Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn tại Tổng công ty Giấy Việt nam

Một phần của tài liệu 12743 (Trang 38 - 40)

Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh đợc xem xét và đánh giá một cách tổng quát thông qua một số chỉ tiêu ở bảng 7:

Các tiêu thức đợc sử dụng ở đây là: - Hiệu quả sử dụng vốn.

- Tỷ suất sinh lợi của doanh thu. - Hệ số sinh lợi của vốn chủ sở hữu.

Từ các số liệu tổng hợp ở bảng 7 ta thấy, tổng doanh thu (doanh thu thuần) qua các năm đều tăng (ngoại trừ năm 1999 giảm 23 tỷ đồng ) với tốc độ trung bình hàng năm là 3,2%.Tuy nhiên, mức tăng vọt của doanh thu chủ yếu là năm 1998

với tốc độ tăng là 37,8% so với năm 1997. Các năm tiếp theo doanh thu đều thấp hơn so với năm 1998, chính điều này làm lợi nhuận năm 1999 và năm 2000 đều thấp hơn so với năm 1998. Để đánh giá việc sử dụng vốn kinh doanh của Tổng công ty có hiệu quả hay không, chúng ta đi xem xét cụ thể các chỉ tiêu trong bảng số liệu 7.

- Hiệu suất sử dụng vốn trong giai đoạn này cha có dấu hiệu tích cực, ngoại trừ năm 1998 cứ một đồng vốn tạo ra 1,51 đồng doanh thu, tăng 21,2% so với năm 1997, còn năm 2001 cứ một đồng tạo ra 0,834 đồng doanh thu, giảm 1,3% so với năm 2000. Hiệu suất sử dụng vốn ở các đều giảm và ở mức thấp (dới một đồng doanh thu trên một đồng vốn).

- Về tỷ suất sinh lời của doanh thu qua bảng 7 ta thấy:

+ Năm 1998 một đồng vốn tạo ra 0,0269 đồng lợi nhuận. + Năm 1999 một đồng vốn tạo ra 0,0131 đồng lợi nhuận. + Năm 2000 một đồng vốn tạo ra 0,0194 đồng lợi nhuận. + Năm 2001 một đồng vốn tạo ra 0,019 đồng lợi nhuận.

Những con số trên đây cho thấy, năm 1998 tỷ suất này là cao nhất, thấp nhất là năm 1999, năm 2000 tỷ suất lợi nhuận tăng 48,1% so với năm 1999 vợt xa tốc độ tăng của doanh thu (0,7%). Nhng đến năm 2001 tỷ suất lợi nhuận lại giảm 2,1% vì tổng vốn đầu t tăng nhng lợi nhuận sau thuế giảm, do đó hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không tốt trong năm 2001 dù cho tốc độ doanh thu tăng.

-Tỷ suất lợi nhuận / VCSH.

+ Năm 1998 một đồng vốn CSH tạo ra 0,0489 đồng lợi nhuận. + Năm 1999 một đồng vốn CSH tạo ra 0,027 đông lợi nhuận. + Năm 2000 một đồng vốn CSH tạo ra 0,0447 đồng lợi nhuận. + Năm 2001 một đồng vốn CSH tạo ra 0,048 đồng lợi nhuận.

Rõ ràng ta thấy chỉ tiêu này cũng có xu hớng thay đổi nh chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận / tổng vốn. Có nghĩa là, năm cao nhất là năm 1998, năm có chỉ số thấp nhất là năm 1999, và từ năm 2000 lại có dấu hiệu phục hồi. Năm 2001 tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH tăng 7,4 % so với năm 2000.

Từ những nhận xét tổng quát trên ta có một số kết luận sau: hiệu quả sử dụng vốn trong giai đoạn 1998-2001 không ổn định, năm cao nhất là năm 1998, năm 1999 hiệu quả sử dụng vốn thấp nhất, năm 2000 hiệu quả sử dụng vốn đã đợc nâng cao hơn năm 1999 nhng vẫn thấp hơn năm 1998.

Sở dĩ có tình trạng nh vậy là do một số nguyên nhân cơ bản sau: năm 1999 cả nớc bắt đầu áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT) làm cho giá chỉ tiêu của mặt hàng giấy trong nớc cao không cạnh tranh đợc với giấy nhập khẩu. Hơn nữa, năm 1999, giá bột giấy nhập tăng 30% làm cho chi phí sản xuất tăng, lợi nhuận giảm. Tình trạng thiếu vốn cũng gây không ít khó khăn cho Tổng công ty . Năm 1999 Tổng công ty phải trả lãi ngân hàng tới hơn 60 tỷ đồng (báo cáo tài chính năm 1999). Năm 2000 đã có những tín hiệu khả quan là do nhà nớc giảm thuế giá trị gia tăng cho mặt hàng giấy còn 5%, nguồn vốn chủ sở hữu gia tăng 4,8%

so với năm 1999, năm 2001 nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng nhng chỉ tăng 1,1% so với năm 2000, nh vậy tốc độ tăng chậm hơn, nhà nớc đã có các chính sách để giải quyết các khó khăn về vốn tín dụng (giảm lãi suất), bảo lãnh vốn vay và điều chỉnh giá giấy.

Nói tóm lại, trong giai đoạn 1998-2001, do một số nguyên nhân khách quan về thị trờng và các chính sách của nhà nớc, hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty cha cao và có dấu hiệu thụt lùi. Tuy nhiên, nhờ sự giúp đỡ của các cơ quan nhà nớc về vốn và chính sách bảo hộ, năm 2001, hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty đã đ- ợc nâng cao hơn so với năm 1999, mặc dù Tổng công ty còn gặp rất nhiều khó khăn.

Để đánh giá một cách cụ thể hơn hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Giấy Việt Nam, chúng ta sẽ đi xem xét một cách cụ thể hiệu quả sử dụng vốn lu động và hiệu quả sử dụng vốn cố định.

Một phần của tài liệu 12743 (Trang 38 - 40)