Phân tích nhạy cảm thu nhập lãi thuần của Ngân hàng

Một phần của tài liệu 259896 (Trang 81 - 83)

động lãi suất.

Với lãi suất từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2008 đã được thu thập [phụ lục], ta thấy số liệu về lãi suất của 9 tháng đầu năm 2007 có xu hướng tăng và tăng với tốc độ khá cao, và lãi suất chỉ bắt đầu giảm từ tháng 10/2008, nên nếu chạy hàm xu hướng dự báo về lãi suất của tháng 11 và 12 năm 2008 tính chính xác sẽ thấp. Nên căn cứ vào các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất thị trường trong thời gian qua và xu hướng biến động của các nhân tố này trong tương lai như: tốc độ lạm phát, hạn mức tăng trưởng tín dụng của NHNN…Từ tháng 9/2008 tốc độ lạm phát bắt đầu giảm, NHNN bắt đầu có những động thái nối lỏng hạn mức tăng trưởng tín dụng, giảm lãi suất cơ bản liên tục hai lần trong tháng 10/2008… những động thái trên đã góp phần hạ nhiệt cho thị trường vốn huy động của các ngân hàng và có xu hướng lãi suất sẽ giảm trong thời gian tiếp theo. Vì vậy để phân tích nhạy cảm thu nhập lãi thuần năm của Ngân hàng ta có các trường hợp giả định sau:

Trường hợp 1(TH1): Lãi suất huy động và cho vay tháng 11 và 12 của

Ngân hàng bằng lãi suất huy động và cho vay trung bình từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2008.

Trường hợp 2(TH2): Lãi suất huy động và cho vay tháng 11 và 12 của

Ngân hàng bằng lãi suất huy động và cho vay của tháng 10 năm 2008.

Trường hợp 3(TH3): Lãi suất huy động và cho vay tháng 11 và 12 của

Ngân hàng giảm so với tháng 10 năm 2008. Trong đó tháng 11 giảm 0,5% so với tháng 10/2008 và tháng 12 giảm 1% so với tháng 11/2008.

Nhìn chung mặt dù đã giả định lãi suất của hai tháng cuối năm không tiếp tục tăng những lãi suất trung bình năm 2008 vẫn tăng rất cao so với năm 2007. Cụ thể: qua từng trường hợp lãi suất huy động lần lượt tăng 3,51%, 3,60% và 3,44%, đây là kết quả của chính sách thắt chặt tiền tệ kiềm chế lạm phát trong thời gian qua của Chính phủ và NHNN, nên lãi suất ngân hàng tăng cao đột biến và là mức tăng cao nhất trong 20 năm qua tại Việt Nam. Tương tự như sự biến động của lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay của Ngân hàng cũng lần lượt tăng 1,52%, 1,65% và 1,48% qua các trường hợp. Ta thấy lãi suất cho vay tăng ít hơn so với lãi suất huy động là do cuối năm 2007 lãi suất cho vay của Ngân hàng đã ở mức cao nếu tiếp tục tăng theo mức độ tăng của lãi suất huy động thì người dân không thể nào tiếp cận được vốn ngân hàng vì không có khả năng trả lãi. Bên cạnh đó theo qui định của bộ luật dân sự thì lãi suất cho vay không quá 150% lãi suất huy động nên Ngân hàng dù có tăng lãi suất co vay thì cũng phải thấp hơn 21%/năm. Chính sự chênh lệch về mức độ tăng của lãi suất đầu vào và đầu ra của Ngân hàng nên chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào của Ngân hàng năm 2008 giảm mạnh. Để thấy được ảnh hưởng của sự biến động này đến thu nhập lãi thuần của Ngân hàng như thế nào, từ đó có biện pháp phòng ngừa thích hợp, chúng ta tiến hành phân tích nhạy cảm thu nhập lãi thuần năm 2007 theo sự biến động của lãi suất.

Bảng 15: Dự báo lãi suất cả năm 2008 theo các trường hợp giả định.

Đvt: % Chỉ tiêu Lãi suất huy động Lãi suất cho vay

Lãi suất trung bình năm 2007 7,07 17,24

TH 1

Lãi suất 11/2008 10,58 18,76

Lãi suất 12/2008 10,58 18,76

Lãi suất trung bình năm 2008 10,58 18,76

Mức độ tăng so 2007 3,51 1,52

TH 2

Lãi suất 11/2008 12,54 19,55

Lãi suất 12/2008 12,54 19,55

Lãi suất trung bình năm 2008 10,67 18,89

Mức độ tăng so 2007 3,60 1,65

TH 3

Lãi suất 11/2008 12,04 19,05

Lãi suất 12/2008 11,04 18,05

Lãi suất trung bình năm 2008 10,51 18,72

Mức độ tăng so 2007 3,44 1,48

Như vậy, do 2007 NHNo&PTNT Cái Răng có trạng thái nhạy cảm về nguồn vốn, với thu nhập lãi thuần Ngân hàng nhận được trong năm 2007 là 13.778 triệu đồng khi phân tích nhạy cảm với các trường hợp biến động lãi suất ta thấy thu nhập lãi thuần của Ngân hàng giảm rất nhiều. Nguyên nhân do lãi suất huy động vốn tăng nhiều hơn lãi suất cho vay nên thu nhập từ lãi suất của ngân hàng tăng ít hơn so với chi phí về lãi suất, cụ thể khi phân tích biến động thu nhập lãi và chi phí lãi của Ngân hàng vào quí 3/2008, ta thấy chi phí lãi của Ngân hàng tăng cao hơn rất nhiều so với mức độ tăng của thu nhập lãi. Cộng với việc chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra của Ngân hàng giảm không có phần bù để bù đắp cho phần thu nhập giảm đi do rủi ro lãi suất. Kết quả là Ngân hàng bị giảm thu nhập.

Như vậy, khi ngân hàng đang ở trong trạng thái nhạy cảm nguồn vốn (nguồn vốn nhạy cảm lãi suất lớn hơn tài sản nhạy cảm lãi suất) lãi suất tăng nhưng không cùng mức độ dẫn đến chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn giảm thì thu nhập thuần từ tiền lãi giảm. Qua việc phân tích sự ảnh hưởng của lãi suất đến thu nhập của ngân hàng như trên, chúng ta cũng thấy được rằng: với tư cánh vừa là người đi vay vừa là người cho vay, khi lãi suất thay đổi, ngân hàng phải chịu rủi ro cả hai phía bên nguồn vốn và bên tài sản. Như thế Ban giám đốc ngân hàng cần phải quyết định xem sẽ chấp nhận rủi ro hay sẽ đối phó với rủi ro này bằng những chiến lược phòng ngừa rủi ro hoặc bằng những công cụ nào cho phù hợp để đem lại hiệu quả cao cho hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 259896 (Trang 81 - 83)