LƯỢNG HÓA MỨC ĐỘ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu 259896 (Trang 69 - 74)

Rủi ro lãi suất là rủi ro cơ bản dễ mắc phải của các ngân hàng hiện nay. Nó là một loạt các phản ứng dây chuyền, khi lãi suất tăng khiến chi phí huy động tăng, người đi vay cũng phải chịu chi phí cao hơn, rủi ro thất bại của dự án đầu tư cũng tăng theo và nếu quá ngưỡng sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ nợ.

Rủi ro lãi suất xảy ra khi có sự chênh lệch giữa kỳ hạn bình quân của các tài sản và các khoản nợ của ngân hàng trong điều kiện lãi suất thị trường thay đổi ngoài dự kiến của ngân hàng dẫn đến khả năng giảm thu nhập của ngân hàng so với dự tính. Với đặc tính của những nguồn vốn huy động thường là ngắn hạn trong khi các khoản tín dụng lại bao gồm cả trung và dài hạn. Vì vậy, Ngân hàng thường xuyên phải đối mặt với rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản, đặc biệt là khi mặt bằng lãi suất thị trường có xu hướng tăng lên như thời gian vừa qua.

Dựa vào Mô hình định giá lại, chúng ta có thể đánh giá sơ bộ về tình hình rủi ro lãi suất của NHNo&PTNT quận Cái Răng qua bảng sau đây:

Bảng 11: Tổng hợp trạng thái nhạy cảm lãi suất của NHNo&PTNT quận Cái Răng qua ba năm 2005, 2006, 2007 và quí 3/ 2008

Đvt: Triệu đồng

KHOẢN MỤC Thời gian

2005 2006 2007 Quí 3/2008

Tổng tài sản nhạy cảm với lãi

suất (TSNC) 94.786 89.480 93.064 94.434

Tổng nguồn vốn nhạy cảm với

lãi suất (NVNC) 151.216 137.608 144.558 166.518

Chênh lệch giữa tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất (GAP = TSNC – NVNC)

- 56.430 -48.128 -51.494 -72.084

Tỷ lệ tài sản nhạy cảm trên nguồn vốn nhạy cảm (HSNC = TSNC/NVNC)

0,63 0,65 0,64 0,57

Hệ số độ lệch: IS GAP tương

đối (IS GAP = GAP/TSNC) -0,59 -0,54 -0,55 -0,76

Trạng thái của ngân hàng nguồn vốnNhạy cảm nguồn vốnNhạy cảm nguồn vốnNhạy cảm nguồn vốnNhạy cảm Thu nhập ròng từ lãi (NIM)

sẽ giảm nếu Lãi suất tăng Lãi suất tăng Lãi suất tăng Lãi suất tăng

( Nguồn: Phòng kinh doanh, năm 2005, 2006, 2007, quí 3/2008 và tính toán của Tác giả)

Thông qua bảng trên, ta có thể thấy năm 2005, NHNo&PTNT quận Cái Răng đang có tổng tài sản nhạy cảm lãi suất là 94.786 triệu đồng, năm 2006 là 89.480 triệu đồng, năm 2007 là 93.064 triệu đồng, sang quí 3 năm 2008 Ngân

hạn, sắp đáo hạn hoặc sắp được tái gia hạn. Nếu lãi suất tăng sau khi khoản cho vay này được thực hiện, ngân hàng sẽ chi gia hạn thêm cho những khoản vay này nếu như nó có thể mang lại một khoản lợi nhuận tiềm năng xấp xỉ như mức lợi nhuận hiện tại của những công cụ tài chính khác có chất lượng tương đương. Tương tự như vậy, những khoản cho vay sắp đáo hạn sẽ cung cấp cho ngân hàng vốn phục vụ tái đầu tư vào những khoản cho vay mới với lãi suất hiện tại.

Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của ngân hàng qua các năm 2005, 2006, 2007 lần lượt là 151.216 triệu đồng, 137.608 triệu đồng, 144.558 triệu đồng và quí 3/2008 ngân hàng có 166.518 triệu đồng vốn nhạy cảm. Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất ở đây bao gồm tiền gửi ngắn hạn của khách hàng và các giấy tờ có giá sắp đáo hạn hoặc sắp được tái gia hạn, chủ yếu là kỳ phiếu. khi đó ngân hàng và khách hàng phải thoả thuận mức lãi suất tiền gửi mới, phù hợp với những điều kiện của thị trường, những khoản tiền gửi lãi suất thả nổi có thu nhập thay đổi tự động cùng với lãi suất thị trường và những khoản vay mượn trên thị trường tiền tệ có lãi suất được điều chỉnh hàng ngày để phản ánh những biến động mới nhất của thị trường.

Chênh lệch nhạy cảm lãi suất (GAP)

Do có sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản và nguồn vốn của ngân hàng, nên giá trị tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm qua các năm không bằng nhau, Chứng tỏ trong các năm qua, ngân hàng luôn phải đối mặt với rủi ro lãi suất. Với giá trị GAP trong Mô hình định giá lại, ta dể dàng xác định được trạng thái rủi ro của ngân hàng và mức độ ảnh hưởng của nó đến thu nhập mà ngân hàng nhận được.

Với giá trị của tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm ở bảng 9, ta có chênh lệch nhạy cảm lãi suất GAP của ngân hàng luôn có giá trị âm, cụ thể là năm 2005 chêch lệch nhạy cảm lãi suất là -56.430 triệu đồng, năm 2006: - 48128 triệu đồng, và đến năm 2007 là -51.494 triệu đồng, Quí 3/2008: -72.084 triệu đồng.

Chênh lệch nhạy cảm Lãi suất GAP

Giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất

Giá trị nguồn vốn nhạy cảm lãi suất

-100,000 -50,000 0 50,000 100,000 150,000 200,000 Triệu đồng

Tổng nguồn vốn nhạy cảm Tổng tài sản nhạy cảm GAP

Hình 7: Chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm của NHNo&PTNT quận Cái Răng qua ba năm 2005, 2006, 2007 và quí 3/2008

(Nguồn: Phòng kinh doanh, năm 2005, 2006, 2007 và quí 3/2008)

Ta thấy, giá trị GAP của ngân hàng qua các năm có nhiều thay đổi, chênh lệch GAP năm 2006 giảm so với 2005 và là năm có chênh lệch GAP thấp nhất, nguyên nhân do trong năm này ngân hàng giảm được một lượng lớn vốn điều chuyển nhận từ trên, do đó nguồn vốn nhạy cảm của ngân hàng giảm khá nhiều. Và năm 2006 là năm mức độ rủi ro lãi suất của ngân hàng thấp nhất. Sang năm 2007, mặt dù vốn điều chuyển có giảm nhưng mức độ giảm của vốn điều chuyển không bù đắp được mức độ tăng của các khoản vốn huy động ngắn hạn nên nguồn vốn nhạy cảm của ngân hàng tăng cao, làm tăng giá trị chênh lệch nhạy cảm GAP của ngân hàng. Sang những tháng đầu năm 2008, GAP tăng đột biến là do lãi suất thị trường biến động tăng liên tục nên nguồn vốn huy động ngắn hạn của ngân hàng tăng cao, làm cho tổng nguồn vốn nhạy cảm tăng theo, trong khi ngân hàng lại hạn chế tăng trưởng tín dụng theo chủ trương của Nhà nước nên tài sản nhạy cảm không tăng nhiều, dẫn đến GAP tại thời điểm quí 3/2008 có chênh lêch lớn. Với giá trị GAP quí 3/2008 có thể nhận định rằng năm 2008, ngân hàng phải đối mặt với mức độ rủi ro lãi suất cao nhất trong những năm qua.

Với GAP âm, ngân hàng đang ở trạng thái nhạy cảm về nguồn vốn. Nếu lãi suất tăng, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng sẽ giảm vì thu từ lãi trên tài sản tăng ít hơn chi phí trả lãi cho vốn huy động. Nếu các yếu tố khác không đổi, thu nhập lãi của ngân hàng sẽ giảm xuống. Ngược lại, nếu lãi suất giảm khi ngân hàng đang trong tình trạng nhạy cảm nguồn vốn hay chênh lệch GAP âm thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của ngân hàng sẽ tăng vì thu từ lãi trên tài sản sẽ giảm ít hơn chi phí trả lãi cho các nguồn vốn. Như vậy thu nhập của ngân hàng sẽ tăng.

Hệ số nhạy cảm (HSNC)

Bên cạnh GAP, chúng ta có thể so sánh quy mô tài sản nhạy cảm lãi suất TSNC với quy mô nguồn vốn nhạy cảm lãi suất NVNC. Và đây cũng chính là hệ số rủi ro lãi suất. Chúng ta cũng thấy rằng, qua các năm ngân hàng luôn có một hệ số nhạy cảm HSNC nhỏ hơn 1. Điều này chứng tỏ ngân hàng đang trong trạng thái nhạy cảm về nguồn vốn, giá trị của hệ số nhạy cảm lãi suất có sự biến động khác nhau qua các năm, đó là do tình hình về tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất trong từng năm có sự biến động khác nhau.

Hệ số độ lệch (IS GAP tương đối)

Trên thực tế, như chúng ta đã thấy ở trên, xét tại thời điểm năm 2005, nếu tổng giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất là 94.786 triệu đồng và giá trị nguồn vốn nhạy cảm lãi suất là 151.216 triệu đồng, khi đó chênh lệch GAP tuyệt đối:

GAP = TSNC – NVNC = 94.786 – 151.216 = -56.430 triệu đồng.

Rõ ràng là, ngân hàng có chênh lệch tuyệt đối âm biểu hiện tình trạng nhạy cảm về nợ.

Ta có tỷ lệ chênh lệch tài sản nhạy cảm tương đối:

Một chỉ số chênh lệch tương đối dương có nghĩa là ngân hàng ở trong tình trạng nhạy cảm tài sản, trong đó một chỉ số chênh lệch tương đối âm mô tả một ngân hàng ở trong tình trạng nhạy cảm nợ..Vậy ngân hàng đang nhạy cảm về nợ. Và trạng thái này duy trì trong suốt những năm tiếp theo. Tuy nhiên, năm 2006, tỉ

IS GAP tương đối =

GAP

Tài sản nhạy cảm với lãi suất =

- 56.430

94.786

=

lệ IS GAP tương đối của ngân hàng được cải thiên chút ít, là do nguồn vốn nhạy cảm trong năm nay giảm xuống, nên trạng thái nhạy cảm về vốn được giảm phần nào. Sang 2007, đến quí 3/2008 IS GAP lại có biến động theo chiều hướng xấu đi, trạng thái nhạy cảm vốn của ngân hàng tăng, nguyên nhân là do ngân hàng tăng cường huy động vốn ngắn hạn làm cho khoản mục làm cho khoản mục nguồn vốn nhạy cảm lãi suất tăng nhiều hơn so với tài sản nhạy cảm lãi suất.

Chỉ khi tài sản nhạy cảm lãi suất cân bằng với nguồn vốn nhạy cảm lãi suất thì ngân hàng được coi là không có rủi ro lãi suất. Trong trường hợp này, thu từ lãi danh mục tài sản và chi phí trả lãi sẽ thay đổi theo cùng một tỷ lệ. Chênh lệch nhạy cảm lãi suất của ngân hàng bằng 0 và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM được bảo vệ dù lãi suất thay đổi theo hướng nào. Tuy nhiên trên thực tế, chênh lệch nhạy cảm lãi suất bằng 0 không loại trừ hoàn toàn được rủi ro lãi suất bởi vì lãi suất của tài sản và lãi suất của các khoản nợ không ràng buộc chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn lãi suất cho vay có xu hướng thay đổi chậm hơn lãi suất của những khoản vay trên thị trường tiền tệ. Vì vậy thu từ lãi của ngân hàng có xu hướng tăng chậm hơn chi phí trả lãi trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng hiện nay.

4.5. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAY ĐỔI LÃI SUẤT ĐẾN THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG.

Để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của rủi ro lãi suất đến thu nhập của ngân hàng, sau khi đi vào từng khoản mục thu nhập và chi phí lãi có liên quan đến khoản mục nhạy cảm lãi suất và lãi suất cố định của ngân hàng, chúng ta tiến hành đánh giá sự ảnh hưởng của lãi suất thay đổi đến thu nhập của Ngân hàng. Nhưng do tính bảo mật về số liệu và những hạn chế khi thu thập số liệu của ngân hàng nên chuyên đề không thể phân tích rủi ro lãi suất đối với từng kỳ hạn, từng tháng hay từng quý theo tình hình biến động của lãi suất mà tổng hợp phân tích sự nhạy cảm của các khoản mục tài sản, nguồn vốn đối với lãi suất theo năm, từ đó thấy được sự ảnh hưởng của lãi suất đến thu nhập thuần từ lãi của ngân hàng như thế nào, từ đó sẽ có ảnh hưởng nhất định đến lợi nhuận cuối cùng mà Ngân hàng nhận được.

Một phần của tài liệu 259896 (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)