Mô hình hóa hệ thống thông tin gói

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:KIẾN TRÚC CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BẢO YÊU CẦU CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ TRONG MẠNG WIMAX potx (Trang 27 - 29)

2.3.1.1 Hiệu ứng lấn át

Tranh chấp giữa những gói tin xuất hiện khi vài gói tin xung đột trên kênh truyền, như được chỉ ra trên hình 2.6. Trong thông tin hữu tuyến và thông tin vô tuyến, những gói tin xung đột được xử lý như sau:

Trong thông tin hữu tuyến: Tất cả những gói xung đột bị huỷ bỏ, và việc truyền

gói được xem như lỗi bởi vì mức tín hiệu của các gói là giống nhau. Nếu không xuất hiện xung đột, những gói phát ra được truyền thành công tới đích.

Trong thông tin vô tuyến: Công suất nhận của mỗi gói phụ thuộc vào vị trí của

trạm cuối truy cập và điều kiện kênh truyền. Do đó, thậm chí nếu vài gói tin xung đột nhau, đôi khi gói có công suất nhận lớn nhất vẫn “sống sót”. Một cách tổng quát, hiện tượng này được gọi là “hiệu ứng lấn át” (capture effect). Mặt khác, thậm chí nếu xung đột không xuất hiện, một lỗi truyền gói xuất hiện bởi vì công suất nhận tại điểm truy cập nhỏ hơn công suất yêu cầu (ngưỡng) khi điều kiện kênh truyền xấu hơn

Hình 2.6 Xung đột giữa những gói tin truyền đi

Trong hệ thống thông tin thời gian thực, điểm truy cập quyết định liệu những gói được phát từ đầu cuối truy cập được truyền thành công hay không, và kết quả của quyết

định này được truyền tới những đầu cuối truy cập. Thêm vào đó, nếu lỗi truyền gói xuất hiện, những gói được phát tới điểm truy cập sau vài khoảng thời gian

2.3.1.2. Lưu lượng yêu cầu

Trong chương này, tổng số lượng gói (bao gồm những gói được phát mới và những gói truyền lại tại điểm truy cập trong một khoảng thời gian) được gọi là lưu lượng yêu cầu và lưu lượng yêu cầu chuẩn hóa bởi tốc độ truyền dữ liệu được chỉ ra như là G. Nếu tốc độ truyền dữ liệu là R(bps) và (bit) được yêu cầu truyền , G được tính như sau:

(2.8)

Nếu không có gói nào được phát,

2.3.1.3. Thông lượng

Trong chương này, tổng số gói được truyền thành công tới điểm truy cập trong một khoảng thời gian được gọi là thông lượng (throughput) và thông lượng chuẩn hóa bởi tốc độ truyền dữ liệu được chỉ ra như là S. Nếu tốc độ truyền dữ liệu và lượng thông tin trong một gói được định nghĩa là R(bps) và T(bit) và n gói tin được truyền thành công trong một đơn vị thời gian, S được tính như sau:

(2.9)

Nếu không có gói nào được phát và tất cả những gói tin truyền đi bị hủy bỏ bởi xung đột, S trở thành giá trị nhỏ nhất bằng 0. Ngược lại, nếu tất cả các gói tin có thể truyền đi trên toàn bộ những đơn vị thời gian một cách hoàn hảo, thông lượng trở thành 1.

2.3.1.4. Trễ truyền trung bình

Khoảng thời gian đến khi một gói tin phát đi tại một trạm cuối truy cập được truyền đến điểm truy cập và được nhận tại điểm truy cập gọi là trễ truyền trung bình. Trễ truyền trung bình này phụ thuộc vào chiều dài của gói tin. Do đó, trễ truyền trung bình chuẩn hóa bởi chiều dài gói tin được chỉ ra như là D. Về bản chất, trễ truyền trung bình phụ thuộc vào khoảng thời gian khi một gói được phát và được truyền từ một trạm cuối truy cập, và khoảng cách giữa điểm truy cập và một trạm cuối truy cập và thời gian xử lý tín hiệu tại điểm truy cập. Tuy nhiên, khoảng thời gian này được giả sử là khá nhỏ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:KIẾN TRÚC CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BẢO YÊU CẦU CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ TRONG MẠNG WIMAX potx (Trang 27 - 29)