Những mặt yếu kém của việc thu hút và sử dụng FDI trong

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2015 (Trang 60 - 62)

vực NN & PTNT

2.3.3.1. Tỷ trọng ĐTNN còn thấp và thiếu ổn định

So với các lĩnh vực khác, ĐTNN trong lĩnh vực này còn chiếm tỷ trọng rất thấp, trung bình khoảng 7%. Điều đáng chú ý là tỷ trọng vốn ĐTNN trong lĩnh vực này liên tục giảm, từ 21,6% thời kỳ 1988 – 1990 xuống còn 8,3% thời kỳ 1991 – 1995, từ năm 1996 – 2000 chỉ còn 4,7% và trong 4 năm 2001 – 2004 nhích lên khoảng 10,5%, và tới hết năm 2007, tỷ trọng này còn 5,24%.

Cả giai đoạn 1988 – 2008, nông nghiệp mới thu hút khoảng 966 dự án với tổng vốn đăng ký trên 4,68 tỷ USD, nhưng chỉ có khoảng 2 tỷ USD được giải ngân. Do luôn tiềm ẩn rủi ro từ nhiều phía (điều kiện tự nhiên, thị trường, lãi suất thấp, thu hồi vốn chậm vì phải theo chu kỳ cây trồng - vật nuôi…) nên có tới 30% số dự án bị giải thể trước thơì hạn so với mức bình quân chung của cả nước là 20%, nhất là các dự án được cấp giấy phép đầu tư trước năm 1992. Khá nhiều dự án ĐTNN đang trong tình trạng kinh doanh thua lỗ hoặc triển khai chậm. Hiện có 1/3 số dự án đang tiến hành xây dựng cơ bản và triển khai các thủ tục khác.

2.3.3.2. Chưa phát huy đầy đủ tiềm năng, thế mạnh

Trong ngành trồng trọt và chế biến nông sản, ĐTNN có xu hướng tập trung vào việc khai thac tiềm năng, nguồn lực sẵn có về đất đai,lao động…,

chưa có nhiều dự án tạo giống cây, giống con mới và nuôi, trồng, chế biến các loại rau, quả xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện Việt Nam.

ĐTNN trong ngành trồng rừng và chế biến lâm sản chưa thật sự đạt hiệu quả như mong muốn, chưa mang lại lợi ích đáng kể cho nhà đầu tư, Nhà nước và người lao động. Các dự án chế biến lâm sản, nhất là chế biến gỗ chỉ tập trung sử dụng nguồn nguyên liệu nhập khẩu (80%).

Việc khai thác, sử dụng đất đai của các dự án ĐTNN trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp chưa thật sự có hiệu quả. Nhiều dự án trồng rừng chiếm diện tích đất khá lớn, song hiệu quả thực tế trên 1 ha sử dụng đất còn rất thấp. Một số dự án trồng rừng nguyên liệu, chế biến nông sản không mang lại hiệu quả, trong khi đó lại có khá nhiều dự án tác động nghiêm trọng đến cảnh quan, môi trường tự nhiên.

ĐTNN trong ngành thủy sản bị giảm do tập trung vào các dự án sản xuất giống mới, chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng, nuôi các loài hải sản có giá trị kinh tế cao. Mặt khác, đầu tư trong ngành này giảm do trình độ nuôi trồng thủy sản, chế biến của các doanh nghiệp Việt Nam đã khá lên đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn của quốc tế và thị trường nhập khẩu.

2.3.3.3. Phân bổ nguồn vốn ĐTNN không đồng đều giữa các địa phương

ĐTNN tập trung chủ yếu vào những địa phương có điều kiện thuận lợi như miền Đông Nam Bộ (54%), trong khi có tác động rất hạn chế đến khu vực miền núi phía Bắc (4%), đồng bằng sông Hồng (5%), Bắc Trung Bộ (5%), Tây Nguyên (4%) và đồng bằng sông Cửu Long (13%). Hơn nữa, tỷ lệ đổ vỡ của các dự án ĐTNN ở các địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cũng cao hơn các địa bàn khác. Điều này không tạo điều kiện để thu hút ĐTNN vào các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn.

2.3.3.4. Đối tác nước ngoài tham gia đầu tư trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp còn thiếu tính đa dạng

Cho đến nay, đã có các nhà đầu tư từ trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên đối tác nước ngoài trong lĩnh vực này vẫn chủ yếu là các nhà đầu tư từ châu Á. Trên thực tế, Việt Nam chưa có khả năng thu hút nhà đầu tư của một số nước và khu vực có tiếm năng và thế mạnh to lớn về nông nghiệp như Hoa Kỳ, Canada, Australia và các nước châu Âu ( trừ Pháp). Điều này phần nào phản ánh cơ cấu chung về đối tác ĐTNN ở Việt Nam, song cũng cho thấy khả năng vận động, xúc tiến đầu tư của Việt Nam trong lĩnh vực này vẫn còn rất hạn chế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2015 (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w