dân và các doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng. Sản phẩm của các doanh nghiêp có vốn ĐTNN được tiếp thị ở thị trường quốc tế một cách khá thuận lợi, góp phần đáng kể vào việc giới thiệu nông sản, hàng hóa của Việt Nam trên thị trường thế giới, tạo điều kiện cho nông sản Việt Nam thâm nhập thị trường, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu chung của ngành. ĐTNN cũng góp phần cải thiện tập quán canh tác, cải thiện điều kiện hạ

tầng yếu kém, lạc hậu ở nhiều địa phương, nhất là các dự án đầu tư vào phát triển nguồn nguyên liệu.

Ngoài ra, việc hình thành các khu công nghiệp mới và thu hút ĐTNN vào các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản, hải sản và thực phẩm đã góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn nước ta theo hướng CNH. Hiện nay trên địa bàn cả nước đã có trên 100 khu công nghiệp và khu chế xuất được thành lập, trong đó có 9 khu được xây dựng bằng nguồn vốn ĐTNN, tập trung chủ yếu ở các địa phương: Đồng Nai, Bình Dương, thành phồ Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng… Việc hình thành các khu công nghiệp mới không chỉ tạo điều kiện thu hút lực lượng lao động ở nông thôn mà còn góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn.

2.3.2.3. FDI và việc làm

FDI góp phần tạo thêm nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập cho dân cư, cải thiện đời sống kinh tế xã hội của nhiều vùng nông nghiệp và nông thôn.

Đến nay các dự án ĐTNN vào lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp đã thu hút khoảng 140000 lao động trực tiếp, chưa kể số lượng lớn các lao dộng thời vụ cũng như lao dộng khác trong khu vực nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt để cung cấp sản phẩm cho ngành chế biến thực phẩm (tiêu thụ trong nước và xuất khẩu), chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, thức ăn cho nuôi trồng thủy sản.

Các dự án ĐTNN trong lĩnh vực nông nghiệp và chế biến nông sản tuy vốn đầu tư không lớn nhưng lại có thể tạo ra việc làm cho lực lượng lao động đông đảo và đang thiếu việc làm trầm trọng ở nông thôn. Thực tế cho thấy, các dự án ĐTNN trong lĩnh vực này không chỉ tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng 75 ngàn lao động trực tiếp làm việc tại các nhà máy, khu chế xuất…, mà còn giúp hàng vạn hộ nông dân

tham gia lao động tạo nguồn nguyên liệu thường xuyên cho dự án hoặc theo mùa vụ (trồng mía đường, khoai mì…), góp phần quan trọng thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo.

Trung bình ĐTNN vào nông nghiệp và chế biến nông sản tạo ra tỷ lệ “ Việc làm gián tiếp / Việc làm trực tiếp” rất cao 34,5/1. Đặc biệt, ở một số địa phương, dự án ĐTNN đã tạo việc làm cho khoảng 1/4 dân cư trên địa bàn. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong định hướng thu hút ĐTNN nhằm tạo việc làm cho người lao động.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2015 (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w