Hầu hết các dự án tập trung ở vùng nguyên liệu truyền thống, thuận lợi về thổ nhưỡng, khí hậu để phát triển nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy (như các dự án mía đường tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, các tỉnh Đông Nam Bộ; các dự án trồng chè, trồng rau và hoa tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Lâm Đồng), Đông Nam Bộ là địa bàn thu hút vốn ĐTNN lớn nhất trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp.
Bảng 4: Cơ cấu của ĐTNN trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp
TT Địa phương Số dự án Vốn đăng ký( USD)
1 Bình Dương 269 1.140.072.258 2 Đồng Nai 101 1.056.514.864 3 TP Hồ Chí Minh 81 260.014.147 4 Tây Ninh 27 242.927.500 5 Lâm Đồng 82 177.690.716 6 Long An 20 157.661.700 7 Bà Rịa – Vũng Tàu 24 108.443.720 8 Nghệ An 6 105.838.640 9 Khánh Hòa 25 103.395.500 10 Quảng Ninh 23 93.975.000 11 Tỉnh khác 310 1.277.867.926
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2008
Bình Dương là tỉnh thu hút vốn ĐTNN nhiều nhất trong ngành nông nghiệp (269 dự án), tiếp theo là Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh và Lâm Đồng. Trừ một số dự án sản xuất đường mía, thức ăn chăn nuôi, trồng rừng và chế biến nguyên liệu giấy có quy mô hàng chục triệu USD, phần lớn các dự án ĐTNN vào ngành nông, lâm sản có quy mô nhỏ và gắn với nguồn nguyên liệu địa phương. Đây là đặc điểm riêng của ngành vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có tình năng động cao, thích ứng nhanh với biến động thị trường, phù hợp với điều kiện Việt Nam về khả năng góp vốn, năng lực tiếp thu công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lý, khai thác tốt tiềm năng trong nông nghiệp – nông thôn, tạo được nhiều việc làm mới.