Biến động thu nhập lãi thuần của Ngân hàng trong thời gian qua

Một phần của tài liệu 259896 (Trang 78 - 81)

Do sự biến động về tổng tài sản sinh lãi và nguồn vốn trả lãi cộng với sự thay đổi lãi suất huy động và cho vay trong thời gian qua đã làm cho thu nhập thuần từ lãi của Ngân hàng có sự thay đổi đáng kể.

Do cơ cấu các khoản mục tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của ngân hàng qua các năm là khác nhau, điều này đã được lý giải khi phân tích tình hình biến dộng của tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm tại NHNo&PTNT quận Cái Răng,. Chính vì sự khác nhau này đã làm cho thu nhập thuần từ lãi của ngân hàng biến đổi. Cụ thể như sau:

Bảng 14: Thu nhập lãi thuần của NHNo&PTNT quận Cái Răng qua ba năm 2005, 2006, 2007 và quí 3/2008

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 3/2008Quí

2006/2005 2007/2006 Số

tiền % tiềnSố %

Thu nhập từ lãi 19.504 21.284 25.836 26.717 1.780 9,13 4.552 21,39

Chi phí trả lãi 10.199 10.224 12.507 16.806 25 0,25 2.283 22,33

Thu nhập lãi thuần 9.305 11.060 13.329 9.911 1.755 18,86 2.269 20,52

(Nguồn: Phòng kinh doanh, năm 2005, 2006, 2007 và quí 3/2008)

Vì lãi suất huy động và cho vay của Ngân hàng liên tục tăng từ năm 2005 đến năm 2007 nên đã làm thu nhập thuần từ lãi suất của ngân hàng có xu hướng

tăng dần qua các năm, do sự gia tăng của lãi suất đầu đầu ra lớn hơn sự gia tăng của lãi suất đầu vào, nên phần bù do chênh lệch lãi suất này đã làm thu nhập thuần của ngân hàng tăng lên qua các năm. Mặt dù, từ năm 2005 đến 2007, ngân hàng luôn trong trạng thái nhạy cảm về vốn, khi lãi suất tăng trong ngân hàng sẽ lỗ. Và năm 2006 và 2007 lãi suất có tăng nhưng chênh lệch lãi suất đầu ra của tài sản – đầu vào của nguồn vốn vẫn bù đắp được phần thiệt hại do rủi ro lãi suất gây ra nên thu nhập thuần từ lãi suất của ngân hàng vẫn tăng dần.

Nhưng sang năm 2008, do chênh lệch GAP tăng cao GAPquí 3/2008 = -72.084 với lãi suất huy động lại liên tục tăng đến mức đột biến và có trạng thái tăng khác thường, lãi suất huy động ngắn hạn cao hơn trung và dài hạn… Trong khi đó, lãi suất cho vay đã tăng đến mức quá cao trong thời gian qua, nằm ngoài khả năng tiếp cận tín dụng của các thành phần kinh tế nên dù lãi suất cho vay có tăng nhưng không thể tăng cao như các năm trước đây, nên chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào giảm có nguy cơ không thể bù đắp được phần thiệt hại do trạng thái nhạy cảm vốn lớn hơn đem lại, ta thấy chi phí lãi ba quí đầu năm 2008 tăng lên rất nhiều, trong khi thu nhập lãi lại tăng chậm, thu nhập lãi thuần của cả ba quí chỉ đạt 9.911 triệu đồng, có thể đến cuối năm 2008 thu nhập thuần từ lãi của ngân hàng sẽ thấp hơn năm 2007; Vì vậy, dựa trên tình hình thưc tế về trạng thái nhạy cảm lãi suất hiện tại của mình, Ngân hàng cần phải có những dự báo về tình hình biến động của lãi suất trong các tháng cuối năm 2008 để có hướng đối phó kịp thời nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của rủi ro lãi suất đối với hoạt động của Ngân hàng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Ta thấy, qua từng năm qui mô tổng tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng có sự thay đổi và điều này đã làm cho tình hình tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm của Ngân hàng biến động theo. Trong đó, nguồn vốn nhạy cảm giảm chút ít trong năm 2006 và tăng lại khi sang 2007, khi bước sang năm 2008 thì có xu hướng tăng rất cao, nhân tố quyết định sự biến động của nguồn vốn nhạy cảm chính là mối tương quan giữa sự tăng trưởng của vốn huy động và sự giảm sút của lượng vốn điều chuyển Ngân hàng nhận hàng năm. Tài sản nhạy cảm biến động tương tự như nguồn vốn nhạy cảm nhưng yếu tố quyết định là sự tăng trưởng của hoạt động đầu tư tín dụng và chứng khoán ngắn hạn.

Từ sự chênh lệch âm giữa tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm (GAP <0), cùng với hệ số nhạy cảm và hệ số độ lệch bé hơn 1, ta xác định được Ngân hàng đang có trạng thái nhạy cảm về vốn, và mức độ nhạy cảm vốn này khác nhau qua từng năm theo mức độ biến động khác nhau của tài sản và nguồn vốn nhạy cảm. Khi lãi suất tăng thu nhập lãi thuần sẽ giảm. Tuy nhiên, trong 3 năm 2005 đến 2007, lãi suất thị trương tăng liên tục và Ngân hàng đang ở trạng thái nhạy cảm về vốn nhưng thu nhập lãi thuần vẫn tăng qua từng năm, điều này chứng tỏ mức độ rủi ro lãi suất của Ngân hàng trong thời gian này không quá lớn, nên phần thu nhập lỗ do nhạy cảm vốn đem lại khi lãi suất tăng được bù đắp hoàn toàn bởi sự mở rộng của mức chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra của Ngân hàng. Sang năm 2008, GAP giảm nhanh chóng, mức độ nhạy cảm của Ngân hàng tăng. Khi lãi suất thị trường tăng cao liên tục, chi phí lãi của Ngân hàng nhanh trong khi thu nhập lãi tăng chậm, làm chênh lệch lãi suất đầu ra – đầu vào giảm. Với mức độ nhạy cảm lãi suất lớn hơn, lãi suất tăng đột biến cộng với sự co hẹp của chênh lệch lãi suất tại Ngân hàng, chắc chắn thu nhập thuần từ lãi năm 2008 sẽ giảm. Vì vậy Ngân hàng cần có những giải pháp phù hợp để hạn chế tác động xấu của rủi ro lãi suất đem lại trong tương lai.

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT CHO

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN CÁI RĂNG

Một phần của tài liệu 259896 (Trang 78 - 81)