1.3.1.1. Đặc điểm của ngành nông nghiệp
1) Đối tượng sản xuất của ngành là các loài sinh vật: là ngành có
sự gắn bó chặt chẽ với môi trường tự nhiên. Đối tượng sản xuất của ngành là các loại cây, con, các loài sinh vật. Mỗi loại yêu cầu một điều kiện thích hợp với nó, do đó đòi hỏi có những cách thức riêng trong quá trình sản xuất, canh tác.
2) Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt: Ngành nông
nghiệp gắn liền với đất đai, trong nông nghiệp đất đai là tài sản quý giá nhất. Tuy nhiên, đất đai lại là một TLSX có tính chất đặc biệt, không giống như các TLSX trong các ngành khác các giàu lên cùng với quá trình sản xuất. Nó là tài sản ngày càng bị thu hẹp quy mô, cùng với sự phát triển nhanh của xã hội loại người, của quá trình đô thị hóa thì đất đai cho nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp (mỗi năm nước ta bị mất khoảng 72000 ha đất nông nghiệp), chưa kể đến việc độ màu mỡ của đất đai đang ngày càng đi xuống, không thể canh tác được.
3) Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên: Nông nghiệp là gắn với điều
kiện tự nhiên, do vậy nó gần như là phụ thuộc vào tự nhiên từ tính chất đất đai, đến môi trường khí hậu, thời tiết… chính vì vậy, nên ngành có hạn chế rất lớn. Ngày nay, cùng với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thì đã có thể hạn chế một phần nào với tự nhiên, tuy nhiên nó vẫn là yếu tố chính tác động đến hiệu quả và kết quả của ngành.
4) Là ngành sản xuất mang tính chất mùa vụ và có chu kỳ sản xuất
kéo dài: Trong ngành nông nghiệp, mỗi loại sản phẩm chỉ sản xuất được
trong một mùa nhất định do những yêu cầu về tính chất sinh lý của nó. Hơn nữa, chu kỳ sản xuất trong ngành nông nghiệp là kéo dài; không như các ngành khác có chu kỳ sản xuất ngắn, chu kỳ của ngành nông nghiệp thường là 3 - 4 tháng, 1 năm hoặc thậm chí là 5 năm hay lâu hơn nữa (cà phê, tiêu, điều, các loại cây ăn quả lâu năm…)
5) Khả năng sinh lợi trong ngành nông nghiệp là không cao: Yếu tố này được quyết định bởi tính chất của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chu kỳ sản xuất dài, giá trị sản phẩm nông nghiệp không cao, sản phẩm chủ yếu là hàng thứ cấp, giá cả không ổn định; lại phụ thuộc vào tự nhiên nên cho nên không thể lường trước được kết quả sản xuất kinh doanh, nếu được mùa, giá cả nông sản sẽ giảm theo quy luật cung cầu, nếu mất mùa, giá tăng nhưng tính ra nông dân cũng không được lợi do sản lượng thấp. Nếu muốn tăng giá trị cho nông sản thì phải kéo dài chuỗi giá trị của nó, tức là gắn liền với công nghiệp chế biến.
Bên cạnh đó, nền nông nghiệp Việt Nam cũng có những đặc điểm riêng. Nền nông nghiệp Việt Nam là nền nông nghiệp mang tính chất lạc hậu, mang tính tự cung tự cấp do thói quen canh tác lâu đời, năng suất lao động thấp do chủ yếu là lao động chân tay. Ruộng đất canh tác thì đang giảm đi nhanh chóng do nhiều nguyên nhân trong đó có sự phát triển nhanh của quá trình đô thị hóa, cũng một phần do công tác quy hoạch chưa cao. Khí hậu tự nhiên của Việt Nam lại rất khắc nghiệt do nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, gây ảnh hưởng và tổn thất không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp.
Mục đích của các nhà đầu tư luôn là lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh. Nhưng do đặc điểm của ngành nông nghiệp mà việc thu hút đầu tư vào ngành vẫn còn gặp nhiều hạn chế, vốn đầu tư thu hút vào nông nghiệp có tỷ lệ nhỏ hơn nhiều so với các ngành khác.
1.3.1.2. Vai trò của ngành nông nghiệp
1) Là ngành đóng vai trò quan trọng trong tổng sản phẩm quốc dân
với tỷ lệ chiếm trong GDP ở mức cao: Số liệu Bảng 1 cho thấy, nông
nghiệp là ngành luôn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân, với mức hơn 30% (31.83%) năm 1990 và vẫn chiếm ở mức 17.83% năm 2007. Sản lượng ngành nông nghiệp không ngừng tăng trong quá trình phát triển. Đóng góp của ngành là vô cùng to lớn.
Bảng 1: Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP từ năm 1990 – 2007
Đơn vị: %
Năm Nông, lâm nghiệpvà thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ
1990 31,83 25,17 43 1991 30,74 25,63 43,64 1992 30,22 26,59 43,19 1993 28,88 27,71 43,41 1994 27,43 28,87 43,7 1995 26,24 29,94 43,82 1996 25,06 31,34 43,6 1997 24,17 32,64 43,2 1998 23,66 33,43 42,91 1999 23,76 34,36 41,88 2000 23,28 35,41 41,3 2001 22,43 36,57 41 2002 21,82 37,39 40,79 2003 21,06 38,48 40,45 2004 20,39 39,35 40,25 2005 19,56 40,17 40,27 2006 18,7 40,98 40,31 2007 17,83 41,78 40,39 Nguồn: Tổng cục thống kê, 1990 - 2007
2) Đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho con người: Nông
nghiệp là ngành duy nhất thỏa mãn cho nhu cầu thiết yếu nhất của con người - nhu cầu tồn tại, và hiện nay chưa có ngành nào có thể thay thế được vai trò này của ngành. Với Việt Nam vai trò của ngành lại càng to lớn hơn khi phải bảo đảm an ninh lương thực cho hơn 80 triệu dân.
3) Là ngành cung cấp đầu vào cho các ngành công nghiệp như công
nghiệp chế biến: Công nghiệp chế biến là một ngành có vai trò quan
trọng, trong đó nguồn nguyên liệu chính của một số ngành này là các sản phẩm từ nông nghiệp. Do vậy, sản phẩm nông nghiệp là một trong những nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp, muốn phát triển các ngành công nghiệp chế biến thì yêu cầu phát triển nông nghiệp là điều kiện tất yếu. Ở Việt Nam hiện nay, khi mà các ngành công nghiệp chế tạo còn phát triển ở mức độ hạn chế do yêu cầu về vốn thì ngành công nghiệp
chế biến chiếm một tỷ trọng lớn, do vậy ngành nông nghiệp lại càng có vai trò quan trọng với các ngành công nghiệp này.
4) Là thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các ngành công nghiệp, dịch vụ: Ngành nông nghiệp có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm công nghiệp và dịch vụ phục vụ cho nhu cầu sản xuất của ngành, nhu máy móc, phân bón… và các dịch vụ nông nghiệp khác. Ngành nông nghiệp với đặc trưng là là gắn liền với đời sống nông thôn là nguồn cung cấp lao động chính cho các ngành công nghiệp và dịch vụ. Với hơn 70% dân số sống ở nông thôn (tính đến năm 2006 là 72,88%) thì đây chính là nguồn cung lao động lớn cho các khu vực phi nông nghiệp trong nền kinh tế.
5) Cung cấp ngoại tệ thông qua xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp:
Là một nước nông nghiệp, kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó có nhiều sản phẩm chiếm giữ mức kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD như gạo, cà phê, cao su… Dó đó, nông nghiệp vẫn là ngành xuất khẩu quan trọng để tăng thu ngoại tệ về cho đất nước.
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam từ năm 2004 - 2007
Đơn vị: nghìn USD
Tổng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 26003 32233 39605 48387 Gạo 941 1399 1306 1458 Cà Phê 594 725 1101 1854 Rau quả 167 234 263 299 Caosu 579 787 1273 1400 Hạt tiêu 150 152 190 282 Hạt điều 425 468 505 649 Chè 93 100 111 131 Lạc 27 33 10.5 - Thủy sản 2379 2741 3364 3792 Gỗ 1054 1517 1094 2364 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2007
6) Là ngành có vai trò quan trọng để bảo vệ môi trường sinh
trò quan trọng trong đảm bảo môi trường sinh thái. Phát triển nền nông nghiệp sạch, sử dụng đất có hiệu quả gắn với chống lãng phí tài nguyên đất, đồng thời phát triển các nông – lâm trường theo hướng kinh doanh trang trại sẽ góp phần cải thiện môi trường sống và hướng tới phát triển bền vững.